Văn hóa các dân tộc thiểu số
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Sơn |
Ngày 27/04/2019 |
119
Chia sẻ tài liệu: Văn hóa các dân tộc thiểu số thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1. Nền văn minh Đại Việt tồn tại trong khoảng thời gian nào?
Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVIII
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII
Từ thế kỷ X đến cuối T.K XVIII
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX
2. Tại sao gọi là văn minh Đại Việt? (Em hãy phân biệt nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc với nền văn minh Đại Việt)
3. Trình bày những thành tựu chủ yếu của nên văn minh Đại Việt?
Sau khi học xong tiết học này, HS phải thể hiện được sự hiểu, biết của mình về chủ đề bằng cách:
1. Liệt kê được 6 vùng văn hóa của nước ta và chứng minh nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa “đa dạng trong thống nhất”.
2. Thấy được những nét cơ bản nhất về đời sống kinh tế - vật chất và đời sống văn hóa – tinh thần của các tộc người thiểu số ở Việt Nam.
Mục tiêu tiết học
Việt Nam được chia thành những vùng văn hóa nào? Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
Tại sao nói nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa “đa dạng trong thống nhất”?
VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC
Địa bàn cư trú của các tộc người thiểu số:
THÁI, MƯỜNG, H’MÔNG, KHƠ MÚ,…
VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC
Địa bàn cư trú chủ yếu của các tộc người thiểu số:
TÀY, NÙNG, DAO, H’MÔNG, LÔLÔ,…
VÙNG VĂN HÓA
CHÂU THỔ BẮC BỘ
Địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt (dân tộc Kinh)
VÙNG VĂN HÓA TRUNG BỘ
Địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt (dân tộc Kinh) và người dân tộc Chăm
VÙNG VĂN HÓA
TRƯỜNG SƠN – TÂY NGUYÊN
Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số:
Ê ĐÊ, GIA RAI, BA NA, XƠĐĂNG,…
VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ
Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc :
NGƯỜI VIỆT, KHƠ ME, CHĂM, NGƯỜI HOA, X-TIÊNG,…
Văn hóa Việt Bắc Văn hóa Trung Bộ
Văn hóa Tây Bắc Văn hóa Tây Nguyên
Văn hóa Bắc Bộ Văn hóa Nam Bộ
Địa bàn cư trú chủ yếu của các tộc người thiểu số là miền núi, trung du và đồng bằng ven biển.
Do hoàn cảnh địa lý và điều kiện tự nhiên ở các vùng – miền của nước ta khác nhau nên đã hình thành 6 vùng văn hóa:
Các vùng văn hóa VN tuy có những nét khác nhau (về trang phục, phong tục lễ hội,…) nhưng đều có những điểm chung giống nhau (cùng sống trên dải đất Việt Nam, đều có chung huyền thoại, truyền thuyết nói về nguồn gốc của dân tộc mình, đều trồng lúa nước, ăn cơm bằng đũa, tục thờ cúng tổ tiên, biết ơn bố mẹ và người có công,…) Nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa “đa dạng trong thống nhất”.
Nhóm 1: Các dân tộc thiểu số ở nước ta thường sống bằng nghề kinh tế gì là chủ yếu? Vì sao lại như vậy?
Nhóm 2: Nhà Rông là một loại hình về kiến trúc độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên. Hãy trình bày sự hiểu biết của mình về loại hình kiến trúc này ?
Nhóm 3: Trang phục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
Nhóm 4: Nhận xét về đời sống kinh tế - vật chất của các tộc người thiểu số ở nước ta?
Thời gian: 3 phút
Các dân tộc thiểu số ở nước ta sống chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông - lâm nghiệp (do địa bàn cư trú ở rừng núi, ven đồi, ít tiếp xúc và giao lưu với đồng bằng, đô thị): trồng lúa trên nương rẫy, làm ruộng bậc thang, chăn nuôi trâu bò theo bầy đàn, dệt vải,…
Ở miền núi, các dân tộc sống theo các làng, bản và mang tính cộng đồng cao, trong đó già làng là người có vai trò lớn nhất.
Đời sống kinh tế - vật chất của họ rất đạm bạc, giản dị, nhưng lại mang nhiều sắc thái độc đáo: thích ăn cơm nếp, uống rượu cần, ở nhà sàn, nữ mặc váy, nam đóng khố - cởi trần,…
NX: Các tộc người thiểu số ở VN sống gần gũi và hòa nhập với thiên nhiên, có nhiều nét tương đồng với đời sống của người Việt cổ nó phản ánh trình độ văn minh, kỹ thuật chưa phát triển nhưng lại có nhiều kinh nghiệm truyền thống lâu đời quý báu.
NEXT
BACK
Các em biết gì về những tục lệ của người dân tộc?
Người dân tộc thiểu số coi trọng đời sống tình cảm tín
ngưỡng, nhưng quan hệ xã hội chủ yếu dựa theo tục lệ
(tục nối dây, tục bắt vợ, tục ở rể,…)
Họ quan niệm con người và vạn vật đều có linh hồn, nên họ
mang tín ngưỡng thờ đa thần.
Họ ưa thích các lễ hội và thường tham gia nghệ thuật múa
hát vào dịp Tết nguyên đán, lễ hội đầu xuân, Tết dân tộc,…
Họ cũng có nhiều loại hình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo
(Tháp Chàm của người Chăm, tượng nhà mồ ở Tây Nguyên)
2. Em biết gì về những lễ hội và nghệ thuật múa hát của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam ?
Tháp Chàm ở Bình Thuận – Việt Nam (kiến trúc Hin-đu giáo)
Văn hóa của các dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng vào
làm phong phú thêm nền văn hóa của cộng đồng người Việt.
Do hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam đã hình thành 6 vùng văn hóa khác nhau trải dài khắp đất nước.
Các vùng văn hóa Việt Nam không có điểm tương đồng nào giống nhau.
Các vùng văn hóa nước ta tuy có những nét khác nhau về trang phục, phong tục, lễ hội nhưng đều có rất nhiều nét tương đồng.
Các dân tộc đều có truyền thuyết về dân tộc mình, đều ăn cơm bằng đúa, trồng lúa và thờ cúng tổ tiên,…
Người dân tộc thiểu số Việt Nam chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp.
Nhiều dân tộc, ngoài kinh tế nông-lâm nghiệp, họ còn chăn nuôi trâu bò theo bầy đàn và làm nghề chài lưới.
Người thiểu số thường ở trong những ngôi nhà cao tầng và nhà lợp ngói.
Nhiều dân tộc thích ăn cơm nếp, uống rượu cần, hút thuốc bằng tẩu dài và thường sống ở nhà sàn.
Trang phục của nam giới thường là đóng khố, cởi trần và phụ nữ là mặc váy.
Họ không coi trọng đời sống tình cảm tín ngưỡng.
Đa số người dân tộc tin con người và vạn vật đều có linh hồn, nên họ thờ đa thần.
Họ có nhiều lễ hội và nghệ thuật múa đặc sắc
Yếu tố nào chứng tỏ đời sống k.tế - vật chất và văn hóa tinh thần của người dân tộc thiểu số VN rất đa dạng và phong phú?
Vì sao nói
Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa dạng trong thống nhất?
Do hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam đã hình thành 6 vùng văn hóa khác nhau trải dài khắp đất nước.
Các vùng văn hóa Việt Nam không có điểm tương đồng nào giống nhau.
Các vùng văn hóa nước ta tuy có những nét khác nhau về trang phục, phong tục, lễ hội nhưng đều có rất nhiều nét tương đồng.
Các dân tộc có truyền thuyết về dân tộc mình, đều ăn cơm bằng đúa, trồng lúa và thờ cúng tổ tiên,…
Họ sống dựa vào kinh tế nông - lâm nghiệp.
Ngoài kinh tế nông-lâm nghiệp, họ còn chăn nuôi trâu bò theo bầy đàn và làm nghề chài lưới.
Người thiểu số thường ở trong những ngôi nhà cao tầng và nhà lợp ngói.
Nhiều dân tộc thích ăn cơm nếp, uống rượu cần, hút thuốc bằng tẩu dài và thường sống ở nhà sàn.
Trang phục của nam giới thường là đóng khố, cởi trần và phụ nữ là mặc váy.
Họ không coi trọng đời sống tình cảm tín ngưỡng.
Đa số người dân tộc tin con người và vạn vật đều có linh hồn, nên họ thờ đa thần.
Họ có nhiều lễ hội và nghệ thuật múa đặc sắc
Yếu tố nào chứng tỏ đời sống k.tế - vật chất và văn hóa tinh thần của người dân tộc thiểu số VN rất đa dạng và phong phú?
Vì sao nói
Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa dạng trong thống nhất?
Đàn Đá ở Tây Nguyên
Đàn T’rưng ở Tây Nguyên
Khèn ở Tây Bắc
Đàn Tính hát Then ở Việt Bắc
BACK
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BÀI GIẢNG
1. Kích chuột vào dấu của Slide 1 để kiểm tra bài cũ ( có 3 câu hỏi – kích vào hình có bàn tay).
2. Ở Slide 5, kích chuột vào từng ô 1 (theo thứ tự 6 vùng văn hóa ) để hiện ra các vùng văn hóa Việt Nam trên bản đồ).
3. Ở Slide 8, kích chuột vào từ “nam đóng khố, cởi trần” để minh họa trang phục của các dân tộc ở Slide 9 trên bản đồ: GV kích chuột vào từng ô 1 (theo thứ tự 6 vùng văn hóa). Sau khi minh họa xong thì bấm nút BACK để quay trở lại Slide 8. Kết thúc Slide 8, GV cần bấm nút NEXT để sang Sldie 10.
4. Ở Slide 10, sau khi kích chuột hiện lên câu hỏi số 2, GV kích chuột vào chữ “Tết dân tộc” (có hình bàn tay) để minh họa về một số điệu múa hát của người dân tộc ở Slide 14 (kích vào hình bàn tay, khi không muốn cho HS xem nữa ta lại kích chuột vào hình đó). Sau khi minh họa xong thì bấm nút “BACK” để quay trở về Slide 10.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Sơn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)