Vấn đề thống nhất trên bán đảo Triều Tiên

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Vấn đề thống nhất trên bán đảo Triều Tiên thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Vấn đề thống nhất trên bán đảo Triều Tiên
1. Vài nét về bán đảo Triều Tiên trước chiến tranh 1950-1953.

Bán đảo Triều Tiên là một bán đảo nằm án ngữ ngã ba chiến lược cả trên biển lẫn lục địa.
Là khu đệm, điểm nóng của sự tranh chấp quyền lực chính trị quốc tế
Tại Hội nghị Cairô ngày 1.12.1943






Tưởng Giới Thạch, Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill tại Hội nghị Cairo
Hội nghị Yanta
Hội nghị quyết định Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên, quân đội Mỹ chiếm đóng Nam Triều Tiên, vĩ tuyến 38 làm ranh giới giải giáp vũ khí quân Nhật và đi tới việc thống nhất Triều Tiên
Hội nghị Ngoại trưởng 5 nước tại Matxcova tháng 12/1945
Ủy ban Xô- Mỹ đã vấp phải nhiều trở ngại phức tạp do những bất đồng quan điểm của Liên Xô và Mỹ gây nên
Ngày 15/8/1948, nước Đại Hàn Dân Quốc được thành lập do I Seung-man (Lý Thừa Vãn) nắm quyền tổng thống.
Ngày 9/9/1948, Hội nghị tuyên bố thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên do Kim II Sung (Kim Nhật Thành) đứng đầu
2. Chiến tranh Triều Tiên (6.1950-7.1953)

2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân về phía Nam Triều Tiên.
Lý Thừa Vãn
b. Nguyên nhân về phía miền Bắc triều Tiên.
Kim Nhật Thành
Nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và con trai Kim Jong Il.
2.2 Diễn biến và sự quốc tế hóa cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Chủ nhật ngày 25.6.1950, Quân đội nhân dân Triều Tiên đã vượt vĩ tuyến 38 tràn xuống phía Nam, mở đầu cuộc chiến tranh kéo dài đến năm 1953
Đại biểu Liên Xô vắng mặt trong các cuộc thảo luận ở HĐBA đã tạo thuận lợi cho Mĩ trực tiếp can thiệp vào Triều Tiên dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc.
Ngày 4.7, HĐBA LHQ ra nghị quyết thành lập bộ chỉ huy của LHQ ở Triều Tiên và bổ nhiệm MacArthur cầm đầu bộ chỉ huy này, cho phép quân Mĩ và 15 nước khác được chiến đấu dưới ngọn cờ của Liên Hợp Quốc.
Ngày 25.9, quân Mĩ chiếm lại Seoul và ngày 1.10 đã tiến đến sát vĩ tuyến 38. Quân đội Bắc Triều Tiên đã rơi vào tình trạng bị bao vây hoàn toàn
Ngày 26.12, quân đội Trung Quốc vượt vĩ tuyến 38 và chiếm Seoul ngày 4.1.1951.
Ngày 22.6, đại diện Liên Xô tại LHQ chính thức đề nghị các bên tham chiến thương lượng đình chiến không kèm theo một điều kiện tiên quyết nào khác.
Từ ngày 10.10.1951, cuộc đàm phán được dời về Bàn Môn Điếm nằm bên vĩ tuyến 38.
Ngày 27.7.1953, Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên được kí kết.
3. Quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc từ sau chiến tranh 1950-1953 đến những năm cuối 1980

Trong suốt thời kỳ sau năm 1953 đến trước khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ giữa hai miền Nam- Bắc Triều Tiên là biểu hiện của cuộc chiến tranh lạnh đối đầu căng thẳng, nghi kỵ và thù địch.
Bước vào những năm 1970, tình hình vùng bán đảo Triều Tiên đã có bước chuyển biến mới
Dấu hiệu tháo gỡ rào cản đầu tiên trong quan hệ giữa hai miền là sự kiện Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc đề xuất mở ội nghị Chữ thập đỏ liên Triều nhằm mục đích tìm kiếm người thân bị chia rẽ ở hai miền vào ngày 12.8.1971
Hai miền Nam- Bắc đã đưa ra Tuyên ngôn chung 4.7.1972, trong đó 3 nguyên tắc là: Tự chủ thống nhất, Hòa bình thống nhất và Dân tộc đại đoàn kết, đồng thời hai bên cũng thỏa thuận thành lập ủy ban điều phối Nam- Bắc để bàn về thống nhất
Trong nửa cuối thập niên 70, đối thoại giữa hai miền thường bị gián đoạn.
Tháng 10/1979, Tổng thống Bak Jeong- hui bị ám sát, Tổng thống Chun Doo Hwan lên nắm quyền
Ngày 22.1.1982, Tổng thống Chun công bố “kế hoạch thống nhất dân chủ cho quá trình hoà giải dân tộc”.
Đáp lại những đề nghị của phía Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên đã đưa ra một hiệp định về các quan hệ cơ bản nhằm tháo gỡ sự bế tắc trong các cuộc đàm thoại và đưa ra các điều khoản chi tiết kêu gọi tiếp tục quan hệ giữa hai miền
Đầu năm 1984, Uỷ ban Olympic của CHDCND Triều Tiên đã đề nghị với phía Hàn Quốc rằng hai bên sẽ cùng thảo luận về việc thành lập một đội tuyển Triều Tiên duy nhất để tham dự thế vận hội Olympic lần thứ 23 tại Los Angeles mà vấn đề này đã được phía Hàn Quốc đưa ra năm 1981.
20.8.1984, Tổng thống Chun Do Hwan đã đề xuất phương án hợp tác thương mại song phương
Hai bên đã nhất trí cùng tham dự chung thế vận hội châu Á (1986) và thế vận hội mùa hè Seoul (1988)
4. Hòa giải và hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc từ đầu thập kỷ 90 đến nay

Tại Hàn Quốc, ngày 25.2.1988, Tổng thống Roh Dae Woo nhậm chức, việc làm đầu tiên của ông là tổ chức thành công thế vận hội Seoul 1988
Năm 1990, 1991 tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng. Cuộc chiến tranh vùng vịnh (1991), các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ, cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu và Liên Xô, hai miền Triều Tiên cùng gia nhập Liên Hiệp Quốc
Cuối năm 1991, Tổng thống Hàn Quốc Roh Dae Woo tuyên bố Hàn Quốc không có vũ khí hạt nhân và yêu cầu phía Triều Tiên thực hiện chính sách phi hạt nhân trên vùng bán đảo Triều Tiên
Trở ngại mới khi phía CHDCND Triều Tiên công bố ý định rút khỏi hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân vào ngày 12.3.1993.
Ngày 25.2.1993, Tổng thống Kim Young Sam đắc cử ông đã nêu ra ba giai đoạn cụ thể là:
- Giai đoạn 1: Hoà giải và hợp tác
- Giai đoạn 2: Phát triển khối thịnh vượng Triều Tiên
-Giai đoạn 3: Chính sách một nhà nước, một dân tộc
Bước sang năm 1996, quan hệ giữa hai miền Triều Tiên lại xẩy ra những biến động phức tạp
CHDCND Triều Tiên đã đưa ra ý định rút khỏi hiệp định đình chiến 1953

Bước sang năm 1997, Tổng thống Kim Young Sam đã đưa ra sáng kiến hoà bình và hợp tác với CHDCND Triều Tiên gồm 4 điểm chính như sau:
1. Hàn Quốc không tìm kiếm và khai thác các khó khăn nội của CHDCND Triều Tiên .
2. Hàn Quốc không tìm cách cô lập chính quyền CHDCND Triều Tiên.
3. Hàn Quốc không tìm cách thống nhất bằng chính sách thâu tóm CHDCND Triều Tiên.
4. Hàn Quốc trợ giúp cho CHDCND Triều Tiên về công nghệ kỹ thuật, đầu tư thương mại du lịch
Năm 1997, tại CHDCND Triều Tiên, chủ tịch Kim Jong IL chính thức nắm quyền, khủng hoảng năng lượng cũng diễn ra trên phạm vi toàn quốc.
Tại Hàn Quốc, ngày 18.12.1997, ông Kim Dae Jung đã đắc cử tổng thống. Trong buổi lễ nhậm chức ngày 25.2.1998, Tổng thống Kim Dae Jung đã đưa ra chính sách mới cho vấn đề Triều Tiên (còn gọi là chính sách Ánh dương)..
Năm 2000 quan hệ giữa hai miền Triều Tiên có nhiều chuyển biến mới về chính trị và kinh tế. Đầu năm, hai miền đã ký kết Hiệp định về đánh cá trên các vùng hải phận kể cả các vùng còn đang tranh chấp
Từ ngày 13, 14 và 15.6.2000, cuộc gặp thượng đỉnh Bắc- Nam đã diễn ra tại Bình Nhưỡng. Cuộc hội ngộ lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Chủ tịch Kim Jong Il và Tổng thống Kim De Jung đã trở thành biểu tượng cho một tương lai hy vọng về hòa bình và thống nhất bán đảo sau nhiều thập kỷ chia cắt
Sau vụ đánh bom ngày 11.9 .2001 tại Mỹ. Vấn đề hạt nhân và phát triển vũ khí hạt nhân đang là trở ngại lớn của cộng đồng thế giới.
Sự căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên làm cho tình hình bán đảo trở nên phức tạp.
Tháng 10.2007, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai mở ra một tương lai tươi sáng cho tiến trình hòa bình thống nhất trên bán đảo
5. Triển vọng thống nhất hai miền Triều Tiên

Kim Nhật Thành- cố Chủ tịch CHDCND Triều Tiên đã nêu rõ: “ thống nhất đất nước bị chia cắt của chúng ta là nhiệm vụ to lớn nhất của dân tộc và sự nghiệp cách mạng quan trọng nhất của Đảng và nhân dân ta”
Về phía Hàn Quốc, trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEM 3 ở Seoul, Tổng thống Kim Dae Jung cũng khẳng định: Giờ đây cửa đập đã mở, dòng nước hòa giải và hợp tác giữa hai miền Triều Tiên có thể trở thành luồng chảy mạnh mẽ vì hòa bình và thịnh vượng của bán đảo.
Nam Triều Tiên đưa ra phương án liên bang, còn Bắc Triều Tiên đưa ra phương án hợp bang. Nhà nước đó theo Bắc Triều Tiên được gọi là Cộng hoà hợp bang dân chủ Koryo. Dựa trên cơ sở một dân tộc, một nhà nước, hai chế độ và hai chính phủ. Đây là một mô hình chưa từng có trong quan hệ quốc tế hiện đại, do đó việc thực thi như thế nào là cả một vấn đề đòi hỏi thời gian.
KHÓ KHĂN
Mỹ và Nhật đang triển khai kế hoạch tên lửa phòng thủ, tên lửa chiến trường TMD trước hết là nhằm vào CHDCND Triều TiênTrong lúc đó CHDCND Triều Tiên đòi quân Mỹ rút khỏi Hàn Quốc và ký hoà ước với CHDCND Triều Tiên. Đó là những đòi hỏi mà Mỹ khó chấp nhận
Vấn đề TriềuTiên đã bị quốc tế hoá quá lâu
Vấn đề hoà bình ổn định và thống nhất Triều Tiên không thể tách rời khỏi vẫn đề hoà bình và an ninh ở Đông A`
KHÓ KHĂN
CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)