VĂN HỌC NGA

Chia sẻ bởi Trần Thị Kim Thanh | Ngày 19/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: VĂN HỌC NGA thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

1. Phân tích, bình luận, chứng minh tiểu thuyết Anna karenina
Từ chủ nghĩa hiện thực đến tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX
        1.1.   Chủ nghĩa hiện thực
Trong Từ điển giản yếu về văn học nước ngoài, Abrams đã chỉ ra chủ nghĩa hiện thực bao gồm hai tầng ý:
h  Chỉ trào lưu văn học thế kỉ XIX, đặc biệt là chỉ trào lưu văn nghệ trong tiểu thuyết (lấy Balzac của nước Pháp, George Eliot của Anh làm chủ soái)
h  Chỉ thủ pháp miêu tả hiện thực cuộc sống xuất hiện trong mọi thời đại, điển hình là những tác phẩm trong trào lưu lịch sử này”. 
Từ điển thuật ngữ văn học của Trần Đình Sử  (đồng chủ biên) đã định nghĩa chủ nghĩa hiện thực ở hai nghĩa:
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực được dùng để xác định quan hệ giữa tác phẩm văn học với hiện thực, bất kể tác phẩm đó của nhà văn thuộc trường phái hoặc khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gần như đồng nghĩa với khái niệm sự thật đời sống, bởi tác phẩm nào cũng phản ánh hiện thực. Từ việc định nghĩa đó,
có thể nói khi tìm về hiện thực cũng như chủ nghĩa hiện thực của các nhà văn thì sẽ nhấn mạnh vấn đề các tác phẩm đó gần gũi, gắn bó với cuộc sống, mang tính chân thực sâu sắc. Cách hiểu như thế hiện nay không còn lưu hành nữa vì nó không mang lại hiệu quả gì cho nghiên cứu văn học. Bởi lẽ, chủ nghĩa hiện thực không chỉ đơn thuần là gần gũi với hiện thực, là chân thực khách quan, mà nó phải có một nguyên tắc thẩm mĩ nào đó để mọi người có thể khám phá và đi sâu vào những cái đẹp.
Thứ hai, theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa hiện thực là một khái niệm chỉ một phương pháp nghệ thuật hay một khuynh hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ, xác định trên cơ các nguyên tắc mĩ học sau: Mô tả cuộc sống bằng hình tượng tương ứng với bản chất những hiện tượng của cuộc sống và bằng điển hình hóa các sự kiện của thực tế đời sống. Nguyên tắc mĩ học tiếp theo là thừa nhận sự tác động qua lại giữa con người và môi trường sống, giữa tính cách và hoàn cảnh, các hình tượng nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa hướng tới cái thiện, cái chân thực của các mối quan hệ khác của con người và hoàn cảnh. Đồng thời, cùng với sự điển hình hóa nghệ thuật, coi trọng những chi tiết cụ thể và độ chính xác của chúng trong việc miêu tả con người và cuộc sống, coi trọng việc khách quan hóa những điều được mô tả, làm cho chúng “tự” nói lên được tiếng nói của mình. Đây là nguyên tắc thẩm mĩ cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực.
Như vậy, chủ nghĩa hiện thực nảy sinh như sự thừa kế đồng thời như sự đối trọng với chủ nghĩa lãng mạn. Trái với chủ nghĩa lãng mạn luôn hướng đến vẻ đẹp của trí tưởng tượng và cảm xúc bay bổng, cái đẹp là cái vượt lên bề mặt chật hẹp của cuộc sống thường nhật, thì chủ nghĩa hiện thực yêu cầu người nghệ sĩ nhập thế trở lại, viết về cuộc sống và con người như nó vốn có dưới một hình thức mạch lạc, rõ ràng, không tô điểm cầu kì. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa các giai cấp xã hội. Quay về nhìn thẳng vào sự thật, các nhà văn chân chính đã kiến giải một cách tường minh rằng: nội dung cơ bản của những quan hệ xã hội là vấn đề mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Để có cái nhìn trực tiếp, đa diện, và bản chất nhất đối với chuyển biến xã hội, mà được đánh dấu là bước trưởng thành trong thế giới quan so với chủ nghĩa lãng mạn, nhà văn hiện thực còn được cung cấp vốn hiểu biết, tri thức nhất định do sự kết tinh từ thành tựu của khoa học. Tất cả những đặc điểm về tình trạng xã hội và những thành tựu khoa học chính là cơ sở, tiền đề cho nhận thức của các nhà văn về quy luật sinh tồn và sự vận động của xã hội.
 Tiểu thuyết hiện thực Nga
Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng tiểu thuyết đã dần vươn lên vị trí hàng đầu trong nền văn học Nga, trở thành bách khoa thư nghệ thuật của thời đại. Sự mở rộng về mặt nội dung kéo theo sự thay đổi về cơ bản hình thức: với bản chất tự sự, tiểu thuyết đồng thời thu vào mình thêm cả những đặc tính vốn thuộc thi ca và kịch. Tính chất tổng hợp chính là đặc trưng nổi bật của tiểu thuyết Nga thế kỷ XIX và cũng là nguyên nhân quan trọng giúp nó chiếm vị trí trung tâm trong văn học Nga và văn học thế giới.
Thời đại tiểu thuyết hiện thực Nga mở ra trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Kim Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)