Văn hóa cổ phương tây
Chia sẻ bởi Ngô Thảo |
Ngày 22/10/2018 |
58
Chia sẻ tài liệu: văn hóa cổ phương tây thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
LỊCH SỬ VẬT LÍ
BÀI 2
KHOA HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC CỔ HI LẠP
Quan sát các hình ảnh dưới đây
Quan sát các hình ảnh dưới đây
Quan sát các hình ảnh dưới đây
CHÚNG TA ĐANG ĐỀ CẬP ĐẾN NHỮNG NỀN VĂN MINH NÀO TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI ?
Hơn bốn nghìn năm trước đây, ở phương Đông cổ đại đã ra đời và phát triển những nền văn minh phong phú đa dạng trên những mảnh đất phì nhiêu ven các sông Tigrơ, Ơphrát ở vùng Trung Cận Đông, và dọc theo thung lũng sông Nin ở Ai Cập, sông Hoàng Hà và sông Trường Giang ở Trung Quốc, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, ở đó con người đã bước ra khỏi tình trạng nguyên thuỷ và xây đắp nên những nền văn minh đầu tiên ở vùng Bắc Phi, Tây Á, Nam Á, Đông Á góp phần mở đầu và làm tiền đề đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Ai cập cổ đại
Ai Cập cổ đại
Từ hơn 3000 năm trước Công nguyên, quốc gia Ai Cập cổ đại đã xuất hiện ở lưu vực sông Nin. Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi là một thung lũng hẹp và dài ở lưu vực sông Nin. Bị bao bọc bởi những dãy đá tầng đứng, bởi Hồng hải ở phía Đông và sa mạc Libi khô khan. Đông Bắc có một vùng rất hẹp - đất Xinal - nối liền Ai Cập với Tây Á.
Ai Cập cổ đại
Chữ viết
Khoảng hơn 3000 năm TCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình. Muốn chỉ một vật gì thì họ vẽ những nét tiêu biểu của sự vật đó. Thí dụ: muốn nói đến mặt trời thì họ vẽ một vòng tròn nhỏ ở giữa thêm một dấu chấm; để diễn tả trạng thái khát thì họ vẽ ba làn sóng nước và cái đầu bò đang cúi xuống; để nói lên sự công bằng thì họ vẽ lông chim đà điểu (vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau ).
Từ chữ tượng hình, sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24 chữ cái. Những chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus. Đây là một loại “giấy” cổ xưa nhất, do vậy ngôn ngữ nhiều nước trên thế giới, giấy được gọi là papes, papier.
Chữ viết Ai Cập
Một cuốn sách của người chết viết trên giấy papyrus
Ch? tu?ng hình Ai C?p
Cây Papyrus
Gi?y papyrus
Tấm bia Rosetta
Ai Cập cổ đại
Về toán học
Do yêu cầu làm thuỷ lợi và xây dựng nên kiến thức toán học của người Ai Cập cổ cũng sớm được chú ý phát triển. Họ đã biết cách sử dụng hệ đếm cơ số 10. Họ rất thành thạo các phép tính cộng trừ, còn khi cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng, trừ nhiều lần. Về hình học, họ đã tính được diện tích của các hình hình học đơn giản; đã biết trong một tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Và họ đã tính được π = 3,16.
Toán học Ai Cập
Ai Cập cổ đại
Về vật lí
Ở Ai Cập, những tri thức về vật lý đã bắt đầu hình thành, người Ai Cập cổ đại đã biết tới rất nhiều về “lực học”. Họ đã biết sử dụng những máy cơ đơn giản, nhưng khi đó chưa có những quy tắc, lí thuyết về máy cơ đơn giản đó. Theo nhiều tài liệu đã chứng minh rằng trong việc xây dựng Kim Tự Tháp, cư dân Ai Cập đã sử dụng rất nhiều ròng rọc, đòn bẩy, con lăn để kéo đá lên. Họ còn biết đắp đất cho đá trượt lên mặt phẳng nghiêng, biết kéo những khối đá nặng hàng tấn trong nước để nó trở nên nhẹ hơn.
“ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”.
Về thiên văn
Người Ai Cập cổ đại đã biết thực hiện những quan trắc thiên văn chính xác. Họ đã vẽ được bản đồ sao, đã biết xác định các chòm sao cố định, đã biết sự tồn tại của năm hành tinh: Thủy Tinh, Kim Tinh, Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Thổ Tinh và vẽ được đường hoàng đạo, phân biệt được 12 cung của nó. Họ đã biết dùng đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước để đo thời gian.
Ai Cập cổ đại
Người Ai Cập cổ đại đã làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Thiên Lang (Sirius). Một năm có 365 ngày bắt đầu từ lúc sao Thiên Lang bắt đầu xuất hiện (tháng 7 của lịch hiện nay) và gồm 12 tháng, mỗi tháng có 3 tuần, mỗi tuần có 10 ngày, vào cuối năm có 5 ngày lễ để tế thần và đón năm mới. Một năm có 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, đó là mùa nước lên, mùa ngũ cốc và mùa thu hoạch.
Thiên văn Ai Cập
Sao Thiên Lang
Sao Thiên Lang
Lưỡng Hà cổ đại
Lưỡng Hà (Mésopotamie) nghĩa là miền giữa hai sông, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: mêđốt là ở giữa và pôtamốt là sông. Hai sông đó là sông Tigrơ ở phía Đông và Ơphrát ở phía Tây. Cả hai sông này đều bắt nguồn từ miền rừng núi Acmênia chảy qua lãnh thổ nước Irắc ngày nay rồi đổ ra vịnh Ba Tư (Pécxích).
Lưỡng Hà cổ đại
Lưỡng Hà cổ đại
Chữ viết
Chữ viết của Lưỡng Hà đầu tiên do người Xume sáng tạo vào cuối thiên kỷ IV TCN. Trong thời kỳ đầu, chữ viết của Lưỡng Hà cũng là chữ tượng hình. Ví dụ, muốn viết các chữ chim, cá, lúa, nước thì vẽ hình con chim, con cá, bông lúa, làn sóng. Dần dần, các hình vẽ được đơn giản hóa. Ví dụ chữ trời chỉ vẽ một ngôi sao, chữ bò mộng chỉ vẽ cái đầu bò với hai sừng dài. Trên cơ sở tượng hình, để biểu thị các khái niệm, động tác... người ta phải dùng phương pháp biểu ý. Ví dụ, muốn viết chữ khóc thì vẽ con mắt và nước, đẻ thì vẽ chim và trứng…
Chất liệu dùng để viết là các tấm đất sét còn ướt và những cái que vót nhọn. Viết trên đất sét chỉ thích hợp với những nét thẳng và ngắn; vì vậy những nét dài được thay bằng nhiều nét ngắn và nét cong thì thay bằng nét thẳng. Ví dụ, cái đầu bò được viết thành một hình tam giác đỉnh chúc xuống dưới, phía trên có hai đoạn thẳng biểu thị hai cái sừng. Đồng thời, do dùng que viết trên đất sét nên chỗ mới ấn vào thì nét to, chỗ rút bút ra thì nét nhỏ, do đó các nét đều giống hình cái nêm. Do sự bố trí khác nhau của các nét ấy mà tạo thành các chữ khác nhau. Loại chữ này được gọi là chữ tiết hình tức là chữ hình nêm.
Chữ viết Lưỡng Hà cổ đại
Chữ viết Lưỡng Hà cổ đại
Lưỡng Hà cổ đại
Toán học
Vào những thời gian khác nhau, người Lưỡng Hà đã sử dụng phép đếm cơ số 5, cơ số 10 và cơ số 60. Cách đếm số 60 vẫn còn để lại dấu ấn trong 1 số lĩnh vực hiện nay: một vòng tròn được chia thành 360 độ, mỗi độ chia thành 60 phút góc, mỗi phút góc chia thành 60 độ góc, cũng như vậy 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây.
Về số học, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết cách làm 4 phép tính, họ còn biết lập các bảng cộng trừ nhân chia để tính toán được nhanh. Họ còn biết phân số, luỹ thừa, căn số bậc hai và căn số bậc 3; đồng thời còn biết lập bảng căn số. Họ cũng đã biết giải phương trình có 3 ẩn số.
Về hình học, xuất phát từ yêu cầu đo đạc ruộng đất, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn, và mới chỉ xác định được π = 3,2.
Toán học Lưỡng Hà
.
Lưỡng Hà cổ đại
Thiên văn
Qua một thời gian dài tích lũy kinh nghiệm, người Lưỡng Hà cho rằng trong vũ trụ có 7 hành tinh là mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh khác. Họ cũng đã xác định được đường hoàng đạo và chia hoàng đạo làm 12 cung, mỗi cung có một chòm sao tương ứng. Họ còn biết được chu kỳ của một số hành tinh, ví dụ: Mặt trăng cứ hơn 18 năm lại quay về vị trí đối diện với mặt trời; sao kim cứ 8 năm lại quay về vị trí cũ; sao Thủy: 46 năm, sao Thổ: 59 năm, sao Hỏa: 79 năm; sao Mộc: 83 năm. Do vậy, họ đã tính được khoảng thời gian giữa hai lần nhật thực, nguyệt thực. Ngoài ra, trong tài liệu để lại còn ghi chép về sao chổi, sao băng, thời gian và địa điểm của động đất và bão.
Dựa vào sự quan sát thiên văn, từ thời Xume, người Lưỡng Hà đã đặt ra Âm lịch. Âm lịch của người Xume chia một năm làm 12 tháng, trong đó có 6 tháng đủ và 6 tháng thiếu. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, như vậy một năm có 354 ngày, so với năm mặt trời còn thiếu hơn 11 ngày. Để khắc phục nhược điểm đó, họ đã biết thêm tháng nhuận. Thời Hammurabi, tháng nhuận do vua quy định, về sau mới có chu kỳ cố định. Đến thời Tân Babilon, cứ 8 năm thì nhuận 3 lần, sau đổi thành 27 năm nhuận 10 lần. Cũng vào thời Tân Babilon, mỗi tháng được chia thành 4 tuần, mỗi tuần có 7 ngày tương ứng với 7 hành tinh và mỗi ngày có một vị thần làm chủ.
Thiên văn học Lưỡng Hà
Ấn Độ cổ đại
Ấn Độ cổ đại
Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng. Ấn Độ chia làm hai miền Nam Bắc lấy dãy núi Vin-đi-a làm ranh giới. Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange). Ấn Độ là một trong những nền văn minh rực rỡ ở phương Đông nói riêng và là một trong những đỉnh cao của văn minh nhân loại nói chung.
Ấn Độ cổ đại
Chữ viết
Ở nền văn minh sống Ấn, chuỗi biểu tượng tìm thấy có thể tạo thành hệ biểu tượng tiền ký tự. Ký tự của nền văn minh sống Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ 3 cả ở dạng tiền chữ viết hoặc dạng chữ viết cổ xưa, tuy vậy quá trình phát triển này tiến nhanh hơn khi nền văn minh đi qua giai đoạn đỉnh điểm vào khoảng 1.900 năm TCN
Nhóm chữ viết Brahmic của Ấn Độ hình thành từ thế kỷ V TCN từ những tiếp xúc với chữ viết Aramaic. Thời đại Harappa Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ họa. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
Chữ viết Ấn Độ cổ đại
Ấn Độ cổ đại
Toán học
Về số học: thành tựu nổi bật của họ là phát minh ra hệ thống các con số gồm mười chữ số. Trong đó phát minh vĩ đại nhất là số 0. Nhờ nó mà người ta biểu thị được tất cả các số lượng.
Về đại số: người Ấn Độ đã có ý niệm về số âm, đặt ra các quy tắc về hoán vị, tổ hợp, tính được căn bậc hai của số 2, họ còn sáng tạo các bài toán đố đại số rất hay…
Về hình học: người Ấn Độ tính được số pi (π = 3,1416), tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, đa giác; biết được mối quan hệ các cạnh của tam giác vuông…
Ấn Độ cổ đại
Vật lí
Các nhà khoa học Ấn Độ đã sớm nêu ra thuyết nguyên tử. Kanada, người sáng lập triết lí vaisheshika chủ trương rằng thế giới là vật chất, cấu tạo từ 4 thực thể vật lí là đất, nước, lửa, không khí. Đơn vị nhỏ nhất tạo thành mỗi thực thể đó là nguyên tử, như vậy có 4 loại nguyên tử khác nhau. Các nguyên tử vẫn tồn tại trong vũ trụ, không do ai tạo ra và cũng không thể bị hủy diệt. Trường phái Jaina cũng có quan niệm tương tự nhưng họ chủ trương thêm rằng trong vũ trụ có một số lượng lớn và cố định các linh hồn. Các linh hồn cũng như là các ‘nguyên tử linh hồn’ cùng tồn tại với các ‘nguyên tử vật chất’.
Người Ấn Độ cũng sớm có hiểu biết về quang, nhiệt học: Kanada cho rằng ánh sáng và nhiệt là một biến thể của một bản thể. Udayana thì cho rằng mọi sức nóng đều do Mặt trời phát ra. Vachaspati lại cho rằng ánh sáng gồm những phần tử li ti từ các vật phát ra và đập vào mắt ta.
Người Ấn Độ còn có ý niệm về sóng cơ học: Trong các sách âm nhạc cổ của người Ấn Độ có ghi họ có đo các sợi dây đàn từ chỗ cột đến chỗ có phím đàn và đã nhận thấy dây càng ngắn thì số rung càng nhiều và nốt nhạc càng cao.
Người Ấn Độ còn biết xác định phương hướng bằng la bàn. Họ còn biết được thuyết trọng lực: trong sách Siddhantas có ghi: “Quả đất, do trọng lực của nó, hút tất cả mọi vật về nó”.
Ấn Độ cổ đại
Thiên văn
Các nhà thiên văn Ấn Độ cổ đại đã biết quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết. Họ tính được trực kính của mặt trăng, các ngày nhật thực, nguyệt thực, vị trí của các lưỡng cực. Họ biết được năm hành tinh: Thuỷ, Hoả, Mộc, Kim, Thổ. Họ còn biết được một số chòm sao và sự vận hành của một số vì sao chính. Trên cơ sở hiểu biết về thiên văn, người Ấn Độ cũng đã sớm đặt ra lịch. Họ chia một 1 năm thành 12 tháng, mỗi tháng ba mươi ngày. Cứ năm năm thì có một tháng nhuận.
Trung Quốc cổ đại
Trung Quốc cổ đại
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn thuộc vùng Đông á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua: sông Hoàng Hà ở phía bắc và sông Trường Giang ở phía nam. Khoảng 2000 năm TCN nhiều bộ lạc đã tới định cư ở miền đồng bằng rộng lớn thuộc lưu vực hai con sông này. Nhiều quốc gia cổ đại đã được thành lập, thôn tính lẫn nhau và tới thế kỉ III TCN mới thống nhất thành một quốc gia phong kiến với lãnh thổ rộng lớn.
Trung Quốc cổ đại
Chữ viết
Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.
Giáp cốt văn
Trung Quốc cổ đại
Toán học
Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh nói đến quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.
Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật nói đến khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương.
Thời Nam - Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.
CỬU CHƯƠNG TOÁN THUẬT
Trung Quốc cổ đại
Thiên văn học
Trong giáp cốt văn tự từ thời nhà Ân cách ngày nay mấy ngàn năm ghi chép lại tường tận những hiện tượng thiên văn trong vũ trụ như vòng quay của mặt trời, mặt trăng, trái đất, sao Thổ, sao Kim, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, các vết đen trên mặt trời, cũng như những tinh tú mới xuất hiện. Người Trung Quốc là những người đầu tiên quan sát được sao chổi Halley năm 613 TCN. Năm 240 TCN, người Trung Quốc cổ đại đã quan trắc chính xác sự xuất hiện và quy luật hoàn quy của sao Chổi. Ngôi sao Chổi Halley cũng đã được họ ước tính đến cuối thế kỷ XX “Halley” sẽ hoàn quy 30 lần (chính xác 31 lần).
Trên cơ sở dữ liệu chuẩn xác, họ đã tính được độ dài thời gian “năm hồi quy” bằng 365 ngày, 5 giờ, 48 phút, 46 giây. Từ thời nhà Thương, người Trung Quốc cổ đại đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kỳ chuyển động gần đúng của 120 ngôi sao từ đó đặt ra lịch Can - Chi phân chia 1 năm có 4 mùa, 12 tháng hoặc 13 tháng (năm nhuận), mỗi tháng có 30 ngày hoặc 29 ngày (tháng thiếu); phân bố tháng đủ, tháng thiếu rất khoa học, ngoài ra tính toán sẵn thời điểm xảy ra nhật thực, nguyệt thực, dự báo chi tiết khí hậu biến đổi v.v...
Trung Quốc cổ đại
Triết học, tư tưởng
Học thuyết Lão Tử
Khoảng 500 năm TCN đã xuất hiện học thuyết của Lão Tử về “đạo”. Theo ông, “đạo” là cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới, không có đặc tính, không có hình thể, không thay đổi nhưng có mặt khắp nơi. Ông nói: “đạo” vừa duy nhất, vừa đa dạng, vừa biến hóa, vừa bất biến, là mẹ của thiên hạ.
Thuyết âm dương
Mọi vật trong thiên nhiên đều xuất phát từ một nguyên lí tột cùng gọi là “thái cực”. Thái cực sinh ra âm và dương. Đó là 2 mặt đối lập nhau nhưng thống nhất với nhau trong mọi vật. Âm và dương không chỉ tồn tại độc lập, mà còn biến hóa, âm biến thành dương và dương biến thành âm: khi âm cùng thì dương khởi, ngược lại khi dương tận thì âm sinh. Sự chuyển hóa giữa âm dương sinh ra bát quái tượng trưng cho 8 yếu tố tạo thành thế giới vật chất: trời (càn), đất (khôn), sấm (chấn), gió (tốn), nước (khảm), lửa (li), núi (cấn), hồ (đoài).
Bát Quái (âm dương)
Trung Quốc cổ đại
Triết học, tư tưởng
Thuyết ngũ hành
Mọi vật không do thánh thần nào sinh ra mà đều do 5 nguyên tố ban đầu (ngũ hành) tạo thành.Đó là mộc (gỗ), hỏa (lửa), thổ (đất), kim (kim loại), thủy (nước). Năm nguyên tố đó không tồn tại biệt lập nhau mà luôn luôn có quan hệ tương sinh, tương khắc. Ngũ hành tương sinh là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. ngũ hành tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Ngũ hành còn tương ứng với 4 mùa, 4 phương, 5 màu (ngũ sắc), 5 vị (ngũ vị)…
Ngũ hành
Hy Lạp cổ đại
Hy Lạp cổ đại
Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại bao gồm: miền Nam bán đảo Ban-căng, các đảo trên biển Êgiê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á. Hy Lạp cổ đại được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau thuộc khoa học tự nhiên. Tư duy khoa học của người Hy Lạp cổ đại đã vươn tới trình độ khái quát hóa cao, hình thành những tiền đề, định lý, nguyên lý có giá trị. Đây là nơi sản sinh ra những nhà khoa học khổng lồ, kiến thức uyên bác và để lại nhiều thành tựu lớn trong kho tàng khoa học nhân loại.
Hy Lạp cổ đại
Chữ viết
Về chữ viết, người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên hệ thống chữ viết của người Phoenicia rồi cải tiến, bổ sung thành một hệ thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái. Từ chữ cái Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ cái Latinh và chữ cái Cyrill. Tiếng Hy Lạp viết bằng bảng chữ cái Hy Lạp có từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Bảng chữ cái Hy Lạp bao gồm: 24 Chữ Hoa và 25 chữ thường (sigma có hai dạng, một dạng được dùng ở cuối từ).
Hy Lạp cổ đại
Triết học tự nhiên Hy Lạp
Hy Lạp cổ đại là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của nhận thức nhân loại vì vậy ở đó đã dung chứa hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan và là một hệ thống tập hợp các tri thức về tự nhiên, về con người, mặc dầu chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai mộc mạc nhưng cũng vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ…
Triết học Hi Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới. Mặc dù vậy, con người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức. Người Hy Lạp cổ ngoài việc dạy cho thanh niên những tri thức khoa học còn chú trọng dạy cách lập luận, chứng minh, cách tranh luận để tìm ra chân lí khoa học. Các nhà khoa học Hy Lạp cổ đại không áp đặt tư tưởng của mình cho người khác, mà tìm cách chứng minh, lập luận để thuyết phục người khác theo mình. Hy lạp cổ đại trở thành cái nôi khoa học của thế giới.
Hy Lạp cổ đại
Trường phái khoa học
Trường phái Iôni
Trường phái Iôni do Talet (khoảng 624 – 547 TCN) sáng lập. Những nhà bác học trường phái Iôni đã bác bỏ cái siêu nhiên, khi cho rằng vũ trụ trôi theo chiều hướng xác định chặt chẽ và không đổi. Mỗi hiện tượng đều có nguyên nhân của mình và đến lượt mình mỗi nguyên nhân, tất yếu sẽ gây ra một kết quả xác định, không có sự can thiệp của thế giới bên ngoài. Đời sống kinh tế và chính trị sôi động ở Iôni khiến các nhà triết học phái Iôni đã nêu lên: “mọi thứ đều trôi qua” và “không thể hai lần lội xuống một khúc sông”. Trong khi khẳng định mọi thứ đều biến đổi, phái Iôni cũng cho rằng mọi thứ đều xuất phát từ một vật chất ban đầu và từ đó đã phát triển lên, tức là chúng có chung nguồn gốc.
Hy Lạp cổ đại
Trường phái khoa học
Trường phái Pitago
Trường phái Pitago do Pitago (khoảng 580 – 500 TCN) sáng lập. Phái Pitago cho rằng những con số có một vai trò thần thánh và chúng điều khiển thế giới. Pitago đã tìm ra những quan hệ số lượng quan trọng: nếu một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng 3 và 4 thì cạnh huyền bằng 5, nếu 3 dây đàn như nhau có những độ dài thỏa mãn tỉ lệ 3 : 4 : 5 thì chúng phát ra một hợp âm hài hòa, du dương… Từ nội dung tích cực của sự phân tích các quan hệ số lượng trong các hiện tượng thiên nhiên, phái Pitago đã gán cho các con số những tính chất thần bí: số 1 là nguồn gốc của mọi vật, số 2 là nguồn gốc của mâu thuẫn,…, số 10 là sự toàn vẹn, thiêng liêng.
Hy Lạp cổ đại
Trường phái khoa học
Trường phái Êlê
Người tiêu biểu cho trường phái Êlê là Zênôn (khoảng 490 – 430 TCN). Tư tưởng về vật chất ban đầu của phái Iôni được nhiều người chấp nhận nhưng nó không giải thích được sự đa dạng và sự biến đổi không ngừng của thế giới tự nhiên. Để giải quyết mâu thuẫn đó, phái Êlê chủ trương rằng thế giới tĩnh tại, những sự chuyển động quanh ta chỉ do ta tưởng tượng ra, do các giác quan lừa dối ta. Tư tưởng đó hoàn toàn trái ngược với kinh nghiệm sống hằng ngày, nhưng để phủ nhận chuyển động và biến đổi, Zênôn đã đưa ra những lập luận gọi là aporia (lập luận dẫn đến bế tắc). Một trong những aporia nổi tiếng là aporia về Asin và con rùa: Lực sĩ Asin không bao giờ đuổi kịp con rùa.
Hy Lạp cổ đại
Toán học
Thales (642 – 548 TCN): nhà toán học, triết học, thiên văn học, là người đã đặt nền móng cho khoa học và triết học. Ông đã chỉ ra rằng:
+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn.
+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau.
+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông.
+ Là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ ông tìm ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức.
+ Dự báo một cách chính xác ngày xảy ra nguyệt thực ở Milê (28 – 05 – 585 TCN).
Nhà toán học, triết học, thiên văn học Talet
Định lí Talet trong tam giác
Pythagore (580 – 500 TCN) là người đem lại nhiều biến đổi cho nền toán học thế giới:
+ Định lý Pythagore “tổng hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác vuông”.
+ Chứng minh: tổng các góc trong 1 tam giác bằng 180 độ.
+ Đưa ra những định nghĩa về điểm, đường; khái niệm vô cực và về số vô tỷ.
+ Ông cho rằng trái đất hình tròn và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định
+ Độ cao âm thanh của một sợi dây căng hai đầu khi cho dao động sẽ phụ thuộc vào chiều dài của sợi dây ấy. Chiều dài sợi dây giảm đi một nửa thì âm thanh sẽ tăng lên một quãng 8.
+ Được coi là bậc thầy về những con số.
Toán học
Hy Lạp cổ đại
Pitago
Tam giác Pitago
Hy Lạp cổ đại
Vật Lí
Archimede (285 – 212 TCN) là người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng nó vào việc giải phóng sức lao động của con người, như đòn bẩy, ròng rọc... Ông là người phát minh ra nguyên lý đòn bẩy và là tác giả của định luật nổi tiếng mang tên ông về sức đẩy của nước. Ông còn là người chế tạo ra hệ thống máy móc đầu tiên ở Hy Lạp (máy bắn đá, gương hội tụ, chân vịt dùng để hút nước…). Đặc biệt, ông là người đã đưa ra phương pháp tính diện tích hình nón và hình cầu, tính được trị số Pi nằm giữa hai số 3 x 10/71 và 3 x 1/7.
Nguyên lý đòn bẩy
“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên!”
Chúc thầy và các bạn sức khỏe, hạnh phúc
Chúc thầy và các bạn sức khỏe.
BÀI 2
KHOA HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC CỔ HI LẠP
Quan sát các hình ảnh dưới đây
Quan sát các hình ảnh dưới đây
Quan sát các hình ảnh dưới đây
CHÚNG TA ĐANG ĐỀ CẬP ĐẾN NHỮNG NỀN VĂN MINH NÀO TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI ?
Hơn bốn nghìn năm trước đây, ở phương Đông cổ đại đã ra đời và phát triển những nền văn minh phong phú đa dạng trên những mảnh đất phì nhiêu ven các sông Tigrơ, Ơphrát ở vùng Trung Cận Đông, và dọc theo thung lũng sông Nin ở Ai Cập, sông Hoàng Hà và sông Trường Giang ở Trung Quốc, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, ở đó con người đã bước ra khỏi tình trạng nguyên thuỷ và xây đắp nên những nền văn minh đầu tiên ở vùng Bắc Phi, Tây Á, Nam Á, Đông Á góp phần mở đầu và làm tiền đề đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Ai cập cổ đại
Ai Cập cổ đại
Từ hơn 3000 năm trước Công nguyên, quốc gia Ai Cập cổ đại đã xuất hiện ở lưu vực sông Nin. Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi là một thung lũng hẹp và dài ở lưu vực sông Nin. Bị bao bọc bởi những dãy đá tầng đứng, bởi Hồng hải ở phía Đông và sa mạc Libi khô khan. Đông Bắc có một vùng rất hẹp - đất Xinal - nối liền Ai Cập với Tây Á.
Ai Cập cổ đại
Chữ viết
Khoảng hơn 3000 năm TCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình. Muốn chỉ một vật gì thì họ vẽ những nét tiêu biểu của sự vật đó. Thí dụ: muốn nói đến mặt trời thì họ vẽ một vòng tròn nhỏ ở giữa thêm một dấu chấm; để diễn tả trạng thái khát thì họ vẽ ba làn sóng nước và cái đầu bò đang cúi xuống; để nói lên sự công bằng thì họ vẽ lông chim đà điểu (vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau ).
Từ chữ tượng hình, sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24 chữ cái. Những chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus. Đây là một loại “giấy” cổ xưa nhất, do vậy ngôn ngữ nhiều nước trên thế giới, giấy được gọi là papes, papier.
Chữ viết Ai Cập
Một cuốn sách của người chết viết trên giấy papyrus
Ch? tu?ng hình Ai C?p
Cây Papyrus
Gi?y papyrus
Tấm bia Rosetta
Ai Cập cổ đại
Về toán học
Do yêu cầu làm thuỷ lợi và xây dựng nên kiến thức toán học của người Ai Cập cổ cũng sớm được chú ý phát triển. Họ đã biết cách sử dụng hệ đếm cơ số 10. Họ rất thành thạo các phép tính cộng trừ, còn khi cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng, trừ nhiều lần. Về hình học, họ đã tính được diện tích của các hình hình học đơn giản; đã biết trong một tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Và họ đã tính được π = 3,16.
Toán học Ai Cập
Ai Cập cổ đại
Về vật lí
Ở Ai Cập, những tri thức về vật lý đã bắt đầu hình thành, người Ai Cập cổ đại đã biết tới rất nhiều về “lực học”. Họ đã biết sử dụng những máy cơ đơn giản, nhưng khi đó chưa có những quy tắc, lí thuyết về máy cơ đơn giản đó. Theo nhiều tài liệu đã chứng minh rằng trong việc xây dựng Kim Tự Tháp, cư dân Ai Cập đã sử dụng rất nhiều ròng rọc, đòn bẩy, con lăn để kéo đá lên. Họ còn biết đắp đất cho đá trượt lên mặt phẳng nghiêng, biết kéo những khối đá nặng hàng tấn trong nước để nó trở nên nhẹ hơn.
“ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”.
Về thiên văn
Người Ai Cập cổ đại đã biết thực hiện những quan trắc thiên văn chính xác. Họ đã vẽ được bản đồ sao, đã biết xác định các chòm sao cố định, đã biết sự tồn tại của năm hành tinh: Thủy Tinh, Kim Tinh, Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Thổ Tinh và vẽ được đường hoàng đạo, phân biệt được 12 cung của nó. Họ đã biết dùng đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước để đo thời gian.
Ai Cập cổ đại
Người Ai Cập cổ đại đã làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Thiên Lang (Sirius). Một năm có 365 ngày bắt đầu từ lúc sao Thiên Lang bắt đầu xuất hiện (tháng 7 của lịch hiện nay) và gồm 12 tháng, mỗi tháng có 3 tuần, mỗi tuần có 10 ngày, vào cuối năm có 5 ngày lễ để tế thần và đón năm mới. Một năm có 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, đó là mùa nước lên, mùa ngũ cốc và mùa thu hoạch.
Thiên văn Ai Cập
Sao Thiên Lang
Sao Thiên Lang
Lưỡng Hà cổ đại
Lưỡng Hà (Mésopotamie) nghĩa là miền giữa hai sông, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: mêđốt là ở giữa và pôtamốt là sông. Hai sông đó là sông Tigrơ ở phía Đông và Ơphrát ở phía Tây. Cả hai sông này đều bắt nguồn từ miền rừng núi Acmênia chảy qua lãnh thổ nước Irắc ngày nay rồi đổ ra vịnh Ba Tư (Pécxích).
Lưỡng Hà cổ đại
Lưỡng Hà cổ đại
Chữ viết
Chữ viết của Lưỡng Hà đầu tiên do người Xume sáng tạo vào cuối thiên kỷ IV TCN. Trong thời kỳ đầu, chữ viết của Lưỡng Hà cũng là chữ tượng hình. Ví dụ, muốn viết các chữ chim, cá, lúa, nước thì vẽ hình con chim, con cá, bông lúa, làn sóng. Dần dần, các hình vẽ được đơn giản hóa. Ví dụ chữ trời chỉ vẽ một ngôi sao, chữ bò mộng chỉ vẽ cái đầu bò với hai sừng dài. Trên cơ sở tượng hình, để biểu thị các khái niệm, động tác... người ta phải dùng phương pháp biểu ý. Ví dụ, muốn viết chữ khóc thì vẽ con mắt và nước, đẻ thì vẽ chim và trứng…
Chất liệu dùng để viết là các tấm đất sét còn ướt và những cái que vót nhọn. Viết trên đất sét chỉ thích hợp với những nét thẳng và ngắn; vì vậy những nét dài được thay bằng nhiều nét ngắn và nét cong thì thay bằng nét thẳng. Ví dụ, cái đầu bò được viết thành một hình tam giác đỉnh chúc xuống dưới, phía trên có hai đoạn thẳng biểu thị hai cái sừng. Đồng thời, do dùng que viết trên đất sét nên chỗ mới ấn vào thì nét to, chỗ rút bút ra thì nét nhỏ, do đó các nét đều giống hình cái nêm. Do sự bố trí khác nhau của các nét ấy mà tạo thành các chữ khác nhau. Loại chữ này được gọi là chữ tiết hình tức là chữ hình nêm.
Chữ viết Lưỡng Hà cổ đại
Chữ viết Lưỡng Hà cổ đại
Lưỡng Hà cổ đại
Toán học
Vào những thời gian khác nhau, người Lưỡng Hà đã sử dụng phép đếm cơ số 5, cơ số 10 và cơ số 60. Cách đếm số 60 vẫn còn để lại dấu ấn trong 1 số lĩnh vực hiện nay: một vòng tròn được chia thành 360 độ, mỗi độ chia thành 60 phút góc, mỗi phút góc chia thành 60 độ góc, cũng như vậy 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây.
Về số học, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết cách làm 4 phép tính, họ còn biết lập các bảng cộng trừ nhân chia để tính toán được nhanh. Họ còn biết phân số, luỹ thừa, căn số bậc hai và căn số bậc 3; đồng thời còn biết lập bảng căn số. Họ cũng đã biết giải phương trình có 3 ẩn số.
Về hình học, xuất phát từ yêu cầu đo đạc ruộng đất, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn, và mới chỉ xác định được π = 3,2.
Toán học Lưỡng Hà
.
Lưỡng Hà cổ đại
Thiên văn
Qua một thời gian dài tích lũy kinh nghiệm, người Lưỡng Hà cho rằng trong vũ trụ có 7 hành tinh là mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh khác. Họ cũng đã xác định được đường hoàng đạo và chia hoàng đạo làm 12 cung, mỗi cung có một chòm sao tương ứng. Họ còn biết được chu kỳ của một số hành tinh, ví dụ: Mặt trăng cứ hơn 18 năm lại quay về vị trí đối diện với mặt trời; sao kim cứ 8 năm lại quay về vị trí cũ; sao Thủy: 46 năm, sao Thổ: 59 năm, sao Hỏa: 79 năm; sao Mộc: 83 năm. Do vậy, họ đã tính được khoảng thời gian giữa hai lần nhật thực, nguyệt thực. Ngoài ra, trong tài liệu để lại còn ghi chép về sao chổi, sao băng, thời gian và địa điểm của động đất và bão.
Dựa vào sự quan sát thiên văn, từ thời Xume, người Lưỡng Hà đã đặt ra Âm lịch. Âm lịch của người Xume chia một năm làm 12 tháng, trong đó có 6 tháng đủ và 6 tháng thiếu. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, như vậy một năm có 354 ngày, so với năm mặt trời còn thiếu hơn 11 ngày. Để khắc phục nhược điểm đó, họ đã biết thêm tháng nhuận. Thời Hammurabi, tháng nhuận do vua quy định, về sau mới có chu kỳ cố định. Đến thời Tân Babilon, cứ 8 năm thì nhuận 3 lần, sau đổi thành 27 năm nhuận 10 lần. Cũng vào thời Tân Babilon, mỗi tháng được chia thành 4 tuần, mỗi tuần có 7 ngày tương ứng với 7 hành tinh và mỗi ngày có một vị thần làm chủ.
Thiên văn học Lưỡng Hà
Ấn Độ cổ đại
Ấn Độ cổ đại
Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng. Ấn Độ chia làm hai miền Nam Bắc lấy dãy núi Vin-đi-a làm ranh giới. Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange). Ấn Độ là một trong những nền văn minh rực rỡ ở phương Đông nói riêng và là một trong những đỉnh cao của văn minh nhân loại nói chung.
Ấn Độ cổ đại
Chữ viết
Ở nền văn minh sống Ấn, chuỗi biểu tượng tìm thấy có thể tạo thành hệ biểu tượng tiền ký tự. Ký tự của nền văn minh sống Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ 3 cả ở dạng tiền chữ viết hoặc dạng chữ viết cổ xưa, tuy vậy quá trình phát triển này tiến nhanh hơn khi nền văn minh đi qua giai đoạn đỉnh điểm vào khoảng 1.900 năm TCN
Nhóm chữ viết Brahmic của Ấn Độ hình thành từ thế kỷ V TCN từ những tiếp xúc với chữ viết Aramaic. Thời đại Harappa Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ họa. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
Chữ viết Ấn Độ cổ đại
Ấn Độ cổ đại
Toán học
Về số học: thành tựu nổi bật của họ là phát minh ra hệ thống các con số gồm mười chữ số. Trong đó phát minh vĩ đại nhất là số 0. Nhờ nó mà người ta biểu thị được tất cả các số lượng.
Về đại số: người Ấn Độ đã có ý niệm về số âm, đặt ra các quy tắc về hoán vị, tổ hợp, tính được căn bậc hai của số 2, họ còn sáng tạo các bài toán đố đại số rất hay…
Về hình học: người Ấn Độ tính được số pi (π = 3,1416), tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, đa giác; biết được mối quan hệ các cạnh của tam giác vuông…
Ấn Độ cổ đại
Vật lí
Các nhà khoa học Ấn Độ đã sớm nêu ra thuyết nguyên tử. Kanada, người sáng lập triết lí vaisheshika chủ trương rằng thế giới là vật chất, cấu tạo từ 4 thực thể vật lí là đất, nước, lửa, không khí. Đơn vị nhỏ nhất tạo thành mỗi thực thể đó là nguyên tử, như vậy có 4 loại nguyên tử khác nhau. Các nguyên tử vẫn tồn tại trong vũ trụ, không do ai tạo ra và cũng không thể bị hủy diệt. Trường phái Jaina cũng có quan niệm tương tự nhưng họ chủ trương thêm rằng trong vũ trụ có một số lượng lớn và cố định các linh hồn. Các linh hồn cũng như là các ‘nguyên tử linh hồn’ cùng tồn tại với các ‘nguyên tử vật chất’.
Người Ấn Độ cũng sớm có hiểu biết về quang, nhiệt học: Kanada cho rằng ánh sáng và nhiệt là một biến thể của một bản thể. Udayana thì cho rằng mọi sức nóng đều do Mặt trời phát ra. Vachaspati lại cho rằng ánh sáng gồm những phần tử li ti từ các vật phát ra và đập vào mắt ta.
Người Ấn Độ còn có ý niệm về sóng cơ học: Trong các sách âm nhạc cổ của người Ấn Độ có ghi họ có đo các sợi dây đàn từ chỗ cột đến chỗ có phím đàn và đã nhận thấy dây càng ngắn thì số rung càng nhiều và nốt nhạc càng cao.
Người Ấn Độ còn biết xác định phương hướng bằng la bàn. Họ còn biết được thuyết trọng lực: trong sách Siddhantas có ghi: “Quả đất, do trọng lực của nó, hút tất cả mọi vật về nó”.
Ấn Độ cổ đại
Thiên văn
Các nhà thiên văn Ấn Độ cổ đại đã biết quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết. Họ tính được trực kính của mặt trăng, các ngày nhật thực, nguyệt thực, vị trí của các lưỡng cực. Họ biết được năm hành tinh: Thuỷ, Hoả, Mộc, Kim, Thổ. Họ còn biết được một số chòm sao và sự vận hành của một số vì sao chính. Trên cơ sở hiểu biết về thiên văn, người Ấn Độ cũng đã sớm đặt ra lịch. Họ chia một 1 năm thành 12 tháng, mỗi tháng ba mươi ngày. Cứ năm năm thì có một tháng nhuận.
Trung Quốc cổ đại
Trung Quốc cổ đại
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn thuộc vùng Đông á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua: sông Hoàng Hà ở phía bắc và sông Trường Giang ở phía nam. Khoảng 2000 năm TCN nhiều bộ lạc đã tới định cư ở miền đồng bằng rộng lớn thuộc lưu vực hai con sông này. Nhiều quốc gia cổ đại đã được thành lập, thôn tính lẫn nhau và tới thế kỉ III TCN mới thống nhất thành một quốc gia phong kiến với lãnh thổ rộng lớn.
Trung Quốc cổ đại
Chữ viết
Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.
Giáp cốt văn
Trung Quốc cổ đại
Toán học
Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh nói đến quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.
Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật nói đến khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương.
Thời Nam - Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.
CỬU CHƯƠNG TOÁN THUẬT
Trung Quốc cổ đại
Thiên văn học
Trong giáp cốt văn tự từ thời nhà Ân cách ngày nay mấy ngàn năm ghi chép lại tường tận những hiện tượng thiên văn trong vũ trụ như vòng quay của mặt trời, mặt trăng, trái đất, sao Thổ, sao Kim, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, các vết đen trên mặt trời, cũng như những tinh tú mới xuất hiện. Người Trung Quốc là những người đầu tiên quan sát được sao chổi Halley năm 613 TCN. Năm 240 TCN, người Trung Quốc cổ đại đã quan trắc chính xác sự xuất hiện và quy luật hoàn quy của sao Chổi. Ngôi sao Chổi Halley cũng đã được họ ước tính đến cuối thế kỷ XX “Halley” sẽ hoàn quy 30 lần (chính xác 31 lần).
Trên cơ sở dữ liệu chuẩn xác, họ đã tính được độ dài thời gian “năm hồi quy” bằng 365 ngày, 5 giờ, 48 phút, 46 giây. Từ thời nhà Thương, người Trung Quốc cổ đại đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kỳ chuyển động gần đúng của 120 ngôi sao từ đó đặt ra lịch Can - Chi phân chia 1 năm có 4 mùa, 12 tháng hoặc 13 tháng (năm nhuận), mỗi tháng có 30 ngày hoặc 29 ngày (tháng thiếu); phân bố tháng đủ, tháng thiếu rất khoa học, ngoài ra tính toán sẵn thời điểm xảy ra nhật thực, nguyệt thực, dự báo chi tiết khí hậu biến đổi v.v...
Trung Quốc cổ đại
Triết học, tư tưởng
Học thuyết Lão Tử
Khoảng 500 năm TCN đã xuất hiện học thuyết của Lão Tử về “đạo”. Theo ông, “đạo” là cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới, không có đặc tính, không có hình thể, không thay đổi nhưng có mặt khắp nơi. Ông nói: “đạo” vừa duy nhất, vừa đa dạng, vừa biến hóa, vừa bất biến, là mẹ của thiên hạ.
Thuyết âm dương
Mọi vật trong thiên nhiên đều xuất phát từ một nguyên lí tột cùng gọi là “thái cực”. Thái cực sinh ra âm và dương. Đó là 2 mặt đối lập nhau nhưng thống nhất với nhau trong mọi vật. Âm và dương không chỉ tồn tại độc lập, mà còn biến hóa, âm biến thành dương và dương biến thành âm: khi âm cùng thì dương khởi, ngược lại khi dương tận thì âm sinh. Sự chuyển hóa giữa âm dương sinh ra bát quái tượng trưng cho 8 yếu tố tạo thành thế giới vật chất: trời (càn), đất (khôn), sấm (chấn), gió (tốn), nước (khảm), lửa (li), núi (cấn), hồ (đoài).
Bát Quái (âm dương)
Trung Quốc cổ đại
Triết học, tư tưởng
Thuyết ngũ hành
Mọi vật không do thánh thần nào sinh ra mà đều do 5 nguyên tố ban đầu (ngũ hành) tạo thành.Đó là mộc (gỗ), hỏa (lửa), thổ (đất), kim (kim loại), thủy (nước). Năm nguyên tố đó không tồn tại biệt lập nhau mà luôn luôn có quan hệ tương sinh, tương khắc. Ngũ hành tương sinh là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. ngũ hành tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Ngũ hành còn tương ứng với 4 mùa, 4 phương, 5 màu (ngũ sắc), 5 vị (ngũ vị)…
Ngũ hành
Hy Lạp cổ đại
Hy Lạp cổ đại
Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại bao gồm: miền Nam bán đảo Ban-căng, các đảo trên biển Êgiê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á. Hy Lạp cổ đại được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau thuộc khoa học tự nhiên. Tư duy khoa học của người Hy Lạp cổ đại đã vươn tới trình độ khái quát hóa cao, hình thành những tiền đề, định lý, nguyên lý có giá trị. Đây là nơi sản sinh ra những nhà khoa học khổng lồ, kiến thức uyên bác và để lại nhiều thành tựu lớn trong kho tàng khoa học nhân loại.
Hy Lạp cổ đại
Chữ viết
Về chữ viết, người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên hệ thống chữ viết của người Phoenicia rồi cải tiến, bổ sung thành một hệ thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái. Từ chữ cái Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ cái Latinh và chữ cái Cyrill. Tiếng Hy Lạp viết bằng bảng chữ cái Hy Lạp có từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Bảng chữ cái Hy Lạp bao gồm: 24 Chữ Hoa và 25 chữ thường (sigma có hai dạng, một dạng được dùng ở cuối từ).
Hy Lạp cổ đại
Triết học tự nhiên Hy Lạp
Hy Lạp cổ đại là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của nhận thức nhân loại vì vậy ở đó đã dung chứa hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan và là một hệ thống tập hợp các tri thức về tự nhiên, về con người, mặc dầu chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai mộc mạc nhưng cũng vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ…
Triết học Hi Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới. Mặc dù vậy, con người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức. Người Hy Lạp cổ ngoài việc dạy cho thanh niên những tri thức khoa học còn chú trọng dạy cách lập luận, chứng minh, cách tranh luận để tìm ra chân lí khoa học. Các nhà khoa học Hy Lạp cổ đại không áp đặt tư tưởng của mình cho người khác, mà tìm cách chứng minh, lập luận để thuyết phục người khác theo mình. Hy lạp cổ đại trở thành cái nôi khoa học của thế giới.
Hy Lạp cổ đại
Trường phái khoa học
Trường phái Iôni
Trường phái Iôni do Talet (khoảng 624 – 547 TCN) sáng lập. Những nhà bác học trường phái Iôni đã bác bỏ cái siêu nhiên, khi cho rằng vũ trụ trôi theo chiều hướng xác định chặt chẽ và không đổi. Mỗi hiện tượng đều có nguyên nhân của mình và đến lượt mình mỗi nguyên nhân, tất yếu sẽ gây ra một kết quả xác định, không có sự can thiệp của thế giới bên ngoài. Đời sống kinh tế và chính trị sôi động ở Iôni khiến các nhà triết học phái Iôni đã nêu lên: “mọi thứ đều trôi qua” và “không thể hai lần lội xuống một khúc sông”. Trong khi khẳng định mọi thứ đều biến đổi, phái Iôni cũng cho rằng mọi thứ đều xuất phát từ một vật chất ban đầu và từ đó đã phát triển lên, tức là chúng có chung nguồn gốc.
Hy Lạp cổ đại
Trường phái khoa học
Trường phái Pitago
Trường phái Pitago do Pitago (khoảng 580 – 500 TCN) sáng lập. Phái Pitago cho rằng những con số có một vai trò thần thánh và chúng điều khiển thế giới. Pitago đã tìm ra những quan hệ số lượng quan trọng: nếu một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng 3 và 4 thì cạnh huyền bằng 5, nếu 3 dây đàn như nhau có những độ dài thỏa mãn tỉ lệ 3 : 4 : 5 thì chúng phát ra một hợp âm hài hòa, du dương… Từ nội dung tích cực của sự phân tích các quan hệ số lượng trong các hiện tượng thiên nhiên, phái Pitago đã gán cho các con số những tính chất thần bí: số 1 là nguồn gốc của mọi vật, số 2 là nguồn gốc của mâu thuẫn,…, số 10 là sự toàn vẹn, thiêng liêng.
Hy Lạp cổ đại
Trường phái khoa học
Trường phái Êlê
Người tiêu biểu cho trường phái Êlê là Zênôn (khoảng 490 – 430 TCN). Tư tưởng về vật chất ban đầu của phái Iôni được nhiều người chấp nhận nhưng nó không giải thích được sự đa dạng và sự biến đổi không ngừng của thế giới tự nhiên. Để giải quyết mâu thuẫn đó, phái Êlê chủ trương rằng thế giới tĩnh tại, những sự chuyển động quanh ta chỉ do ta tưởng tượng ra, do các giác quan lừa dối ta. Tư tưởng đó hoàn toàn trái ngược với kinh nghiệm sống hằng ngày, nhưng để phủ nhận chuyển động và biến đổi, Zênôn đã đưa ra những lập luận gọi là aporia (lập luận dẫn đến bế tắc). Một trong những aporia nổi tiếng là aporia về Asin và con rùa: Lực sĩ Asin không bao giờ đuổi kịp con rùa.
Hy Lạp cổ đại
Toán học
Thales (642 – 548 TCN): nhà toán học, triết học, thiên văn học, là người đã đặt nền móng cho khoa học và triết học. Ông đã chỉ ra rằng:
+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn.
+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau.
+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông.
+ Là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ ông tìm ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức.
+ Dự báo một cách chính xác ngày xảy ra nguyệt thực ở Milê (28 – 05 – 585 TCN).
Nhà toán học, triết học, thiên văn học Talet
Định lí Talet trong tam giác
Pythagore (580 – 500 TCN) là người đem lại nhiều biến đổi cho nền toán học thế giới:
+ Định lý Pythagore “tổng hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác vuông”.
+ Chứng minh: tổng các góc trong 1 tam giác bằng 180 độ.
+ Đưa ra những định nghĩa về điểm, đường; khái niệm vô cực và về số vô tỷ.
+ Ông cho rằng trái đất hình tròn và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định
+ Độ cao âm thanh của một sợi dây căng hai đầu khi cho dao động sẽ phụ thuộc vào chiều dài của sợi dây ấy. Chiều dài sợi dây giảm đi một nửa thì âm thanh sẽ tăng lên một quãng 8.
+ Được coi là bậc thầy về những con số.
Toán học
Hy Lạp cổ đại
Pitago
Tam giác Pitago
Hy Lạp cổ đại
Vật Lí
Archimede (285 – 212 TCN) là người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng nó vào việc giải phóng sức lao động của con người, như đòn bẩy, ròng rọc... Ông là người phát minh ra nguyên lý đòn bẩy và là tác giả của định luật nổi tiếng mang tên ông về sức đẩy của nước. Ông còn là người chế tạo ra hệ thống máy móc đầu tiên ở Hy Lạp (máy bắn đá, gương hội tụ, chân vịt dùng để hút nước…). Đặc biệt, ông là người đã đưa ra phương pháp tính diện tích hình nón và hình cầu, tính được trị số Pi nằm giữa hai số 3 x 10/71 và 3 x 1/7.
Nguyên lý đòn bẩy
“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên!”
Chúc thầy và các bạn sức khỏe, hạnh phúc
Chúc thầy và các bạn sức khỏe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)