Van de pp ls

Chia sẻ bởi Đinh Văn Đoàn | Ngày 18/03/2024 | 4

Chia sẻ tài liệu: van de pp ls thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG PHÁP LUẬN


MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
I. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP&PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1. Phương pháp
- Methodos (Hilap) , con đường nghiên cứu , cách thức đạt được mục tiêu khi giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.
Rõ ràng , để giải quyết một công việc (nhiệm vụ) sẽ có nhiều đường hướng , cách thức thực hiện .
2. Phương pháp lịch sử & phương pháp logic
- Phương pháp lịch sử là PP nghiên cứu hiện tượng sự vật theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó ( quá trình hình thành , phát triển , diệt vong của sự vật ).
- Theo Engels , đây là PP thích hợp nhất cho nghiên cứu lịch sử . Tuy nhiên PP này không bao giờ là duy nhất .

- Phương pháp logic là PP nghiên cứu các hiện tượng sự vật qua những mối quan hệ biện chứng bên trong sự vật hiện tượng , từ đo �có thể nhận thức được bản chất , quy luật hay khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng đó .
- Hai PP này xuất phát từ chủ nghĩa lịch sử ( Historism) & phép biện chứng ( Dialectics) ; cái thứ nhất là nguyên tắc tiếp cận thực tiễn lịch sử như sự thay đổi theo thời gian từ trước đến sau ; cái thứ hai , là nguyên tắc biện luận để tìm ra bản chất sự vật , hiện tượng .
- Hai PP trên quan hệ hữu cơ thống nhất với nhau , như kiểu trong (-) có (+) vậy.
- Chúng là PP hay là những thao tác của tư duy nhận thức ???

3. Định tính &địn h lượng trong nghiên cứu lịch sử.

-Dùng các phép phân tích -tổng hợp , so sánh - đối chiếu , diễn dịch - quy nạp để rút ra những nhận xét về nội dung , tính chất , đặc điểm của sự vật , hiện tượng .

- Áp dụng trong khảo cứu những trường hợp không thể đo đạc hay thống kê số liệu . Tuy nhiên PP này dễ dẫn đến những nhận định hay khái quát chung chung , thiếu cụ thể , đôi khi dẫn đến tư biện .


- Định lượng là PP nghiên cứu chủ yếu dựa trên phép thống kê đo lường sự vật hiện tượng theo những tiêu chí xác định , từ đó cho thấy sự phát triển về lượng của sự vật hiện tượng qua mỗi giai đoạn hoặc trong mỗi hoàn cảnh cụ thể .
- Kết quả nghiên cứu thường rõ ràng , riêng biệt , không chung chung hay trừu tượng .
- Sử dụng kết hợp với PP định tính sẽ đưa đến những kết quả nghiên cứu khoa học xã hội khách quan , chính xác , mang tính thuyết phục cao .
- Một số chương trình phần mềm ứng dụng trong nghiên cứu KHXH .
-PP liên ngành ( Interdisciplinary methods ) , do tính chất giao thoa , tổng hợp của KHXHNV , nhiều phương pháp thuộc những chuyên ngành khác nhau đã được sử dụng khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể .

- PP liên ngành không phải là phép cộng của các PP thuộc các chuyên ngành khác nhau , mà là những PP cần thiết của các chuyên ngành khác nhau , được sử dụng trong nghiên cứu một vấn đề cụ thể có liên quan đến các chuyên ngành đó .

2. Phương pháp luận( Methodology )

- Là lý thuyết xây dựng hay cấu tạo các PP (lý luận về PP) .
- PPluận được xác lập trên cơ sở hệ tư tưởng giai cấp xã hội , liên quan đến thế giới quan lịch sử của nhà nghiên cứu.
- PPluận mac xít được xây dựng trên lập trường duy vật lịch sử ; được phản ánh qua quan điểm mác xít về tiến trình phát triển lịch sử loài người( phân kỳ lịch sử qua hình thái kinh tế-xã hội ) , vai trò quần chúng trong lịch sử , tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử .
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
SỰ KIỆN LỊCH SỬ
" Lịch sử là sự tường thuật những sự kiện được coi là thật " - Voltaire ; sự kiện lịch sử là gì ?
* Là biến cố/sự việc xảy ra trong một không - thời gian xác định ở quá khứ, có giá trị lịch sử.
* Nó phản ánh hiện thực lịch sử , mang các tính chất như khách quan , cụ thể , riêng biệt , kế thừa , miêu tả .
* Sự kiện lịch sử rất đa dạng , có vai trò, vị trí và tầm vóc lịch sử khác nhau ( những biến cố kinh tế , chính trị , một cuộc cách mạng xã hội ).

* Sự kiện lịch sử bị vùi lấp trong các di tích vật thể , phi vật thể ( đền đài , lăng mộ, văn bản nhà nước , tài liệu bút ký.)
Đối với sử gia , sự kiện lịch sử thường không có sẵn , mà phải lựa chọn , tác luyện , tổng hợp từ những bằng chứng lịch sư( sử liệu ) có nguồn gốc khác nhau.
* Công việc của sử gia đi từ"sự kiện -biến cố" hoặc "sự kiện -hiện tượng" đến "sự kiện tư liệu" và thành tựu ở "sự kiện-tri thức khách quan nhất" ; những phương pháp tư duy sử dụng chủ yếu trong quá trình này là phân tích-tổng hợp , quy nạp-diễn dịch .
SỬ LIỆU
# Sử liệu là bằng chứng của quá khứ, là chất liệu để phục dựng quá khứ .
Tính đa dạng , phong phú , đa chiều .
Tính giá trị và độ tin cậy khác nhau => sử liệu gốc, bậc một .
# Công việc tìm chọn sử liệu.
- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu , giới hạn nghiên cứu để tìm chọn sử liệu cần thiết , nhưng điều đó không có nghĩa là giới hạn sử liệu ; sử liệu có thể kéo dài vô tận theo nhận thức và sự phát hiện của con người.
PHÊ BÌNH SỬ LIỆU
# Phân loại tài liệu
Tài liệu gốc, bậc một ( Primary source ), còn gọi là tài liệu trực tiếp - là bằng chứng để lại của chứng nhân tham dự hay người đã nghe tận tai , nhìn tận mắt . Loại tài liệu này là sự lưu giữ thực thụ và đầu tiên cái còn lại từ quá khứ - văn bản , truyền khẩu , phim ảnh , hiện vật .
Tài liệu bậc hai ( Secondary source ), còn gọi là tài liệu gián tiếp - bằng chứng để lại của bất kỳ một ai không phải là chứng nhân , nghĩa là người không chứng kiến trực tiếp các biến cố mà họ tường thuật lại .
Phân biệt nguyên bản ( original ) và thủ bản ( manuscript ) ? Loại nào quan trọng hơn ? Vấn đề tài liệu thật/giả ?->
PHÊ BÌNH BÊN TRONG
VÀ PHÊ BÌNH BÊN NGOÀI VĂN BẢN
PHÊ BÌNH BÊN NGOÀI VĂN BẢN ( PHÊ BÌNH HÌNH THỨC )

- Là tìm hiểu về xuất xứ , niên đại của tài liệu ; hình thức bên ngoài của nó ; chẳng hạn như tác giả là ai ( cơ quan , cá nhân )? Người ấy có biết rõ những điều mình đề cập đến không ? Có ích lợi cá nhân nào trong khi tường thuật lại sự kiện không ? Mức độ quan trọng của tài liệu đến đâu ? Niên đại của tài liệu( càng gần sự kiện càng đáng tin cậy ) ? Chất liệu bằng gì ? Cách trang trí hoa văn? Văn phong , ngôn từ ? Kiểu chữ ? Con dấu? Kích thước tài liệu( khổ nào )? So sánh với những tài liệu cùng loại , cùng thời để thẩm định tính chân thật của tài liệu.
PHÊ BÌNH BÊN TRONG VĂN BẢN
- Là phân tích , lý giải ý nghĩa nội dung tài liệu : sự chân xác , khách quan của thông tin , tính logic trong nội dung , lập trường tư tưởng của tác giả tài liệu .
- Một số quy tắc cần thiết khi thẩm định tài liệu :
* Một tài liệu ghi chép càng gần với lúc biến cố mà nó tường thuật , thì đáng tin cậy hơn .
* Tài liệu có mục đích khác nhau như ký lục ( để ghi nhớ -nhật ký , hồi ký. ), báo cáo( cho người khác đọc ), biện hộ hay tuyên truyền (để bảo vệ lập trường , lợi ích ) ảnh hưởng đến tính chân thực khách quan của sự kiện được nêu trong đó.

* Xu hướng tự nhiên của nhân chứng là thêm /bớt nội dung sao lợi cho mình khi đưa ra công chúng . Một tài liệu được dành cho ít người đọc chừng nào ( có tính chất riêng tư , bí mật ) , thì nội dung của sự kiện trong tài liệu ấy càng ít bị che dấu .
* Tài liệu để lại của một chuyên gia có giá trị hơn tài liệu cùng loại do một người không chuyên nghiệp tường thuật lại
* Bổn phận của sử gia là phát hiện những sai lầm , gian dối , thiếu sót trong sử liệu , tránh bị sử liệu chi phối , lừa gạt.
* Sử gia không tiếp xúc sử liệu với thành kiến có sẵn ; khi cần thiết phải hủy bỏ những giả thiết cũ , lối quan niệm cũ . Điều này đòi hỏi bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp .
VÀI NÉT VỀ THƯ TỊCH & SỬ LIỆU VIỆT NAM
# THƯ TỊCH
- Cho đến cuối th/kỷ XVIII thư tịch nước ta còn nghèo nàn , phần do chiến tranh mất mát , phần do kỹ thuật khắc bản gỗ phải đến cuối th/kỷ XVII mới sử dụng ; có 2 tác phẩm chủ yếu là:
* Đại Việt thông sử của Lê Qúy Đôn(1726-1783 ) , trong đó phần thư tịch là " Nghệ văn chí"
* Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ( 1782-1840 ), gồm 49 quyển chia 10 phần ; " Văn tịch" là phần thư tịch .
* Sau này có các tác giả Trần Văn Giáp , Nguyễn Thế Anh & một vài tác giả người Pháp ( Cadiere , Pelliot, Gaspardone, Brebion.)xuất bản một số công trình thư tịch học về Việt Nam.
# SỬ LIỆU TRIỀU NGUYỄN
* Châu bản - văn kiện mà nội các chuyển lên nhà vua ; vua dùng son( châu) phê ý kiến hay mệnh lệnh vào ;
gồm 2 loại : tấu- báo cáo của các cơ quan hành chính ; dụ hay chiếu - nghị định hay sắc lệnh do nội các soạn thảo , nhà vua chuẩn quyết .
Các tài liệu này làm thành 3 bản ; bản chính lưu tại văn khố nội các , một bản sao truyền đạt cho cơ quan thi hành , một bản sao lưu tại Quốc Sử quán .
* Địa bạ( điền bạ ) - loại sổ ghi các loại đất phải trả thuế do Bộ Hộ đo đạc dưới thời vua Gia Long & Minh Mạng ; tổng số còn lại 191 tập ( Bắc kỳ , 10 tỉnh , 62 tập; Trung kỳ , 12 tỉnh , 120 tập; Nam kỳ , 6 tỉnh , 9 tập )

* Các sách sử & địa dư triều Nguyễn gồm :
+ Khâm định Việt sử Thông giám - là bộ thông sử Việt Nam đến cuối t/kỷ XVIII, biên soạn dưới thời vua Tự Đức
+ Đại Nam Thực lục , ghi chép những sự việc thật của triều Nguyễn , chia làm 2 phần : Tiền biên & Chính biên ; phần Chính biên sau này được biên soạn thành cuốn Quốc triều chính biên toát yếu .
+ Đại Nam Liệt truyện( gồm 2 phần Tiền biên và Chính biên ) , ghi chép tiểu sử các nhân vật triều Nguyễn từ thời vua Gia Long đến Tự Đức .
+ Đại Nam Nhất thống chí( I&II) , sách địa dư các tỉnh trên cả nước .
# VĂN KHỐ LÀNG XÃ
Các loại văn thư được lưu trữ tại làng xã bao gồm các sổ hạng xã (sổ đinh , ghi chép theo tôn ti trật tự , dùng để phân phối công điền) ; sổ thuế- dùng để ghi việc phân bổ thuế má cho các điền chủ. Ngoài những tài liệu mang tính kiểm kê trên , làng xã còn có những tài liệu quan trọng khác như :
* Hương ước, văn bản ghi chép tục lệ của làng xã .
* Thần sắc , sắc vua phong cho thần thành hoàng .
* Thần tích , sự tích các vị thần mà nhà vua đã sắc phong
Ngoài ra , những thư tịch của chùa , đền thờ hay gia phả dòng họ cũng là nguồn sử liệu quý báu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Văn Đoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)