Van

Chia sẻ bởi Phạm Văn Đô | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: van thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Trình bày suy nghĩ về ba tính "Tự ti", "Tự phụ" và "Tự trọng". “Tự ti”, “tự phụ”, “tự trọng” là những nét tính cách và trạng thái tâm lí thường có ở con người. Giữa chúng có những nét giống nhau và khác nhau nhưng đều tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách và sự thành công hay thất bại trong cuộc đời của mỗi con người. Tính “tự ti”, “tự phụ” và “tự trọng” được thể hiện như thế nào trong cuộc sống ?. Thế nào là tính “tự ti” ?. “Tự ti” là tự đánh giá mình thấp nên thiếu tự tin vào năng lực của bản thân. Vì thế mà ngại suy nghĩ, nói năng, hành động, ngại giao tiếp với mọi người. Những ai mắc tính “tự ti” thường cho rằng mình yếu kém, bất tài, chẳng có gì nổi bật so với người khác. Nói theo kiểu dân gian là : “Ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời”, làm gì hỏng nấy. Từ nhận thức sai lệch về mình, họ sẽ trở nên thụ động, thiếu hẳn sự linh hoạt, sáng tạo trong mọi công việc vì sợ thất bại, sợ trách nhiệm. Tính “tự ti” cản trở rất lớn đến sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân, bởi nó tạo ra sức ỳ và thói xấu ỷ lại cùng tâm lí thất bại. Mà đã sẵn tâm lí thất bại thì không bao giờ có thể thành công. Tâm lí “tự ti” đi ngược lại tâm lí chung của số đông là ai cũng muốn khẳng định mình, muốn thành đạt trong cuộc sống. Do đó, “tự ti” là trạng thái tâm lí tiêu cực, chúng ta không nên có. Từ ngày xưa, dân gian đã có những câu ca dao nói về tính “tự ti”, ví dụ : Cây khô xuống nước cũng khô, Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo. Hoặc : Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa thì quét lá đa. Nếu mang nặng tâm lí ấy, con người sẽ tê liệt ý thức phản kháng, đấu tranh, chấp nhận những ngang trái, bất công trong xã hội, chấp nhận thân phận thấp hèn con sâu cái kiến, bị rẻ rúng, khinh bỉ, bị áp bức, bóc lột. Nguyên nhân sâu xa của tính “tự ti” phần lớn là do thiếu tự chủ, tự lập và thiếu nghị lực cùng quyết tâm phấn đấu. Nói như nhà giáo Nguyễn Bá Học đầu thế kỉ XX thì đây chính là tâm lí “ngại núi e sông”. Thế nào là tính “tự phụ” ?. “Tự phụ” là tự đánh giá mình quá cao và tỏ ra coi thường người khác. Nó đồng nghĩa với kiêu căng, tự mãn. Một người có năng khiếu hoặc tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và đã được xã hội công nhận, ví dụ như nhà văn, nhà toán học, nhà vật lý học, hay một ca sĩ, một diễn viên điện ảnh nổi tiếng chẳng hạn… không có nghĩa đó là người toàn tài, có quyền đứng trên tất cả. Thuở vừa nổi tiếng trên thi đàn “Thơ mới”, Xuân Diệu đã viết : “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất, Không có chi bè bạn nổi cùng ta” (“Hy-mã-lạp-sơn”). Để rồi sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thi sĩ tự phê phán đó là nhận thức ấu trĩ, nông nổi của tuổi trẻ. Quả đúng như vậy !. Tuổi trẻ thường hăng hái và xốc nổi, hay ngộ nhận về mình. Có chút tài năng nào đó đã vội cho mình là “trung tâm vũ trụ”, mọi người phải tung hô, nể phục, phải ca ngợi, còn mình thì có “đặc quyền” đòi hỏi thỏa mãn tất cả những gì mình muốn. Một số ca sĩ và diễn viên điện ảnh hiện nay đã mắc bệnh “ngôi sao”, khiến nhiều người bực bội và ngao ngán. Trong một lớp học, học sinh nào kiêu căng, “tự phụ” thường cô độc, ít bạn bè. Mà như thế thì sự khiếm khuyết về tình cảm, về đời sống tinh thân là điều khó tránh khỏi. “Tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tưởng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụ ngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thâm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mãn tính thích hơn người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tự phụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số động. Thế nào là “tự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Đô
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)