Vấn đè toàn cầu

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Ngà | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: vấn đè toàn cầu thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRÊN PHẠM VI TOÀN CẦU
MỤC LỤC
SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC
VẤN ĐỀ CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN VÀ
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NGHÈO ĐÓI
1.Khái niệm:
Sự gia tăng dân số là một chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng sự hênh lệch giữa mức sinh và mức tử trong một khoảng thờ gian nhất định.
SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ



Đầu công nguyên dân số khoảng 200-250 triệu người.
Năm 1000 sắp xỉ 288 triệu người.
Năm 1804 dân số thế giới 1 tỉ người
Năm 1960 dân số thế giới 3 tỉ người
11/7/1987 dân số đạt 5 tỉ người.
Hiện nay dân số là 6.877.200.000 người.
Dự kiến năm 2015 là 7,8 tỉ người, năm 2050 có thể là 9,5 tỉ người.
Cứ một phút trên Trái Đất chết đi một người nhưng sinh thêm bốn người, như vậy gia tăng tự nhiên là ba. Mỗi phút trên Trái Đất tăng thêm 150 trẻ em, mỗi năm dân số thế giới tăng thêm khoảng 80 triệu người (tương đương với số dân của một quốc gia đứng hàng thứ 10 trên thê giới).
2. Sự gia tăng dân số trên thế giới

. Trong số hơn 200 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới thì 11 quốc gia đông dân nhất có số dân trên 100 triệu người mỗi nước, chiếm 1/6 dân số thế giới. Trong khi đó 17 nước ít dân nhất chỉ có số dân từ 0,01-0,1 triệu người mỗi nước.
Châu Á là châu lục có dân số đông nhất, tiếp đến là Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu, Châu Đại Dương.
Tuy nhiên sự gia tăng dân số không giống nhau ở các nước.
Nhóm các nước đang phát triển: từ năm 1960 trở lại đây dân số các nước đang phát triển tăng nhanh, chính vì vậy mà dân số các nước đang phát triển ngày càng chiếm tỉ lệ cao.
Năm 1950 dân số các nước đang phát triển chiếm 67% dân số thế giới
Năm 2000 dân số thế giới chiếm 79,8%
Năm 2005 dân số thế giới chiếm 85%




Và theo thống kê của Liên Hợp Quốc từ năm 1975 – 2000 trong số 2,2 tỉ người tăng thêm 90% là ở các nước đang phát triển. Chính vì vậy tạo nên hiện tượng “bùng nổ dân số” .

Đối với nhóm nước đang phát triển, dân số là một vấn đề đươc quan tâm hàng đầu. Từ đó nảy sinh hàng loạt vân đề về kinh tế - Xã hội, văn hóa…
.
Đối với các nuớc phát triển sự gia tăng dân số có chiều hướng ngược lại và dân số các nước phát triển ngày càng giảm dần.
Năm 1950 chiếm khoảng 33% dân số thế giới
Năm 2000 còn lại 16% dân số thế giới.
Nhìn chung mức tăng dân số chậm, thậm chí có nước không tăng dân số, nhất là các nước ở Tây Âu.
Đối với những nước này “dân số già” chiếm tỉ lệ ngày càng cao tạo nên áp lực trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội. Một số nước đưa ra biện pháp khuyến khích tăng dân số.

3. Sự gia tăng dân số ở Việt Nam
Dân số Việt Nam khoảng 80 triệu người (trong đó thành thị 24,4%, nông thôn 75,6%).
Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình khoảng 2,0%.
Những vùng có tỉ lệ gia tăng cao là Tây Nguyên, miền núi và Trung Du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và đông băng sông Hồng.

Thường gặp ở vùng duyên hải Trung Bộ và đồng sông Cửu Long có mức gia tăng dân số thấp.
Dân số tập trung chính ở đồng băng Bắc Bộ và Nam Bộ với mật độ từ 350 – 1065người/km2, ở mièn núi dân cư thưa thớt khoảng 26 – 70 người/km2 , song tỉ lệ này tăng nhanh do lượng nhập cư từ các miền khác đến.

Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan :
* Tâm lý, tập quán của người dân trong xã hội nông nghiệp.
* Chịu ảnh hưởng  của tư tưởng phong kiến về việc sinh con, muốn có đông con, phải có con trai còn rất nặng nề là nguyên nhân khó khăn, phức tạp và lâu dài trong việc thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con, bảo đảm cân bằng giới tính và nâng cao chất lượng dân số.

Nguyên nhân chủ quan là:
* Thiếu kiên định trong việc thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con.
* Mặt khác, các biện pháp thực hiện công tác DS-KHHGÐ thiếu đồng bộ. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục chưa đầy đủ, chưa huy động được lực lượng toàn xã hội tham gia.
* Nhận thức của một bộ phận người dân về vấn đề dân số còn thấp.
Hậu quả
Dân số gia tăng quá nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển trên thế giới đã ảnh hưởng toàn diện đến chất lượng cuộc sống .
Hiện nay gia tăng tự nhiên của dân số vẫn lớn 2%, vì thế sản lượng lương thực không đáp ứng đủ số người mới sinh thêm. Do vậy, trên thế giới hiện tượng đói lương thực vẫn còn nặng nề. có tới 750 triệu người đói triền miên.
Dân số tăng nhanh gây ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.
Ở Việt Nam lực lượng lao động tăng tự nhiên mỗi năm tăng khoảng 1,2 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,4%, nông thôn là 73,8%.
Dân số tăng càng nhanh chất lượng cuộc sống càng giảm. Đầu tư cho giáo dục kém => Nền kinh tế kém phát triển.



Dân số tăng nhanh dẫn tới việc khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên đất: bị cạn kiệt và suy thoái. Sự tăng dân số nhanh lam cho con người khai thác độ màu mỡ của đất quá mức =>đất ngày càng bị thoái hóa.
Tài nguyên nước: nhu cầu sử dụng nước ngọt càng nhiều và ô nhiễm môi trường nước càng tăng.
Tài nguyên rừng: dân số tăng nhanh làm cho rừng bi tàn phá nhiều và làm đảo lộn sự cân bằng của hệ sinh thái.
Khoáng sản: ngày càng bị cạn kiệt
Ô nhiễm môi trường: dân số tăng nhanh công nghiệp phát triển môi trường tự nhiên bị phá hủy => ô nhiễm môi trường càng nặng.
Ở Việt Nam tình trạng ô nhiễm nước, không khí và tiếng ồn càng thêm nặng nề cùng với sự gia tăng dân số.

Biện pháp
Nhanh chóng củng cố, ổn định và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình trong hệ thống tổ chức bộ máy của ngành Y tế; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động cho người dân.
Mở rộng thử nghiệm một số mô hình nâng cao chất lượng dân số, chú trọng kiểm soát chặt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh để đề xuất và thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp, đảm bảo duy trì cơ cấu giới tính khi sinh ở mức cho phép.
Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số.
Tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho người dân.
Thay đổi phong tục tập quán của một bộ phận người dân.
41% dân số châu Phi là dưới 15 tuổi
Trẻ em ở một vùng nông thôn Ấn Độ
VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC
Lương thực thế giới: Bức tranh ảm đạm
Người bị đói chủ yếu đang sống ở đâu?
Khủng hoảng lương thực đã ảnh hưởng mạnh tới những người nghèo nhất ở các nước đang phát triển.
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng lương thực
Thực trạng ở Việt Nam
Lương thực thế giới: Bức tranh ảm đạm

Những cuộc bạo động và biểu tình vì lương thực ở Haiti, Philippines, Ethiopia, Indonesia và một số quốc gia khác.
20 nghìn công nhân dệt may tại Bangladesh trong những ngày tuyệt vọng vì đói kém đã biểu tình với sự giận dữ, càng làm gia tăng quan ngại về những bất ổn trong xã hội tiếp tục lan rộng, công nghiệp dệt may chiếm khoảng 3/4 tỉ trọng xuất khẩu của Bangladesh.
Giá lương thực bắt đầu gia tăng trong ba năm qua, nhưng vài tháng gần đây thì thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát. Trong 12 tháng, giá lương thực tăng trung bình 56%, giá bột mỳ tăng 92% và gạo - nguồn lương thực của một nửa dân số thế giới - tăng 96%.
Bóng ma của sự thiếu đói ngày một hiện diện rõ ràng, và cơn khủng hoảng lại trở nên tồi tệ hơn do những dự đoán chưa chính xác.
Giá lương thực vẫn ở mức cao tại các nước đang phát triển mặc dù tình hình lương thực toàn cầu đã được cải thiện và giá lương thực thế giới đã giảm nhiều. Đây là lời cảnh báo của FAO trong báo cáo mới nhất mang tựa đề “Triển vọng mùa màng và tình hình lương thực”. Vấn nạn này làm gia tăng khó khăn cho hàng triệu người nghèo vốn đã bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

Có 32 quốc gia trên thế giới hiện đang ở trong tình trạng bất ổn về an ninh lương thực. FAO cho biết giá lương thực tại các nước đang phát triển nhìn chung vẫn ở mức rất cao, trong một số trường hợp còn ở mức kỷ lục. Một phân tích về giá cả lương thực tại 58 nước đang phát triển cho thấy khoảng 80% giá cả lương thực cao hơn so với 12 tháng trước đây và khoảng 40% giá cả cao hơn so với thời điểm 3 tháng trước. 17% giá cả đạt mức cao nhất trong lịch sử.
Tình hình nghiêm trọng nhất tại các nước tiểu vùng Saharan – Châu Phi. Giá gạo tại các nước này cao hơn nhiều so với thời điểm 12 tháng trước đó, trong khi giá ngô và kê cao hơn 89% so với thời điểm 1 năm trước.
Giá lương thực vẫn ở mức cao tại các vùng khác, đặc biệt tại Châu Á với giá gạo và vùng Trung và Nam Á là giá ngô và lúa mỳ.
Tình trạng an ninh lương thực bất ổn chủ yếu tại Châu Á, đặc biệt tại các vùng ở Afghanistan, Sri Lanka và Myanmar. Tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, khẩu phần ăn hàng ngày của người dân bị giảm xuống một nửa do nguồn lương thực giảm sút.
Tại Đông Phi, hơn 17 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn an ninh lương thực nghiêm trọng do mất mùa. Tại Somalia, khoảng 3.2 triệu người đang cần cứu trợ lương thực.
Tại Nam Phi, giá lương thực cao, việc nhập khẩu lương thực chậm trễ và nhu cầu tăng cao trong những tháng cao điểm của nạn đói ảnh hưởng đến an ninh lương thực của 8.7 triệu người bao gồm hơn 5 triệu người tại Zimbabwe nơi dịch tả vẫn đang hoành hành tạo mối đe doạ lớn đến sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân.
Giá  gạo chỉ dao động một chút đã đủ làm người nghèo khốn đốn (Ảnh EPA)
- Từ đầu năm tới nay, các tổ chức quốc tế như FAO, IMF, WB đã đưa ra nhiều nhận định về tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu và những hệ lụy đối với các nước nghèo. Mặc dù thời điểm công bố khác nhau, nhưng bức tranh lương thực thế giới được các bản báo cáo mô tả, đều mang cùng một màu ảm đạm.
Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo tình trạng thiếu hụt lương thực có thể khiến 100 triệu người lâm vào cảnh khốn cùng, trong khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán hàng trăm nghìn người có thể bị chết đói. Tổ chức lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cũng cảnh báo tình trạng nhiều quốc gia trên thế giới hiện đã phải dùng tới nguồn lương thực dự trữ hoặc bị khủng hoảng lương thực phải chờ viện trợ từ bên ngoài. Theo FAO, trong năm 2007, giá lương thực toàn cầu đã tăng gần 40%, khiến đời sống người nghèo ngày càng khó khăn.
 
Người bị đói chủ yếu đang sống ở đâu?
Trong năm 1999, hơn 1 tỷ người bị suy dinh dưỡng – lượng thực phẩm tiêu thụ hằng ngày của họ cung cấp năng lượng ở dưới mức tối thiểu – không phải vì trên thế giới không có đủ lương thực, mà vì nhiều người không đủ tiền mua. Ít nhất 30% lượng thực phẩm bị lãng phí. Tuy tỷ lệ người bị đói cao nhất là ở vùng Hạ Sahara – tương ứng khá sát với tình hình đói nghèo ở đây – nhưng đa số người bị suy dinh dưỡng trên thế giới hiện đang sống ở châu Á.


Khủng hoảng lương thực đã ảnh hưởng mạnh tới những người nghèo nhất ở các nước đang phát triển.
Suy thoái đã làm cho số người nghèo đói trong thế giới tăng mạnh, có thể lên tới 1 tỷ người trong năm nay. Điều đáng quan tâm là, gần như toàn bộ số người thiếu dinh dưỡng của thế giới lại thuộc về các nước đang phát triển, trong đó châu Á - Thái Bình Dương có 642 triệu người, cận xa mạc Xahara 265 triệu người, Mỹ Latinh và vùng Caribê 53 triệu người, Cận Đông và Bắc Phi 42 triệu người và ở các nước đang phát triển có 15 triệu người. Như vậy, suy thoái kinh tế và khủng hoảng lương thực đã làm bộc lộ rõ những khiếm khuyết của hệ thống an ninh lương thực toàn cầu.
Đến nay, suy thoái kinh tế, khủng hoảng lương thực đang dần được khắc phục, nhưng số người thiếu ăn vẫn tăng liên tục (tuy tốc độ tăng đã chậm lại).
Hiện nay, thế giới có đủ kinh nghiệm về kinh tế và kỹ thuật để loại bỏ đói nghèo, song nhiều nước vẫn chưa tìm ra các giải pháp cơ bản.
Thực tế cho thấy, thế giới đang có số người đói cao nhất, trong khi số lương thực hiện có để trợ giúp lại ít nhất trong nhiều năm qua.
Do vậy, vấn đề cốt lõi để giải quyết an ninh lương thực là phải đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nhất là ở các nước đang phát triển, vì nông nghiệp mạnh không chỉ là nhân tố quan trọng để chống đói nghèo, mà còn là chìa khóa phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm hòa bình, ổn định trên thế giới.
Tại sao chúng ta không thể tiếp tục duy trì chiến lược phát triển nông nghiệp có từ thời “cách mạng xanh” nữa?
- Lượng nước dự trữ trên quả đất không phải là vô tận, nên không thể cứ tưới... vô hạn mãi!
Nữ chuyên viên nông học gạo cội người Đức Sandria Postele, bình luận – Giờ đây, vấn đề nước tưới lại trở thành mối lo ngại. Trong những năm gần đây, lượng nước ngọt được dành để tưới chỉ riêng cho khu vực châu Phi và Trung Đông, đã vượt gấp 20 lần tổng dung lượng nguồn nước của dòng sông Nile – con sông dài nhất thế giới. Nếu mọi việc cứ tiếp tục như trước, sẽ “moi” ở đâu ra một lượng nước tưới khổng lồ như thế nữa?”.
Đất canh tác cứ thu hẹp dần bởi “đà” đô thị cũng như kỹ nghệ hóa, do vậy không thể tăng thêm được sản lượng lương thực trên một “mặt bằng” ngày càng... teo tóp dần! Ví dụ điển hình là ở Trung Quốc, tại quốc gia đông dân nhất hành tinh này: Chỉ trong vòng 7 năm trở lại đây (1999-2006) các hãng, xưởng và công ty đã “nuốt” chí ít cả 1,2 triệu hécta đất nông nghiệp – chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất canh tác sang đất công nghiệp.
- Đất đai cứ dần bạc màu theo thời gian sử dụng, khiến nhiều giống cây có năng suất tiềm tàng không thể phát triển được như khả năng vốn có!
- Phân bón nhân tạo không những làm biến dạng thổ nhưỡng đất, mà còn tác động trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng các nông phẩm sau thu hoạch!
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng lương thực
Theo Tổ chức Lương - Nông Liên Hợp quốc (FAO) vật giá leo thang là “thủ phạm” gây nên cuộc khủng hoảng này.
Tình trạng đầu cơ, tích trữ lương thực: các doanh nghiệp đầu mối đang tiếp tục gom hàng và huỷ hợp đồng với đối tác xuất khẩu.
Một số nước “vựa lúa” ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo:Thái Lan,Ai Cập, Ấn Độ,Campuchia…

Do nôn nóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để triển khai các dự án công nghiệp, dịch vụ mà hiệu quả mang lại không tương xứng. Bài học từ Philippines cho thấy, để đổi lấy các khu công nghiệp, nước này đã mất rất nhiều cánh đồng lúa phì nhiêu, dẫn đến “thảm cảnh” mỗi năm phải nhập 1,5 triệu tấn lương thực; hiện mỗi người dân chỉ được mua 3kg gạo với giá ưu đãi. Chính phủ nước này cũng dự định chi 960 triệu USD thực hiện một kế hoạch tổng thể mang tên “những cánh đồng” để vực dậy ngành nông nghiệp.

Giới nhà nông giờ đây đang đứng trước một thực tại nan giải: các giống cây trồng cứ biến dạng, thoái hóa dần, phân bón nhân tạo khiến môi trường sinh thái bị ô nhiễm trầm trọng, còn sự tưới tiêu thái quá làm bề mặt thổ nhưỡng ngày càng “cứng” thêm, khiến đất đai cứ bạc màu dần...
Vd: Tiêu biểu cho vấn đề này xảy ra ở Pakistan, trong gần nửa thế kỷ qua, hàng trăm nghìn hécta đất canh tác vốn trù phú bao đời nay đã biến thành... sa mạc.
Những nguyên nhân chủ quan (chiến tranh, hệ thống nông nghiệp yếu kém...)
Nhìn về Việt Nam
Đối với nước ta, dù đang dư gạo và chỉ chịu một phần hiệu ứng của tình trạng trên song rất cần coi đây là lời nhắc nhở nghiêm túc. Bởi việc đảm bảo an ninh lương thực vẫn tiếp tục đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết.
Đó là: Dân số nước ta đông, trong đó có đến 73% sống ở địa bàn nông thôn, đất canh tác không nhiều, nếu tính theo đầu người thì ở mức thấp nhất thế giới.
Hơn thế nữa, mỗi năm lại có thêm hàng chục nghìn ha đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển công nghiệp, đô thị.
Đó là chưa kể thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm nước biển xâm nhập, lấn chiếm diện tích đất canh tác.
Dự tính, Việt Nam sẽ là 1 trong 5 nước chịu thiệt hại nặng nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu. Với kịch bản nước biển dâng 1m, Đồng bằng sông Hồng sẽ mất 5.000km2 đất, Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập 15.000 - 20.000km2; tổng sản lượng lương thực giảm khoảng 5 triệu tấn.

Điều quan tâm hơn nữa là có những địa phương nhận thức và hành động không đúng, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực.
Có nơi, do nôn nóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã dùng đất “bờ xôi ruộng mật” để triển khai các dự án công nghiệp, dịch vụ mà hiệu quả mang lại không tương xứng.
Sự lãng phí đất nông nghiệp còn thể hiện ở khâu quy hoạch: Hai tỉnh liền kề đều mở khu công nghiệp trên đất lúa, thu hút các dự án có công nghệ giống nhau nên không thể lấp đầy; trong khi các địa phương khác còn rất nhiều đất đồi, đất bạc màu bỏ không.
Dự báo, từ nay đến năm 2025, nước ta có thể phải lấy 10 - 15% diện tích đất nông nghiệp và các loại đất khác để phục vụ phát triển công nghiệp.
Biện pháp
Chúng ta nên giữ mức hợp lý giữa giá nhà sản xuất đưa ra và giá mà người tiêu dùng chi trả.
Đưa ra các Chính sách dài hạn đến từ gốc thị trường, tạo ra động lực khuyến khích nhà sản xuất gia tăng sản lượng và thúc đẩy thu nhập cho người nghèo.
Vd: Trong nạn đói tại Bangladesh năm 1974, chính phủ đã thành công trong việc bảo vệ người nghèo ở thành phố khỏi tình trạng thiếu lương thực, nhưng lại làm vấn đề thêm trầm trọng ở khu vực nông thôn.
Vì thế, trong cuộc khủng hoảng như hiện nay, không có lối thoát nào hơn là giảm giá tiêu dùng.
Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp và phát triển lĩnh vực nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Phát triển công nghệ sinh học: gen tạo sức đề kháng chống côn trùng,gen đưa lại khả năng kháng thuốc diệt cỏ…
Mở rộng diện tích đất canh tác: khai phá những vùng đất hoang,cải tạo diện tích đất bạc màu thoái hoá…
Tăng cường thực phẩm trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Vấn đề cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường
I.TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1/ Khái niệm
2/ Phân loại
3/ Vị tí của tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế- xã hội
4/ Hiện trạng sử dụng tài nguyên
4.1.Trên thế giới
4.2. Ở Việt Nam
Tài nguyên thiên nhiên
1/ Khái niệm
Tài nguyên thiên nhiên(TNTN) là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.
2/ Phân loại
Có nhiều cách phân loại tài nguyên:
- Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản( than, dầu, khí…).
Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch…


Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên có thể bị hao kiệt
Tài nguyên không bị hao kiệt
(năng lượng mặt trời,
không khí…)
Tài nguyên
không
khôi phục
được(khoáng
sản …)
Tài nguyên
khôi phục
được
(đất trồng,
động,thực
vật..)
3/ Vị tí của tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế- xã hội

TNTN là một nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội
TNTN là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển
TNTN quan trọng cho tích lũy để phát triển
4/ Hiện trạng sử dụng tài nguyên
4.1.Trên thế giới
Theo báo cáo của WWF, từ năm 1966 đến nay, mức độ sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, rừng… đã tăng gấp đôi so với khả năng tái tạo của Trái đất.
Chỉ riêng trong năm 2007, mức độ này đã vượt quá 50% khả năng của hành tinh chúng ta đang sống. Hậu quả tất yếu là các đại dương bắt đầu bị axít hóa, giảm khả năng hấp thụ CO2 do Trái đất thải ra

Theo dõi quá trình sống của nhiều loài sinh vật khác nhau, WWF nhận thấy từ năm 1970-2007, số lượng động vật (được quan sát) giảm trung bình khoảng 30%.
Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng và thất thoát tài nguyên lại không cân bằng giữa các quốc gia. Trong khi các nước giàu chỉ mất khoảng 5% đa dạng sinh học thì các nước nghèo mất tới 58%. Tỷ lệ này ở các nước trung bình là 25%
4.2. Ở Việt Nam

Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ phát triển kinh tế như hiện nay, tài nguyên đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng 8,0 triệu ha đất nông nghiệp, bao gồm đất ở đồng bằng, ở các bồn địa giữa núi, ở đồi núi thấp và các cao nguyên.

Nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài động, thực vật biển và trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng v.v… là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta


Những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai thác không hợp lý tài nguyên ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy giảm nghiêm trọng.
Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài nguyên biển chưa sử dụng được bao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị khai thác quá mức.
Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay, độ che phủ của rừng đang ở mức báo động. Rừng chỉ còn chiếm 32% diện tích cả nước (1999). Đất đai nhiều vùng bị sói mòn, diện tích đất trồng, đồi trọc tăng lên đáng kể. Nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là ở khu vực ven biển, đầu nguồn và cửa sông bị phá hoại nặng nề. Nguồn gen động vật, thực vật bị giảm sút mạnh.
Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên trước hết là hậu quả trực tiếp của việc khai thác bừa bãi, không theo một chiến lược nhất định. Sau nữa là trình độ công nghệ khai thác của nước ta còn lạc hậu. Vì thế, tài nguyên bị lãng phí mà chi phí khai thác lại cao.
Bình nguyên Mộc Châu, Sơn La trước kia là một địa danh đẹp, khí hậu mát mẻ thoáng đãng nhưng giờ cũng trơ trọi, xơ xác.
Nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên?
Về chủ quan : Nhận thức người dân về môi trường chưa đầy đủ ( phá rừng, săn bắn động vật quý hiếm, lén lút khai thác khoáng sản làm sạt lở đồi núi, thải nước trong hoạt động sản xuất công nghiệp ra các dòng sông làm ô nhiễm Tài nguyên nước...).
Nguyên nhân do chiến tranh để lại hậu quả nghèo đói lâu dài, dân trí thấp khiến người dân cần kiếm sống, bất chấp sự cấm đoán của pháp luật.
Về phía Nhà Nước trong một giai đoạn khá lâu chưa xây dựng pháp luật kịp thời, đồng bộ về việc bảo vệ tài nguyên; trong kế hoạch khai thác tài nguyên.
Khai thác và bán các tài nguyên dưới dạng thô để lấy tiền bù đắp cho ngân sách quốc gia, đôi khi việc khai thác chỉ làm theo kế hoạch về số lượng không chú ý tới sự tái tạo.
Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá ,dân số ngày càng đông.
Về khách quan : Sự biến đổi khí hậu chung của trái đất khiến thời tiết biến đổi không dự đoán và đối phó kịp nên nắng thì hạn hán, mưa thì gây lũ lụt. Từ đó nước biển gây mặn cho đất mất diện tích lúa, lũ và sạt lở núi, các dòng sông khiến đất canh tác càng khó thêm
Trái đất sẽ cạn kiệt tài nguyên vào 2030
Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) mới đây cảnh báo nếu cứ tiếp tục nhịp độ khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên như hiện nay thì đến năm 2030, con người cần có thêm một hành tinh nữa để đáp ứng nhu cầu sống và đến năm 2050, chúng ta cần phải có thêm hơn hai hành tinh nữa.
II.Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1/ Định nghĩa
2/ Các dạng ô nhiễm chính
3/ Thực trạng
3.1. Thực trạng về môi trường trên hành tinh
3.2.Thực trạng môi trường ở Việt Nam
4/ Nguyên nhân
5/ Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
5.1.Đối với sức khỏe con người
5.4. Đối với hệ sinh thái
6/ Biện pháp
1/ Định nghĩa

Ô nhiễm môi trường: là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.
Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người.
2/ Các dạng ô nhiễm chính

Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:
Ô nhiễm không khí: việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, đioxit lưu huỳnh, các chất clo-flo-cacbon (CFCs), và ôxit nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ô dôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxit nitơ phản ứng với nước trong không khí ( chính là sương ) xúc tác là ánh sáng mặt trời.

Ô nhiễm nước: xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Ô nhiễm đất: xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa.
Ô nhiễm phóng xạ
Ô nhiễm tiếng ồn: bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
Ô nhiễm sóng: do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn.
Ô nhiễm ánh sáng: hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật
3/ Thực trạng
3.1.Thực trạng về môi trường trên hành tinh
Hiện nay môi trường trên thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Chính sự tăng trưởng của dân số thế giới cùng với những nhu cầu ngày càng cao của con người trong cuộc sống đã gây thêm sức ép trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu về việc làm để sinh sống.
Trong khoảng 100 năm Trái Đất đã mất đi khoảng 6 triệu km2 rừng.
Hàng năm có 860 triệu ha đất bị hoang hóa, các rừng nhiệt đới bị phá tan tác, nhiệt độ mặt đất đã tăng thêm từ 0,30C đến 0,60 C và có khoảng 25000 triệu tấn đất màu mỡ bị mất đi.
Ngoài ra, lượng khí CO2 và các “khí nhà kính” khác ngày nhiều làm cho tầng ôdôn bị phá mỏng và thủng, làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Vì thế có nguy cơ khí hậu sẽ nóng lên thêm từ 10oC đến 3,50C và từ đó sẽ có lũ lụt và hạn hán nhiều hơn.
Để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con người thì các ngành công nghiệp càng phát triển, từ đó làm cho chất lượng chất thải công nghiệp ngày càng nhiều và có nguy cơ đe dọa làm tuyệt chủng các loài thú quý trong vòng 40 năm. Không những thế sự ô nhiễm các khí CO2 oxit sunphua, nitrogen...
Từ thế kỉ XVIII đến nay của các nước (nhất là các nước công nghiệp) đã phát thải vào thiên nhiên ngày càng nhiều hóa chất gây độc và gây ra hiện tượng mưa axit. Mưa axit đã phá hủy các rừng nhiệt đới, ao, hồ, đồng ruộng và các di tích lịch sử.
Hơn nữa, sự phát triển kinh tế không thích hợp ở một số nước đã gây ra một sức ép mạnh mẽ đối với hệ thống sinh thái tự nhiên.
Do vậy, hiện nay con người đã làm tiệt chủng khoảng 120 loài động vật có vú, 187 loài chim, 13 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư và 30 loài cá.
3.2.Thực trạng môi trường ở Việt Nam
Cùng với sức ép to lớn của sự tăng dân số, sự nghèo nàn, quá trình đô thị hóa, sự di dân và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa quán triệt quan điểm “phát triển bền vững” nên đã tác động mạnh đến môi trường.
Hiện nay, độ che phủ của đất rừng ngày càng giảm từ 47,3% (năm 1943) chỉ còn 27.7%(năm 1992); diện tích đất canh tác cũng giảm từ 0,3 ha xuống còn 0,098 ha/người;
Rác thải ngày càng nhiều, các dòng sông ở các thành phố đều bị ô nhiễm nhiều chất thải khác nhau.
Tình hình ô nhiễm đất, không khí, nước, bởi các loại khí, bụi, hóa chất là nặng nề ở các khu vực nhà máy, cơ sở sản xuất ở các thành phố.
Vì thế, ở Việt Nam hiện nay có 68 loài bị đe dọa tiệt chủng, 97 loài nguy cơ, 7 loài bị hiểm họa, 124 loài bị mất nơi cư trú.
4/ Nguyên nhân
Tổ chức Bảo vệ môi trường Green Cross của Thụy Sĩ và Viện Blacksmith của Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu và đưa ra 10 nguyên nhân ô nhiễm môi trường gây tác hại nghiêm trọng nhất trên thế giới:

4.1.Khai thác vàng thủ công
Với phương tiện đơn giản nhất như quặng vàng trộn lẫn với thủy ngân, hỗn hợp này sẽ được nung chảy, thủy ngân bốc hơi, chất còn lại là vàng.
Hậu quả, người khai thác hít khí độc, còn chất thải thủy ngân gây ô nhiễm, môi trường, tích tụ trong cây cối, động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩm.
4.2.Ô nhiễm mặt nước

Dân số tăng, tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và bị ô nhiễm nặng nề. Con người bị nhiễm độc có thể do uống phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc.
Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nước trầm trọng và gần 5 triệu người chết hằng năm ở các nước nghèo do thiếu nước sạch.
Chất thải kỹ nghệ từ nhà máy thép Henan Anyang chảy vào sông Anyang ... 25/03/2008
4.3. Ô nhiễm nước ngầm
Nước ngầm chiếm tới 97% lượng nước ngọt trên Trái đất. Con người sử dụng lượng nước này cho những nhu cầu sống hằng ngày. Nhưng nguồn nước này giờ đây cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều lý do khác nhau. Ô nhiễm nước ngầm có thể bắt nguồn từ các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản. Trong nông nghiệp nếu sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm
Tại các khu đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc nhà vệ sinh làm không tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước ngầm. Ngoài ra, các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Ô nhiễm nước ngầm phổ biến nhất là ô nhiễm Asen. Sử dụng nước ngầm bị nhiễm bẩn có thể gây ra tiêu chảy và đau dạ dày, hoặc một số vấn đề nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó có thể gây ung thư, phát triển dị thường và nhiều bệnh nguy hiểm khác
4.4. Ô nhiễm không khí do môi trường sống

Hơn 50% dân số thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển, sử dụng than, củi và rơm rạ để đun nấu. Đây là nguyên nhân gây 3 triệu ca tử vong hằng năm trên thế giới và 4% trường hợp bị đau ốm. Việc đun nấu thường diễn ra ở một khu vực chật chội, không có hệ thống thoát khí.
4.5. Khai khoáng công nghiệp

Khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt.
Đất bùn của sông Yangtze bị ô nhiễm bởi Khu Hoá chất Anhui...
4.6. Các lò nung và chế biến hợp kim

Trong quá trình sản xuất và chế biến các kim loại như đồng, ni-ken, kẽm, bạc, cobalt, vàng và cadmium, môi trường bị ảnh hưởng nặng bởi các chất thải như: hydrofluor, sunfua-dioxit, nitơ-oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì, arsen, chrom, cadmium, ni-ken, đồng và kẽm. Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm.
Nung chảy và gia công kim loại: Quá trình nung chảy và gia công kim loại thường thải ra lượng lớn các chất gây ô nhiễm không khí như HCl, SO2, NOx và các kim loại nặng như chì (Pb), asen (As), crom(Cr), niken (Ni), đồng (Cu) và kẽm (Zn).
Nhà máy thép Shexian bị ô nhiễm dử dội . Tuy nhiên công ty đang còn mở rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống dân cư quanh vùng ..
Con người dễ bị ngộ độc do phơi nhiễm các chất độc hại trong quá trình chế biến kim loại qua đường hô hấp và ăn uống. Công nhân trong nhà máy gia công và nấu chảy kim loại thường có nguy cơ nhiễm độc cao hơn. Hậu quả là họ phải gánh chịu nhiều loại bệnh cấp tính và kinh niên khác nhau.
4.7. Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác urani

Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực quân sự và y học. Việc xử lý chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng dưới dạng thanh đốt vô cùng khó khăn. Việc chôn vĩnh viễn loại chất thải này hầu như là chuyện không thể. Quá trình khai thác urani tuy không tạo ra chất thải phóng xạ nguy hiểm, nhưng lại tạo ra một lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối thấp.
4.8. Nước thải không được xử lý

Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt ôxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. Theo WHO, trong năm 2008, có khoảng 2,6 tỉ người không được tiếp cận với các công trình vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các TP, nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người. Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người chết liên quan đến nước thải không được xử lý.
Sông Hoàng hà: vô số ống cống che dấu dọc theo bờ sông và đổ ra biển... 28/04/2008
Khu hoá chất Changshu lẽ ra phải thu gom chất thải hoá học, nhưng họ xả ra sông sau khi dẫn đi một đoạn xa 1500m...11/06/2009
Hơn 100 công ty hoá chất trong khu vực Jiangsu . Một số thải chất độc ra biển, một số thải ra hồ chứa tạm, gây ô nhiễm nặng nề ...


Nhà máy hoá chất của thành phố Haimen phóng nước thải vào sông Yangtze...


Một số lượng lớn chất thải kỹ nghệ xả ra sông từ khu kỹ nghệ Lasengniao...
4.9. Ô nhiễm không khí ở các đô thị

Khí thải từ xe máy, ô tô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình thành những hợp chất mới, ví dụ ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại.
Theo dự đoán của WHO, mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên.
Khu Nội Mông, nhiều con "rồng đen" của nhà máy điện Lasengmiao bao phủ cả xóm làng ...26/07/2005
Một góc Bắc Kinh sau khi mưa (bên trái)và ngày nắng đầy khói bụi (bên phải)
Cơn lốc bụi gây khó khăn cho người đi lại Tại đường Lê Đức Thọ, khu vực quảng trường sân vận động quốc gia Mỹ Đình,.
4.10. Sử dụng lại bình ắc quy

Ắc quy ô tô có nhiều tấm chì ngâm trong axít có thể nạp điện để sử dụng nhiều lần. Những bình ắc quy cũ này thường được vận chuyển từ các nước giàu sang các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba để tái sử dụng. Việc tháo gỡ các bình ắc quy này được thực hiện hết sức thủ công và không bảo đảm điều kiện an toàn nên thường xảy ra các vụ ngộ độc chì đối với những lao động tiếp xúc trực tiếp với bình ắc quy cũ. Ngoài ra, về lâu dài, nó còn gây ngộ độc mãn tính: chì tích tụ dần do khối lượng rất nhỏ qua hệ thống hô hấp và tích tụ ở xương
5/ Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
5.1. Đối với sức khỏe con người
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người.
Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở.
Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại n�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Ngà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)