Van chuyen cac chat trong cay

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Thùy Nhân | Ngày 26/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: van chuyen cac chat trong cay thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY.
Số tiết: 1 Ngày soạn: Tiết CT:2 Tuần CT:1
I. Mục tiêu:
- Mô tả cấu tạo của MG. Mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây về: con đường vận chuyển, thành phần của dịch vận chuyển & động lực đẩy dòng vật chất.
- Phân biệt động lực đẩy dòng MG: lực đẩy, lức hút &lực liên kết.
- Phân biệt dòng MG & dòng MR về cấu tạo, thành phần & động lực.
- Giải thích hiện tượng ứ giọt ở bầu bí, bạc hà ( không phải những giọt nước đọng trên lá là những giọt sương đêm).
II. Các kỹ năng sống cơ bản được tích hợp:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh, sơ đồ phát hiện kiến thức.
- Kỹ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm và hợp tác trong thảo luận nhóm.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp.
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh ( không chặt phá, bẻ cành, ngắt ngọn...) làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất trong cây, mất mỹ quan, cây dễ bị nhiễm bệnh.
- Tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Chăm sóc, tưới nước, bón phân hợp lý, tránh làm tắt quá trình lưu thông của 2 dòng mạch trong cây.
III. Phương pháp:
- Trực quan – tìm tòi.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp + giảng giải.
IV. Chuẩn bị:
A. Giáo viên: máy chiếu trình chiếu tranh ảnh:
- Tranh vẽ về cấu tạo mạch gỗ, mạch rây(H2.2/ 11; H2.5/ 13 SGK).
- Tranh vẽ các con đường của đòng mạch gỗ & mạch rây.
- Các thí nghiệm chứng minh động lực của các dòng vận chuyển trong dòng mạch gỗ & mạch rây( đĩa hình động nếu có). Thiết kế phiếu học tập.
Học sinh: - Đọc SGK & trả lời câu hỏi GV yêu cầu.
V. Kiểm tra bài cũ:
1. Phân biệt cơ chế hấp thụ nước & hấp thụ muối khoáng ở rễ cây trên cạn?
Hấp thụ nước: theo cơ chế thẩm thấu( thụ động); không cần năng lượng.

Hấp thụ ion khoáng theo cơ chế thụ động & thụ động:
* thụ động: [ ion cao] →[ ion thấp].

*Chủ động:[ion thấp] ATP [ ion cao]



2. Dòng nước & ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào? Mô tả bằng sơ đồ?
((H2O+ion khoáng)/ đất → TB lông hút Con đường gian bào TB nội bì → Mạch gỗ/ TB.
Con đường tế bào chất
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại, ghi điểm.
VI. Tiến trình bài giảng:
A.Khám phá:GV gợi lại cho HS" nước & ion khoáng xâm nhập từ đất vào trung trụ( bó mạch trung tâm)" không phải kết thúc tại đó mà nó còn phải vận chuyển nước & ion khoáng từ trung trụ của rễ lên lá & các cơ quan khác ( dòng mạch gỗ) & dòng mạch rây vận chuyển VC từ lá xuống rễ & cơ quan dự trữ( hạt, quả, củ...).
B. Kết nối:

Hoạt động 1: Dòng mạch gỗ



( Mục tiêu:
- Nêu được cấu tạo mạch gỗ, thành phần & động lực đẩy dòng mạch gỗ.
- Sự phù hợp về cấu tạo & chức năng vận chuyển của dòng mạch gỗ.
(Tiến hành:




- GV giới thiệu: Trong cây có 2 dòng vận chuyển VC: dòng mạch gỗ ( dòng đi từ rễ lên) & dòng mạch gỗ ( dòng đi xuống).
- Cho HS thảo luận nhóm trong 8 phút.

- Treo tranh phóng to H2.1/10; H2.2/ 11; H 2.3;2.4/12; H2.5; 2.6/ 13 SGK giúp HS thấy được con đường di chuyển liên tục của nước & các ion khoáng từ đất vào rễ & dâng lên thân cây ; lá.. & thoát hơi nước ra ngoài và con đường di chuyển từ lá đến các cơ quan khác.

- GV nhận xét, chốt ý chính qua các câu hỏi gợi mở.
- Mạch gỗ có cấu tạo như thế nào?
→ Lưu ý: các TB xếp sít nhau có thể cùng loại / khác loại( quản bào -quản bào); (mạch ống - mạch ống); quản bào - mạch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Thùy Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)