VĂn HK2 Quảng Nam 10 2015-2016

Chia sẻ bởi Cao Duy Lâm | Ngày 26/04/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: VĂn HK2 Quảng Nam 10 2015-2016 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2015 - 2016






HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
(Hướng dẫn chấm này có 02 trang)


A. Hướng dẫn chung

- Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu trong Hướng dẫn chấm để đánh giá một cách tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm.
- Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng nhưng hợp lí.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ.

B. Hướng dẫn cụ thể


I. Đọc - hiểu (3.0 điểm)


1/ Đoạn trích được trích từ tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa/ Tam quốc chí... của La Quán Trung.
0.5

2/ Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
0.5

3/ Khí vị chiến trận được miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh: toán quân mã, cờ hiệu, bát xà mâu, đâm, chém, hồi trống...
- Chọn đúng 3 từ trở lên : 0,5 đ
- 1 - 2 từ : 0,25đ

0.5

4/ Chi tiết "Trương Phi thẳng cánh đánh trống" thể hiện nét tính cách nóng nảy, bộc trực của nhân vật Trương Phi (Có thể diễn đạt cách khác như: không tin lời nói, chỉ tin việc làm... )
0.5


5/ Nhân vật từng "kết nghĩa vườn đào" với Quan Công, Trương Phi: Lưu Bị/ Lưu Huyền Đức.
0.5


6/ Hồi trống Cổ Thành là:
- Tiếng trống thách thức: đặt Quan Công vào một thử thách đặc biệt (đối mặt với cái chết).
- Tiếng trống minh oan: chứng thực lòng trung nghĩa của Quan Công, giải tỏa mối nghi ngờ của Trương Phi về Quan Công.
- Tiếng trống đoàn tụ: anh em đã sum họp với nhau sau một thời gian dài li tán.
+Đúng 2/3 ý: 0,5
+Đúng 1 ý : 0,25
0.5

II. Làm văn (7.0 điểm)


 I. Yêu cầu về kĩ năng
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; trình bày được suy nghĩ của bản thân; đảm bảo bố cục ba phần của một bài văn; xây dựng luận điểm, luận cứ rõ ràng; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; văn có hình ảnh, cảm xúc; viết đúng chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2.0

II. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, kiến thức cuộc sống, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các nội dung cơ bản sau:
5.0

1/ Nêu được vấn đề cần nghị luận
0.5

2/ Cảm nhận đoạn thơ
Cảm nhận được:
3.0

a/ Tình huống trao duyên: Sau khi bán mình cứu cha và em khỏi đòn tra khảo của bọn sai nha, Kiều muốn Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng để "trả nghĩa". Đoạn trích là lời của Thúy Kiều nói cùng Thúy Vân.
 0.5

b/ Cách mở đầu với những lời lẽ đặc biệt, khác thường: Trao duyên là chuyện hệ trọng, khó nói nên ngôn ngữ của Kiều rất trịnh trọng, tha thiết, có cả sự hàm ơn (Cậy, chịu, lạy, thưa)
 0.5

c/ Kiều nêu lí do trao duyên và thuyết phục em
- Biến cố cuộc đời khiến Kiều vì chữ hiếu mà hi sinh mối tình đầu, một tình yêu thắm thiết nhưng mong manh, ngắn ngủi (Kiều rất tế nhị khi kể vắn tắt mối tình của mình với chàng Kim - Kể từ khi gặp... khi đêm chén thề)
- Kiều nêu ra những lí do để thuyết phục em (ngày xuân... còn dài, xót tình máu mủ, ... hãy còn thơm lây). Cách nói của Kiều thông minh, khéo léo, chân thành; vừa tác động vào nhận thức của Thúy Vân vừa chạm vào miền huyết thống thiêng liêng khiến Vân xúc động mà nhận lời.
- Việc kết hợp ngôn ngữ trang trọng (Cậy, thưa...) với những lời nói nôm na, giản dị (lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối...) càng tăng tính biểu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Duy Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)