Văn Hóa Dân Tộc Mường
Chia sẻ bởi Lê văn nhân |
Ngày 26/04/2019 |
139
Chia sẻ tài liệu: Văn Hóa Dân Tộc Mường thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
VIỆN
DU LỊCH- QUẢN LÍ -KINH DOANH
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÀ RỊA- VŨNG TÀU
NHÓM: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN: TH.S NGUYỄN QUANG THÁI
Văn Hóa Việt Nam
DÂN TỘC MƯỜNG
Thành viên
LÊ VĂN NHÂN
ĐỖ THỊ TRÂM ANH
ĐÀO THỊ PHƯƠNG HÀ
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
DƯƠNG BỘI NGỌC
NGUYỄN NGỌC THÀNH LONG
NỘI DUNG
Thuyết trình khái quát về văn hóa dân tộc Mường Việt Nam
Khái quát về dân tộc Mường.
Các nét đặc trưng Văn hóa, phong tục tập quán.
Văn hóa lễ hội của dân tộc Mường
Chữ Nôm : 𤞽 hoặc 𡙧
Sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
Dân số 1.268.963 người thống kê 1/4/2009
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ...
I/. KHÁI QUÁT DÂN TỘC MƯỜNG
Người Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu...
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
Trước đây, người Mường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo.
Người mường theo đạo Tin Lành, Phật, Thiên Chúa, nhưng có sự khác biệt ở người theo đạo Phật là mọi nghi lễ đều phải có chủ lễ là thầy mo chủ trì.
Người Mường thờ Vua Cha Ngọc Hoàng, Phật, Thánh, Quốc mẫu Hoàng Bà...
TÍN NGƯỠNG
Đối với người Mường: "Vạn vật hữu linh".
Thầy tâm linh Mường gồm có:
+/ Thầy đồng: là nam, người được thánh thần mượn thân để làm việc. Không vào làm việc được trong đám ma.
+/ Thầy Mỡi: giống thầy đồng nhưng là Nữ.
+/ Thầy Mo: Người lo tang ma là chủ yếu. thầy này mới biết mo đẻ đất đẻ nước.
+/ Trượng (Đá Trượng): là thầy nhưng không có thánh thần ốp đồng. Thầy này là đi học mà thành.
+/ Thầy bùa, ếm, chài....
TÍN NGƯỠNG
II/. NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA PHONG TỤC TẬP QUÁN
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
VĂN HÓA ĂN,MẶC, Ở
PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN
CƯỚI HỎI
MA CHAY
VĂN NGHỆ VĂN HÓA DÂN GIAN
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Nông nghiệp ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu, cây lúa là cây lương thực chính. Công cụ làm đất phổ biến là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn, nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre...
Ngoài ruộng nước, người Mường còn làm nương rẫy, chăn nuôi gia đình, săn bắn, đánh cá, hái lượm và sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải, đan lát...).
Chìa Vôi
Văn hóa ăn, mặc, ở của dân tộc Mường
Ăn: Họ thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá tãi đều cho khỏi nát trước khi ăn.
Rượu cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể.
Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Ðặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điếu thuốc.
Văn hóa ăn, mặc, ở của dân tộc Mường
Mặc: Bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo. Khăn đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy. Cạp váy nổi tiếng bởi các hoa văn được dệt kỳ công. Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 giây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.
Văn hóa ăn, mặc, ở của dân tộc Mường
Ở:Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối...
Làm nhà mới, khi dựng cột bếp, người Mường có tục làm lễ nhóm lửa. Gia chủ lấy bẹ chuối cắt hình 3 con cá to kẹp vào thanh nứa buộc lên cột bếp, ở cột cái của bếp còn đặt một quả bí xanh. Trước lúc đun nấu ở nhà mới, gia chủ làm lễ nhóm lửa xin thần bếp cho đặt 3 hòn đầu rau và hòn đá cái. Ðêm đó gia chủ mời mọi người uống rượu cần dưới ánh sáng của ngọn lửa không tắt.
Phụ nữ phổ biến dùng loại gùi đan bằng giang hoặc tre, 4 góc nẹp thành thẳng đứng, có dây đeo qua trán hoặc qua vai để chuyên chở. Ðôi dậu, đòn gánh có mấu 2 đầu, đòn xóc cũng thường được sử dụng.
Nước sạch được chứa trong ống nứa to, dài hơn 1 mét vác vai từ bến nước về dựng bên vách để dùng dần.
Phương tiện vận chuyển
Cưới hỏi : Trai gái tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia đình chuẩn bị lễ cưới. Ðể dẫn đến đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi (kháo thếng), lễ bỏ trầu (ti nòm bánh), lễ xin cưới (nòm khảu), lễ cưới lần thứ nhất (ti cháu), lễ đón dâu (ti du).
Chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi một chón (gùi) cơm đồ chín (bằng khoảng 10 đấu gạo), trên miệng chón để 2 con gà sống thiến luộc chín. Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt 2 vạt ở phía trước. Cô dâu mang về nhà chồng thường là 2 chăn, 2 cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu cô dì, chú bác.
Ma chay: Người chết tắt thở, con trai trưởng cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gia thờ, sau đó gia đình nổi chiêng phát tang. Thi hài người chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo theo phong tục rồi để vào trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng, bên ngoài phủ áo vẩy rồng bằng vải.
Tang lễ do thầy mo chủ trì, dẫn dắt. Bên cạnh hình thức chịu tang của con trai, con gái như vẫn bình thường thấy ở người Việt, riêng con dâu, cháu dâu chịu tang cha mẹ, ông bà còn có bộ tang phục riêng gọi là bộ quạt ma.
Mộ đá Đống Thếch tại Kim Bôi, Hòa Bình,
tương truyền là nơi các quan lang Mường được chôn cất
Lịch: Lịch cổ truyền người Mường gọi là sách đoi làm bằng 12 thẻ tre tương ứng với 12 tháng. Trên mỗi thẻ có khắc ký hiệu khác nhau để biết tính toán, xem ngày, giờ tốt xấu cho khởi sự công việc.
MỘT SỐ LỄ HỘI DÂN TỘC MƯỜNG
Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Sắc bùa, hội xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới...
LỄ HỘI
Lễ hội xuống đồng(khuống mùa) của người Mường: đây là một lễ hội rất phổ biến của người Mường xưa, giống như lễ hội lồng tồng của người Tày- Nùng vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang…mục đích của lễ hội là để cầu cho mùa màng của một năm mới thịnh vượng, may mắn. đồng thời, việc thực hành những nghi lễ cầu mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tươi đẹp và yên bình. Lễ hội này thường diễn ra vào dịp đầu xuân, như vùng Mường Bi, xóm Lũy huyện Tân Lạc, vùng mường Chiềng, Mường Tôm, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn….
Lễ hội xuống đồng(khuống mùa) của người Mường: đây là một lễ hội rất phổ biến của người Mường xưa, giống như lễ hội lồng tồng của người Tày- Nùng vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang…mục đích của lễ hội là để cầu cho mùa màng của một năm mới thịnh vượng, may mắn. đồng thời, việc thực hành những nghi lễ cầu mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tươi đẹp và yên bình. Lễ hội này thường diễn ra vào dịp đầu xuân, như vùng Mường Bi, xóm Lũy huyện Tân Lạc, vùng mường Chiềng, Mường Tôm, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn….
LỄ HỘI
Lễ hội sắc bùa của người Mường: lễ hội này có nghĩa là xách cồng, là một hội vui có tính chất giải trí diễn ra vào dịp đầu năm mới ở những bản Mường để người ta cầu chúc nhau may mắn, mạnh khỏe. ngoài ra những dịp vui khác người ta cũng sắc bùa như đón khách quý từ xa đến, dựng nhà mới, đón dâu hoặc những dịp vui khác.
LỄ HỘI
Một trong những hiện tượng văn hóa dân gian được biết đến từ lâu của Mường Vang, đó là cồng chiêng. Cồng chiêng của người Mường ở Mường Vang thực sự là điển hình cho tính nguyên hợp của một hiện tượng văn hóa dân gian, cần thiết phải được nhìn nhận, nghiên cứu, ứng xử một cách toàn diện hơn trong một môi trường diễn xướng đúng như nó vẫn tồn tại từ bao đời.
LỄ HỘI
Lễ hội cầu mùa tiêu biểu diễn ra ở vùng Mường Vang, Lạc Sơn, là lễ hội của mùa của 7 xã vùng Cộng Hòa tham gia.
Có năm sâu bọ nhiều, sau khi làm lễ cúng, tự nhiên có đàn chim sà xuống cánh đồng bắt hết sâu bọ, làm cho lúa sạch sâu mà lại tốt tươi, từ đó người ta tin tưởng vào lễ hội cầu mùa cho nên hàng năm thường tổ chức lễ này.
Trò chơi của người Mường gần gũi với mọi đối tượng. Có những trò chơi được tổ chức chu đáo, công phu như: thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn... Các trò chơi của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở mọi nơi, mọi lúc với những điều kiện chơi đàn giản, tiện lợi như trò đánh cá cắt, trò cò le, trò đánh chó hoặc buôn chó, trò đánh mảng, trò chăm chỉ, chằm chăn.
Đánh mảng, trò chơi giành riêng cho các cô gái Mường
Bắn nỏ, tái hiện hoạt động săn bắn của đàn ông bản Mường
Môn đẩy gậy đòi hỏi những người có sức khoẻ tham gia.
Trò chơi
Cám ơn thầy và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình
NGỮ HỆ NAM- Á
Ngữ hệ Nam Á hay hệ ngôn ngữ Nam Á là một tổng hợp bao gồm khoảng 168 ngôn ngữ (theo Ethnologue) tại miền nam của châu Á, tập trung tại Đông Nam Á và rải rác tại Ấn Độ cùng Bangladesh.
Khi đưa người chết nhập quan xong, con trai trưởng sẽ dùng dao chém ba nhát vào nơi đặt bàn thờ tổ tiên nhằm tỏ ý trách cứ "ma nhà" đã để cho người thân của họ ra đi...
Tục Trai trưởng dùng dao chém 3 nhát vào bàn thờ tổ tiên
Việc mo đọc sử thi Đẻ đất đẻ nước là một cách an ủi, ru rín, hướng con người vào lòng tin, sự thánh thiện sẽ được phù trợ - đó là chữa về tâm lý nhằm giúp người bệnh tin vào sự tốt đẹp, huyền diệu của vũ trụ, trấn an tình thân. Tiếng chuông, mõ khi cúng là thứ âm nhạc tác động vào thần kinh, tạo cảm giác đưa luồng sinh khí khỏe mạnh vào cơ thể".
ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC
Tiếng M ường( Te tấc te đác) là một bộ sử thi, tác phẩm văn học dân gian của người Mường ở Việt Nam. Đây là bộ sử thi lớn, hiện sưu tầm được 10 bản, bản trung bình 8 nghìn câu, bản dài nhất 16 nghìn câu, kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới.
Truyền thuyết về Đức thánh Tản Viên (thần núi Ba Vì)
Người Mường Thanh Sơn còn cho rằng Đức Thánh Tản Viên Sơn (còn gọi là Sơn tinh) – Con rể vua Hùng thứ 18 – là người Mường Thanh Sơn. Truyền kể rằng, ở vùng mường Xuân đài, Khả Cửu ngày xưa có một cô gái con nhà Lang tên là Đinh Thị Đen (người Mường Thanh Sơn gọi là Đinh Thị Điên). Cô là người đen đủi xấu xí nhất trong gia đình dòng họ nên bị bố mẹ, anh chị em hắt hủi. Một lần vào rừng lấy củi, cô gái tủi thân ngồi khóc trên một tảng đá và ngủ thiếp đi. Từ đó cô có thai và đã bị nhà Lang hắt hủi đuổi đi. Cô đã lang thang lần đi đến vùng mường Tất Thắng. Dân ở đó thấy cô đói khát đã cho cô ăn uống. Từ Tất Thắng, cô lại đi tiếp đến động Lăng Xương (thuộc xã Trung Nghĩa huyện Thanh Thuỷ ngày nay) thì đẻ ra thần Tản Viên. Dân bản ở đây thương tình đã đóng cho cô một bè nứa và đưa hai mẹ con cô vượt sông Đà sang vùng Ba Vì (thuộc Hà Nội ngày nay). Mẹ con bà Đinh Thị Đen được bà Ma Thị là chúa các động mường cưu mang nhận làm con nuôi. Khi Tản Viên lớn lên, thần được bà Ma Thị truyền cho quyền cai trị và bảo vệ các xứ mường. Thần đã lấy con gái vua Hùng thứ 18 tên là Ngọc Hoa làm vợ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê văn nhân
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)