Văn hóa doanh nghiệp việt nam

Chia sẻ bởi Huỳnh Thanh Ngân | Ngày 27/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: văn hóa doanh nghiệp việt nam thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có bị ảnh hưởng không ? Tại sao ?

2. Những yếu tố văn hóa nào doanh nghiệp Việt Nam cần phải học hỏi ? Những yếu tố văn hóa nào cần phải loại bỏ trong quá trình hội nhập WTO ?

3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
GV hướng dẫn : TS. NGUYỄN MINH TUẤN
HV thực hiện : HUỲNH THANH NGÂN
1. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có bị ảnh hưởng không ? Tại sao ?

1. 1 Khái niệm “ Văn hóa doanh nghiệp”.
1. 2. Văn hóa với tư cách tiền đề của hội nhập kinh tế quốc tế.
1. 3. WTO – không chỉ là sân chơi kinh tế.

1. 1 Khái niệm “ Văn hóa doanh nghiệp”.
Để hiểu rõ khái niệm văn hóa doanh nghiệp, trước hết cần hiểu rõ về khái niệm văn hóa và doanh nghiệp.
Theo UNESCO “Văn hoá là sự phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như hiện tại, qua hàng nhiều thế kỷ nó cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Doanh nghiệp là một tổ chức (đơn vị) kinh tế được thành lập hợp pháp nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận
1. 1 Khái niệm “ Văn hóa doanh nghiệp”.
Dựa trên các khái niệm trên, ta có thể hiểu khái niệm văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá đặc trưng được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và tạo thành hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các mối quan hệ, thái độ, hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

1. 1 Khái niệm “ Văn hóa doanh nghiệp”.
Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Văn hóa doanh nghiệp lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.
Khi chúng ta quan sát mô hình quản lý doanh nghiệp Nhật Bản : một mặt, người Nhật tiếp thu cách quản lý doanh nghiệp và kỹ thuật tiên tiến của Mỹ; mặt khác, các doanh nghiệp Nhật đã chú trọng thích đáng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, làm cho bản sắc văn hóa dân tộc hòa quyện trong văn hóa doanh nghiệp.
Sau thế chiến thứ hai, trong khi tiếp thu ở quy mô lớn hệ thống lý luận quản lý tiên tiến của Mỹ và châu Âu, Nhật Bản đã biết gạt bỏ chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do vốn là cơ sở của lý luận quản lý Âu, Mỹ để giữ lại văn hóa quản lý kiểu gia tộc. Vì chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhân xung đột với văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản gắn bó mật thiết với tinh thần “trung thành hiếu đễ” của Khổng Tử. Với sự lựa chọn khôn ngoan đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã làm cho văn hóa doanh nghiệp hòa nhập với bản sắc văn hóa dân tộc, sáng tạo ra hệ thống quản lý độc đáo kiểu Nhật Bản. Cốt lõi của quản lý Nhật Bản là chế độ làm việc suốt đời, trật tự công lao hằng năm, công đoàn nằm trong nội bộ doanh nghiệp. Đây thực sự là ba bí quyết lớn của quản lý Nhật Bản. Rõ ràng, một trong những nguyên nhân làm cho các công ty lớn của Nhật phát triển mạnh mẽ chính là họ biết gắn công nghệ, kỹ thuật, cách thức quản lý doanh nghiệp hiện đại với văn hóa Nhật vốn lấy trung hiếu làm gốc.
1. 2. Văn hóa với tư cách tiền đề của hội nhập kinh tế quốc tế.

Khi xây dựng kinh tế, văn hoá là một yếu tố quyết định
Văn hóa là động lực và cũng là mục tiêu của kinh tế, chính trị và xã hội. Tác động của văn hoá đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp.
Sản phẩm văn hóa có 01 trọng lượng kinh tế không nhỏ và lớn dần theo sự phát triển của xã hội.
1. 2. Văn hóa với tư cách tiền đề của hội nhập kinh tế.
Khi xây dựng kinh tế, văn hoá là một yếu tố quyết định. Nhìn sang Tây phương, một số nhà xã hội học hàng đầu đã nói chủ nghĩa tư bản là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa Thanh giáo Tin lành (Puritanism) vào cuối thế kỷ XVI . 
Ngay thời hiện tại, chủ trương phải làm giàu để giúp đỡ người khác của nền văn hóa tin lành, vẫn còn ảnh hưởng (trái với Thiên chúa ca ngợi sự nghèo khó, xem đó là một đức hạnh) : một trong những tỷ phú giàu nhất nhì thế giới - Bill Gates - đã cho đi nửa gia tài và nói sẽ cho hết vào cuối đời. Nếu xem xét kỹ hơn thì ngay cả những đức tính của những nhà kinh tế cũng có phần đóng góp rất lớn của văn hóa. 
Trong cuốn Nghệ thuật lãnh đạo lấy từ kinh Thánh (The Bile leadership - Nhà xuất bản Tri thức, 2006) của Lorin Woolfe giảng dạy về quản lý và lãnh đạo tại Hiệp hội Quản trị Mỹ AMA, chúng ta thấy những đức tính và khả năng lãnh đạo trong kinh tế được xếp theo mười chương: 1. Chính trực và lương thiện, 2. Mục đích, 3. Lòng nhân ái và lòng tốt, 4. Tính khiêm nhường, 5. Kỹ năng giao tiếp, 6. Kỹ năng quản lý hiệu quả công việc, 7. Phát triển đội ngũ, 8. Lòng can đảm, 9. Công bằng và bình đẳng, 10. Phát triển đội ngũ lãnh đạo.

1. 2. Văn hóa với tư cách tiền đề của hội nhập kinh tế.

Nguyên nhân trực tiếp khiến văn hóa trở thành động lực của phát triển kinh tế là sự thay đổi của kết cấu kinh tế. Nhưng nguyên nhân chủ yếu lại là sự biến đổi của nhu cầu. Nhu cầu của con người phát triển từ thấp đến cao mà văn hóa chính là nhu cầu cao cấp nhất của con người. Sản xuất vật chất ngày nay vừa phải tạo ra sản phẩm đáp ứng các nhu cầu kinh tế của xã hội, trong đó có nhu cầu của chính nền sản xuất, đồng thời phải tạo ra sản phẩm đáp ứng các nhu cầu tinh thần của từng cá nhân người và toàn xã hội. Lôgíc tồn tại và vận động của sản xuất và kinh tế hiện đại đang tạo ra tiền đề và điều kiện làm gia tăng vai trò của yếu tố văn hóa nói chung và nhu cầu tinh thần nói riêng.
Tạp chí Thời đại của Mỹ tháng l2-l999 dự đoán rằng, trước và sau năm 2015 các quốc gia phát triển sẽ tiến tới thời đại nhàn nhã vui chơi giải trí. Ngành công nghiệp giải trí sẽ chiếm 1/2 trong tổng giá trị sản xuất quốc dân nước Mỹ, còn hiện nay ngành công nghiệp giải trí đã trở thành một hoạt động kinh tế hàng đầu của nước Mỹ. Ngành vui chơi giải trí kỹ thuật số có thể sẽ thay thế ngành điện ảnh vào thế kỷ XXI và trở thành một bộ phận tạo nên sản nghiệp vui chơi giải trí quan trọng nhất. Việc phổ biến hóa nhu cầu cao cấp của mọi người là nguồn phát triển của công nghiệp văn hóa.



1. 2. Văn hóa với tư cách tiền đề của hội nhập kinh tế.
Không chỉ là động lực mà văn hóa còn là định hướng và là kết quả nhân văn của một nền kinh tế lành mạnh. Bởi vì văn hóa là yếu tố căn bản nhất để định nghĩa con người: con người là một sinh vật có văn hóa. Ít người thấy rõ sự tác động đó của văn hóa vào kinh tế.
Thí dụ tai nạn giao thông, chủ yếu do thiếu văn hóa, không chấp hành luật lệ giao thông, say sưa, chạy ẩu, giành khách… đã làm giảm 1,5 - 2% GDP mỗi năm ở nước ta. Còn nhiều tệ nạn xã hội làm cho đất nước nghèo đi như xả rác gây ô nhiễm, phá rừng, bệnh AIDS… 
Người ta kính trọng một nước hay một con người không chỉ do một yếu tố duy nhất là giàu mà còn nhiều yếu tố khác: nước đó có bao nhiêu Nobel về khoa học hay văn chương, hiện có bao nhiêu nhà làm phim, bao nhiêu nhà nghệ thuật, bao nhiêu nhà trí thức có tiếng nói ảnh hưởng đến dân chúng, có nhà chính trị kinh tế nào làm thay đổi vận mệnh của một đất nước?

1. 2. Văn hóa với tư cách tiền đề của hội nhập kinh tế.
Sản phẩm văn hóa có 01 trọng lượng kinh tế không nhỏ và lớn dần theo sự phát triển của xã hội.
Hội những nhà sản xuất phim ảnh Mỹ ( MPAA) là 01 tổ chức vận động hành lang có tiếng nói khá nặng cân vì doanh số phim Mỹ xuất ra nước ngoài lên tới hàng chục tỷ đô la/năm ( 25 tỷ đô la/năm 2004, chưa kể DVD và các sản phẩm phụ khác).
Trên bàn hội nghị của những GATT, WTO các nhà thương lượng Mỹ bảo vệ rất mạnh sự “ tự do lưu thông” của phim ảnh, âm nhạc Mỹ trước việc một số nước đòi quyền đưa ra hạn ngạch để bảo vệ nền điện ảnh, âm nhạc của mình ( Pháp, Hàn quốc, …).

1. 2. Văn hóa với tư cách tiền đề của hội nhập kinh tế.
Tiếng nói của các ông chủ tịch MPAA khi họ thúc đẩy Nhà Trắng thông qua quy chế tối huệ quốc cho Trung quốc năm 2000 hoặc khi họ đòi Trung quốc phải xử lý kiên quyết nạn sao chép bất hợp pháp các DVD trước ngày khai mạc thế vận hội 2008.
Một nhà ngoại giao Mỹ từng nói với 03 nước châu Phi rằng : “ hoặc các ngài bãi bỏ mọi biện pháp bảo vệ trong lĩnh vực nghe nhìn hoặc chúng tôi sẽ cắt viện trợ lương thực “ ( theo tiết lộ của 01 nhà ngoại giao châu Phi với báo Le Monde số ra ngày 14/10/2003)
1. 3. WTO – không chỉ là sân chơi kinh tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế - theo nội dung các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam – tức là thực hiện tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, … những lĩnh vực tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một cách tổng quát, từ nay, khi cuộc cạnh tranh với quy mô toàn cầu mở ra, những sản phẩm/dịch mà doanh nhân mang ra trao đổi đều phải có sức cạnh tranh cao hơn trước. Nhưng điều cần nhấn mạnh là : đó không chỉ là những hoạt động đơn thuần kinh tế mà ẩn chứa bên trong các sản phẩm/dịch vụ ấy luôn luôn có hàm lượng văn hóa, trước hết là văn hóa doanh nghiệp và rộng hơn, qua đó thấy rõ bản sắc văn hóa của quốc gia.
1. 3. WTO – không chỉ là sân chơi kinh tế.

Nói tới 01 tivi hiệu Sony, bất cứ ai trên thế giới này đều biết rằng đó là 01 sản phẩm của Nhật bản, dù nó được sản xuất tại nước thứ ba. Thực tế, Nhật bản không phải là đất nước đầu tiên sản xuất mặt hàng này mà người Nhật chỉ là kẻ đi sau nhưng thành công của họ vang dội bởi ông chủ của hãng Sony đã làm được cái mà các nhà kinh doanh khác không làm được. Ông đã mang cái tinh túy của đường nét trên chiếc áo Kimono vào từng mạch điện, mang dư âm ngọt ngào bền vững của trà đạo còn mãi với thời gian vào độ bền của sản phẩm và cái oai hùng bất khuất của tinh thần võ sĩ đạo vào nó để sản phẩm này dù có trải bao thăng trầm của sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường mà vẫn còn đó trong hàng triệu triệu gia đình, công sở trên thế giới.

2. Những yếu tố văn hóa nào doanh nghiệp Việt Nam cần phải học hỏi ? Những yếu tố văn hóa nào cần phải loại bỏ trong quá trình hội nhập WTO ?

2.1. Đặc điểm văn hóa Việt Nam
2.2. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
2. 1. Đặc điểm văn hóa Việt Nam
Đặc điểm nổi bật :
Tính năng động và sáng tạo cá nhân rất cao.
Sự cởi mở, thân thiện, mềm dẻo trong quan hệ con người và quan hệ đối ngoại.
Sự tinh tế, khéo léo và uyển chuyển của tư duy cũng như của đôi tay rất cao, thể hiện ở các sản phẩm độc đáo về thủ công mỹ nghệ/khả năng thương lượng, linh hoạt về giá cả sản phẩm.
Khả năng tiếp thu và “ bắt chước “ rất nhanh.
Tính cộng đồng hay chủ nghĩa tập thể cao, thể hiện ở việc hình thành các làng nghề, các phố nghề.
2. 1. Đặc điểm văn hóa Việt Nam
Đặc điểm hạn chế :
Tính thiếu chuẩn mực, thiếu nhất quán, thiếu kiên trì các tiêu chí và theo đuổi đến cùng mục tiêu của mình.
Tính kỷ luật và ý thức pháp luật thấp.
Quá chú trọng đến chủ nghĩa cộng đồng, dựa vào cộng đồng do đó không dám có tư tưởng cách tân, thoát khỏi lề thói cũ.
Cá nhân quá coi trọng thể diện của mình (mắc bệnh sĩ) do đó không dám nhìn thẳng vào sự thật/chấp nhận sự thật yếu kém của mình, chỉ ưa những lời nói khen nịnh êm tai.
Tính cạnh tranh lành mạnh/hợp tác kém.
Cái gì cũng nhắm đến ngắn hạn hơn dài hạn.

2. 2. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
2.2.1. Quản lý theo cung cách “thuận tiện”.
Các DNVN phần lớn đều phát triển từ loại hình công ty gia đình nên giai đoạn đầu được quản lý theo kiểu “thuận tiện”:
Mang nặng dấu ấn của người sáng lập, quản lý vì kết quả không theo quy trình, quy phạm.
Giám đốc nhúng tay vào hầu hết các quyết định lớn nhỏ của công ty.
Nhân viên ít có tính sáng tạo, chỉ làm theo những chỉ dẫn của người chủ.
Đưa người thân vào nắm những vị trí trọng yếu trong công ty.
Tuy nhiên, chính phong cách này đã giúp cho DNVN nhanh chóng vượt qua những khó khăn gây bởi chính sách thay đổi, biết năm bắt cơ hội mới như tăng mạnh giao thương với Mỹ.
2. 2. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
2.2.2. Coi trọng việc xây dựng “quan hệ”.
Đa phần các công ty VN đều coi trọng việc xây dựng quan hệ, xem đó là vũ khí cạnh tranh lợi hại.
Theo cuộc điều tra xã hội học tháng 05/2003 ở TP.HCM cho thấy : 41% đồng ý với quan điểm “ trong kinh doanh không biết nhờ vả, chạy chọt thì chẳng làm được gì hết “ ; 57% cho rằng “ quen biết rộng nhiều khi quan trọng hơn năng lực “
Quan hệ ở đây là quan hệ với giới chức có quyền hay đối tác có thể đem lại cơ hội kinh doanh chứ không phải quan hệ hội đoàn.
Các quan chức, ngược lại, cũng thường góp tay lập nên các công ty một nhà để làm sân sau cho mình nhằm tư lợi nhờ quyền hạn của mình.
2. 2. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
2.2.3. Doanh nghiệp Việt Nam thường có tầm nhìn ngắn hạn.
Doanh nghiệp Việt Nam thích các thương vụ đem lại lợi ích ngay chứ ít chịu xây dựng quan hệ với tầm nhìn dài hạn.
Một liên doanh lỗ liên tục trong 03 năm đầu tiên hoạt động là chuyện bình thường ở nơi khác nhưng ở Việt Nam thì sẽ bị cáo buộc là “ bên nước ngoài cố ý lỗ để thôn tính đối tác trong nước “.


2. 2. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
2.2.4. Doanh nghiệp Việt Nam ít sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh/làm việc chưa có tính chuyên nghiệp.
Ít chịu chi tiền làm nghiên cứu thị trường, cho là tốn kém vô ích.
Ít khi nhờ đến công ty quản cáo chuyên nghiệp mà thường tự loay hoay tự thiết kế quảng cáo.
Có thể bắt nhân viên dịch một hợp đồng dù biết nhân viên mình năng lực kém chứ không nghĩ đến chuyện nhờ công ty dịch thuật chuyên nghiệp.
2. 2. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
2.2.5. Doanh nghiệp Việt Nam rất đặc trưng cho loại hình văn hóa “ nói vậy mà không phải vậy “ ( giao tiếp mang tính ôn hòa/tránh xung đột trực diện trong quan hệ/luôn có ý thức giữ thể diện).
Khi đàm phán, doanh nhân VN thường chú ý đến các yếu tố phi ngôn ngữ để tìm hiểu ý đồ của đối tác. Trong khi các doanh nhân phương Tây chú ý đến nghĩa đen của cuộc thương lượng hay chữ nghĩa/điều khoản trong hợp đồng.
DNNG sẽ trả lời “ không “ với các đề nghị của phía đối tác dễ dàng thì DNVN thường nói “ chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này “ / “ chúng tôi sẽ liên lạc với ông/bà ngay khi có quyết định cụ thể “ nhằm làm tránh tổn thương đến đối tác /ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này.

2. 2. Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
2.2.6. Doanh nghiệp Việt Nam không lấy tiêu chí lợi nhuận hay chiếm lĩnh thị trường làm mục tiêu hoạt động.
Họ thường chiab sẻ các mục tiêu hơi có vẻ “ lý tưởng “ như làm một điều gì đó cho xã hội, là đem lại gái trị mới như các vụ đua tranh nhau đấu giá 01 vật phẩm nào đó với giá cực cao được đưa ra để làm từ thiện trên truyền hình.
Sa đà vào việc “ đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ “ ; “ tập đoàn đa ngành “ ….

3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
Lập “ công ty gia đình “ trong bệnh viện Chợ Rẫy.
3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
Đối với BVCR, nơi có đến 2.800 nhân viên phục vụ thường xuyên cho hơn 2.000 bệnh nhân hàng ngày thì riêng chi phí các loại văn phòng phẩm, giấy in, mực in vi tính, túi nylon, bình xịt muỗi,  vệ sinh phẩm... hàng tháng lên đến hàng trăm triệu đồng.
Ngày 18-4-2005, Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH cung ứng thiết bị bệnh viện Hải Lan (Hải, Lan là tên con rể và con gái ông Việt), trụ sở đặt tại 175/3 Nguyễn Tri Phương, P8Q5. Công ty Hải Lan có vốn điều lệ 2 tỷ đồng.
Người đứng tên thành lập Công ty Hải Lan chính là Trương Thị Xuân Lan, con gái ông Việt; thành viên thứ hai góp vốn thành lập Công ty Hải Lan là bà Đinh Nguyệt Hà - mẹ chồng Lan, mỗi người góp một tỷ đồng.  Công ty có chức năng mua bán máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, văn phòng phẩm, máy móc thiết bị văn phòng... Giám đốc điều hành Công ty Hải Lan khi mới thành lập cũng chính là bà Lan.




3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
Ngoài ra, kế toán trưởng của Công ty Hải Lan - bà Trương Ngọc Hương cũng là em gái của con rể ông Việt. Hàng tháng, Công ty Hải Lan cung cấp cho BVCR văn phòng phẩm, mực in, thuốc diệt côn trùng, vệ sinh phẩm... với giá trị hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.
Không những thế, Công ty Hải Lan còn cung cấp luôn các loại văn phòng phẩm cho cơ quan khác: Trung tâm (TT) Y tế quận 11, nơi vợ ông Việt - bà Nguyễn Thị Thanh Xuân làm giám đốc. Cũng như với BVCR, Công ty Hải Lan cung cấp các mặt hàng trên cho TT Y tế quận 11.
Đơn vị thứ ba cũng là khách hàng thường xuyên của Công ty Hải Lan là Ban quản lý Trung tâm truyền máu khu vực (cũng thuộc BVCR). Đây có lẽ là “công ty gia đình” công khai và hoàn hảo nhất trên cả nước ta: con lập công ty để “làm ăn” với đơn vị của cha và mẹ đang quản
3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
Việc mua bán giữa BVCR, TT Y tế quận 11 với Công ty Hải Lan rất khó hiểu. Doanh số mỗi tháng của Công ty Hải Lan với BVCR và TT Y tế quận 11 từ 100 đến trên 200 triệu đồng. Có những tháng Công ty Hải Lan xuất cho BVCR đến 32, 34 hóa đơn bán hàng và 10 hóa đơn khác cho TT Y tế quận 11.
Để tránh sự chú ý của người ngoài, hầu hết việc mua bán đều được “xé lẻ” rất tinh vi. Cùng một mặt hàng nhưng hai bên không ký trọn một hợp đồng, xuất một hóa đơn mà doanh số bị che giấu bằng cách chia nhỏ các lần bán hàng trong một tháng. Thậm chí cùng mặt hàng, mua bán trong ngày nhưng lại phân ra từ 5 đến 10 lần mua bán để chia nhỏ các hợp đồng, vì vậy có lúc trong một ngày công ty này đã xuất 10 hóa đơn cho BVCR, 6 hóa đơn cho TT Y tế quận 11 để bán cùng một mặt hàng.
Rồi có những sản phẩm trong một tháng BVCR mua liên tục. Ví dụ như có tháng Công ty Hải Lan bán cho BVCR 13 lô hàng mực in trị giá gần 70 triệu đồng, rồi 25 triệu đồng túi nylon trong khi tháng trước và sau nhu cầu chỉ vài triệu đồng là đủ.
3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
Văn hoá doanh nghiệp là nền tảng của thành công :
Taxi Mai Linh, văn hoá Mai Linh đã được biết đến trong và ngoài nước không chỉ với tư cách là một doanh nghiệp lớn mạnh mà còn có nhiều hoạt động xã hội nổi bật. Mai Linh đã trở thành điển hình tiêu biểu và thuyết phục cho phong trào xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp hiện đang rất sôi nổi trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Công ty cung cấp dịch vụ taxi đầu tiên của Việt Nam đạt được giấy chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000. 
Một trong số các thương hiệu đầu tiên nhận được giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2003-2005

3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
Công ty Cổ phần Mai Linh, tiền thân là Công ty TNHH Mai Linh, được thành lập vào ngày 12/07/1993, với 100% vốn trong nước. Dưới sự điều hành của Ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và là người sáng lập, Công ty đã liên tục gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.  
Với số vốn khiêm tốn ban đầu là 300 triệu đồng và 25 cán bộ nhân viên, sau gần 14 năm hoạt động, Mai Linh đã phát triển không ngừng và đang phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành nghề tại Việt Nam. Hiện nay, Mai linh đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại 50 tỉnh thành trong cả nước với 75 công ty thành viên thuộc 8 khối ngành nghề, vốn điều lệ là 380 tỷ đồng. Mai Linh đã thu hút được trên 10 000 cán bộ nhân viên làm việc tại 8 khu vực trong cả nước và nước ngoài.
3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
Ý tưởng xây dựng văn hoá doanh nghiệp được bắt đầu năm 2003, bắt nguồn từ đòi hỏi của thực tiễn và ý muốn của ban lãnh đạo công ty: phát huy lòng nhiệt tình đối với công việc, sự yêu mến công ty của các thành viên. Ban quan hệ cộng đồng của công ty được thành lập trên cơ sở đó.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, các thành viên trong ban đã cất công đi nghiên cứu, tìm hiểu việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Họ nhận thấy rằng, những công ty lớn, phát triển bền vững trên thế giới đều đã xây dựng được cho mình văn hoá doanh nghiệp. Để phát triển bền vững, Mai Linh cũng phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đó là điều tất yếu. Nhưng xây dựng văn hoá Mai Linh như thế nào, theo hướng nào?
Thành viên ban lãnh đạo của Công ty Mai Linh đều đã từng là người lính, họ hiểu sự khó nhọc vất vả trên thương trường, về giá trị của nghị lực và lòng yêu nước. Phải tạo nên một văn hoá Mai Linh riêng biệt, bản sắc, trên nền tảng tinh thần yêu nước và lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Như thế mới tạo được chỗ đứng của công ty trên thương trường và phát huy được tinh thần tự giác, tự chủ của mỗi thành viên trong công ty.

3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
Lãnh đạo công ty Mai Linh đã nhận thấy : nhân viên chỉ phục vụ khách hàng tốt khi họ có lòng nhiệt tình, sự yêu mến công việc, và điều quan trọng nhất là yêu mến công ty, xem đó như một gia đình lớn mà mình là một thành viên.
Ban lãnh đạo công ty đã kết hợp với trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh soạn thảo nội dung cho các bài giảng về lịch sử dân tộc, về văn hoá Việt Nam và các quy tắc chuẩn mực về ứng xử, mời các giáo sư tiến sĩ về văn hoá học và một số Tổng Giám đốc đến giảng bài.
Trong thời gian học, đã có nhiều người làm thơ, sáng tác nhạc nói lên cảm xúc của mình về khoá học. Một trong những bài hát vui tươi ra đời trong hoàn cảnh ấy đã được chọn làm bài hát truyền thống của công ty, đó là bài  “Tôi yêu Mai Linh”.

3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
Sau thành công ban đầu ấy, việc tập huấn cho tất cả nhân viên được triển khai ở khắp các chi nhánh của Mai Linh trong cả nước. Khoá học cũng đã quy định quy chế cho từng bộ phận, và thành lập hẳn một ban chuyên phụ trách huấn luyện và chất lượng.
Những bài học về lịch sử, văn hoá và quy tắc ứng xử của Mai Linh được ban lãnh đạo bổ sung và hoàn thiện hàng năm. Khi tất cả nhân viên đã thống nhất, đồng lòng về hành vi ứng xử với đồng nghiệp, với khách hàng, nội dung các bài giảng được mở rộng và cụ thể hơn. Làm thế nào để giao tiếp với khách hàng thân thiện và hiệu quả hơn nữa? Làm thế nào để tiếp thêm ngọn lửa nhiệt tình trong mỗi thành viên chứ không phải đổ đầy kiến thức cho họ?
3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
Ban quan hệ cộng đồng chịu trách nhiệm về việc bổ sung bài giảng, thường xuyên tìm và cung cấp tài liệu về văn hoá, về doanh nghiệp cho anh em. Hàng nghìn cuốn sách “Làm giám đốc trong 1 phút” được trao đến tận tay từng cán bộ, tài liệu nói về một công ty của Nhật đang huấn luyện cho nhân viên của mình về nụ cười thân thiện như thế nào cũng được cung cấp cho anh em tham khảo...
Điều chủ yếu là tạo cho tất cả nhân viên một tinh thần làm chủ và có tiếng nói trong công ty. Chủ trương đó được Mai Linh triển khai thành chính sách huy động vốn của từng thành viên cho công ty vay với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Số tiền vay này được đầu tư vào mua sắm trang thiết bị, tăng số lượng xe. Như thế, mỗi thành viên đầu tư cho công ty cũng là đầu tư cho chính mình.
3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
“Sự đồng lòng, tôn trọng khách hàng đã được truyền lại từ chính những người lãnh đạo mẫu mực” Trong gia đình Mai Linh rộng lớn với hơn 70 công ty thành viên, gần 10.000 nhân viên ấy, nguyên tắc ứng xử từ trên xuống dưới đều thống nhất trên cơ sở tình yêu thương, xây dựng, và hiểu biết, cảm thông lẫn nhau.
Tất cả đều được làm nên từ nền tảng đạo đức, văn hoá và lòng tự hào được làm việc và đóng góp cho tập thể công ty. Trong gia đình ấy, người lãnh đạo đóng vai trò của người cha, người mẹ. Do vậy, không thể có văn hoá doanh nghiệp, không thể có văn hoá Mai Linh nếu không có lãnh đạo là những doanh nhân văn hoá.


3.Trình bày 2 ví dụ cụ thể : 01 học hỏi, 01 loại bỏ yếu tố văn hóa không phù hợp với xu thế hội nhập WTO.
Những doanh nhân văn hoá của công ty Mai Linh là những người “giữ lửa” để toàn thể công ty tiếp tục phát huy bản sắc văn hoá Mai Linh, nét đẹp riêng mà cả công ty đã chung tay xây dựng:
“Với công ty tuyệt đối trung thành
Với khách hàng tôn trọng lễ phép
Với đồng nghiệp phải thân tình giúp đỡ
Với công việc phải tận tuỵ sáng tạo
Với gia đình phải yêu thương trách nhiệm”
Ý nghĩa của thương hiệu Mai Linh, thì từ "MAI" nói lên hình ảnh của hoa mai trong ngày tết cổ truyền, của sự may mắn và niềm hạnh phúc đầu Xuân, đồng thời cũng là một từ dùng để chỉ về tương lai, về một ngày mai tốt đẹp. Còn từ "LINH" là mang ý nghĩa của từ tinh nhanh, sự linh hoạt, linh động trong giải quyết công việc.
Và để tô điểm cho thương hiệu của mình, ông Hồ Huy - người sáng lập ra nó - đã chọn màu xanh lá cây vì rằng đó là màu của hy vọng, màu của mùa xuân trên đất nước, màu của môi trường tươi đẹp và trên hết là màu áo của người lính Cụ Hồ.  
Mai Linh tâm niệm và xây dựng một logo làm biểu trưng cho thương hiệu của mình với ý nghĩa : hình ảnh của những ngọn núi hùng vĩ được tạo nên bởi 2 chữ ML vẽ cách điệu, là một dòng sông hiền hoà được tạo thành từ 3 nét vẽ nằm ngang và cũng là ý nghĩa của sự hòa hợp giữa Thiên, Địa, Nhân. Phía trên là hình ảnh của chim hạc, là nơi "đất lành chim đậu", nơi an lành hạnh phúc của mọi người.  
Kết hợp tất cả các hình ảnh, màu sắc và ý nghĩa trên lại với nhau, Mai Linh muốn hướng đến một ý nghĩa sâu sắc: "Tất cả vì ngày mai tươi đẹp của con em chúng ta, vì sự phát triển vững bền và lợi ích của Công ty, khách hàng và xã hội".

TẦM NHÌN (VISION)
   “Trở thành nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất nơi chúng tôi có mặt!” 
    “To be the best service provider wherever we are!”
SỨ MẠNG (MISSION)
    “Mang sự hài lòng đến cho mỗi người, vì cuộc sống tốt đẹp hơn!” 
    “Provide better satisfaction for better life!”
GIÁ TRỊ CỐT LÕI (CORE VALUES)
    Hiệu quả                                      Effectiveness
    Làm chủ                                      Ownership
    Dẫn đầu                                       Leadership
    Chuyên nghiệp                            Professionalism
    Chung sức, chung lòng               Team work
Văn hóa Mai Linh là “uống nước nhớ nguồn”
 
DOANH NGHIỆP - CỘNG ĐỒNG TƯƠNG THÂN TƯƠNG ÁI
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Mai Linh luôn luôn ý thức thực hiện trách nhiệm tri ân của mình đối với xã hội. Mỗi cán bộ, nhân viên công ty luôn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội.

Công ty thường xuyên tự tổ chức các phong trào nhân các ngày lễ lớn, hoặc phong trào do các tổ chức, ban ngành đoàn thể phát động :

Hiến máu nhân đạo

Văn hóa Mai Linh là “uống nước nhớ nguồn”
 
Lá lành đùm lá rách: nạn nhân thiên tai, học bổng cho học sinh nghèo, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa: 119 triệu đồng (năm 2000), 85 triệu đồng (năm 2001), 371 triệu đồng (năm 2002), 474 triệu đồng (năm 2003), 1 tỷ 750 triệu đồng năm 2004 trong chương trình “Thăm lại chiến trường xưa” và riêng chương trình “Vang mãi khúc quân hành” nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tháng 4 / 2005 là 6 tỷ đồng.
Ủng hộ, gây quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam: Mai Linh tổ chức thu thập hơn 100.000 chữ ký đòi công lý, 4000 người tham gia diễu hành , tổ chức chương trình ca nhạc “Thắp lên niềm hy vọng” với số tiền quyên góp của các tổ chức, cá nhân là hơn tỉ đồng, riêng Mai Linh là 400 triệu đồng

Cảm ơn thầy và các bạn đã quan tâm và theo dõi báo cáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thanh Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)