VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam |
Ngày 18/03/2024 |
7
Chia sẻ tài liệu: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
Lời nói đầu
Một tổ chức hay một doanh nghiệp (DN) là một nhóm người kết hợp cùng nhau để hoàn thành một công việc hay nhiệm vụ nào đó. Người ta cần được kết nối công việc và được động viên hướng tới hoạt động.
Tổ chức tồn tại vì một mục đích nào đó như cung cấp dịch vụ, sản xuất sản phẩm, đáp ứng một nhu cầu công cộng; mục đích này kết nối tổ choc với thế giới rộng lớn hơn bên ngoài tổ chức. Trên thực tế, cả hệ thống công việc, lý do tồn tại của tổ chức-hệ thống nhân sự, những con người đến làm việc tại tổ chức… đều tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống rộng lớn hơn. Chính vì thế mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đều có nét đặc trưng riêng của mình được gọi là văn hoá tổ chức, văn hoá doanh nghiệp (VHDN).
Nhà nghiên cứu Burack tin rằng các giá trị trong văn hoá doanh nghiệp là “thâm căn cố đế, chúng tạo ra tính đồng đều trong khuôn mẫu cư xử và những giá trị cơ bản của các đơn vị trong tổ chức bất chấp những ranh giới địa lý, chức năng hay kinh doanh”1. Khi nghiên cứu văn hoá của một doanh nghiệp (văn hoá tổ chức) cho thấy mỗi doanh nghiệp có văn hoá riêng của mình. Khi các nhà quản trị cấp cao quyết định các giá trị tổ chức của các thành viên thay đổi, các niềm tin và thái độ, quan điểm mới được truyền đạt trong tổ chức. Hơn nữa các giá trị nơi làm việc được truyền từ những thành viên có kinh nghiệm đến những thành viên mới, và chúng có thể phù hợp hoặc không phù hợp với những giá trị mà các nhà quản trị cấp cao mong muốn. Cũng giống như văn hoá cộng đồng nói chung, văn hoá doanh nghiệp cũng có những yếu tố được bảo tồn và di truyền. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải bảo vệ và phát triển những yếu tố đó theo hướng tích cực, đừng để cho nó bị thoái hoá, bởi vì như thế sẽ làm thoái hoá chính doanh nghiệp.
ở Việt Nam, cho đến nay, các DN còn đang phải cố gắng và loay hoay để trụ được trong cạnh tranh, nên có thể nói các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn còn chưa tạo dựng cho mình sắc thái văn hoá kinh doanh. Phần lớn DN nước ta là những doanh nghiệp nhỏ, khởi sự với đồng vốn tự có hạn hẹp, vay tín dụng khó khăn, cơ sở vật chất-kỹ thuật, công nghệ thiếu và yếu, tìm kiếm thị trường và đối tác buổi đầu không dễ, chủ DN không phải ai cũng qua đào tạo, lực lượng lao động ít…, nên ít có khả năng xây dựng và thực hiện một chiến lược kinh doanh lâu dài trên thị trường hiện có và thâm nhập thị trường mới, Vẫn biết là như vậy, nhưng kinh tế tthị trường đòi hỏi từng chủ thể kinh tế phải tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Các DN Việt Nam muốn hội nhập với xã hội và nền kinh tế thế giới không thể không tạo dựng cho mình sắc thái VHDN. Khi hội nhập với thị trường chung của thế giới và khu vực, thực chất của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là cạnh tranh về VHDN, về phương thức chiếm lĩnh thông tin, sự thiện cảm của người tiêu dùng một cách có văn hoá. Kh
Một tổ chức hay một doanh nghiệp (DN) là một nhóm người kết hợp cùng nhau để hoàn thành một công việc hay nhiệm vụ nào đó. Người ta cần được kết nối công việc và được động viên hướng tới hoạt động.
Tổ chức tồn tại vì một mục đích nào đó như cung cấp dịch vụ, sản xuất sản phẩm, đáp ứng một nhu cầu công cộng; mục đích này kết nối tổ choc với thế giới rộng lớn hơn bên ngoài tổ chức. Trên thực tế, cả hệ thống công việc, lý do tồn tại của tổ chức-hệ thống nhân sự, những con người đến làm việc tại tổ chức… đều tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống rộng lớn hơn. Chính vì thế mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đều có nét đặc trưng riêng của mình được gọi là văn hoá tổ chức, văn hoá doanh nghiệp (VHDN).
Nhà nghiên cứu Burack tin rằng các giá trị trong văn hoá doanh nghiệp là “thâm căn cố đế, chúng tạo ra tính đồng đều trong khuôn mẫu cư xử và những giá trị cơ bản của các đơn vị trong tổ chức bất chấp những ranh giới địa lý, chức năng hay kinh doanh”1. Khi nghiên cứu văn hoá của một doanh nghiệp (văn hoá tổ chức) cho thấy mỗi doanh nghiệp có văn hoá riêng của mình. Khi các nhà quản trị cấp cao quyết định các giá trị tổ chức của các thành viên thay đổi, các niềm tin và thái độ, quan điểm mới được truyền đạt trong tổ chức. Hơn nữa các giá trị nơi làm việc được truyền từ những thành viên có kinh nghiệm đến những thành viên mới, và chúng có thể phù hợp hoặc không phù hợp với những giá trị mà các nhà quản trị cấp cao mong muốn. Cũng giống như văn hoá cộng đồng nói chung, văn hoá doanh nghiệp cũng có những yếu tố được bảo tồn và di truyền. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải bảo vệ và phát triển những yếu tố đó theo hướng tích cực, đừng để cho nó bị thoái hoá, bởi vì như thế sẽ làm thoái hoá chính doanh nghiệp.
ở Việt Nam, cho đến nay, các DN còn đang phải cố gắng và loay hoay để trụ được trong cạnh tranh, nên có thể nói các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn còn chưa tạo dựng cho mình sắc thái văn hoá kinh doanh. Phần lớn DN nước ta là những doanh nghiệp nhỏ, khởi sự với đồng vốn tự có hạn hẹp, vay tín dụng khó khăn, cơ sở vật chất-kỹ thuật, công nghệ thiếu và yếu, tìm kiếm thị trường và đối tác buổi đầu không dễ, chủ DN không phải ai cũng qua đào tạo, lực lượng lao động ít…, nên ít có khả năng xây dựng và thực hiện một chiến lược kinh doanh lâu dài trên thị trường hiện có và thâm nhập thị trường mới, Vẫn biết là như vậy, nhưng kinh tế tthị trường đòi hỏi từng chủ thể kinh tế phải tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Các DN Việt Nam muốn hội nhập với xã hội và nền kinh tế thế giới không thể không tạo dựng cho mình sắc thái VHDN. Khi hội nhập với thị trường chung của thế giới và khu vực, thực chất của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là cạnh tranh về VHDN, về phương thức chiếm lĩnh thông tin, sự thiện cảm của người tiêu dùng một cách có văn hoá. Kh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)