Văn 11-S7-K1

Chia sẻ bởi Mười Hai T Tvqn | Ngày 26/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Văn 11-S7-K1 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỒNG ĐẠO
--------(((---------
ĐỀ THI HỌC KỲ I KHỐI 11 – HỆ CÔNG LẬP
MÔN: NGỮ VĂN – NĂM HỌC 2011- 2012
Thời gian làm bài: 90 phút;










I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1: Đâu là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí?
A. Tính hấp dẫn. B. Tính thông tin, thời sự.
C. Tính chính xác. D. Tính ngắn gọn.
Câu 2: Vì sao viên quản ngục trong Chữ người tử tù nhận mình là “kẻ mê muội”?
Đã không thấy hết tài viết chữ của ông Huấn Cao.
Đã không nhận rõ lẽ sống cao đẹp của con người.
Để tỏ lòng tôn kính đối với người cho chữ.
Để tỏ thái độ khiêm tốn, nhún nhường.
Câu 3: Nam Cao cho sự cẩu thả trong văn chương là gì?
A. Bất lương. B. Bất lương và đê tiện.
C. Đê tiện. D. Hèn nhát.
Câu 4: Mục đích cuối cùng của thao tác lập luận so sánh là gì?
A. Để suy ra một nhận thức hay một kết luận mới.
B. Làm sáng rõ một ý kiến, một nhận định của người viết.
C. Phát hiện bản chất, đặc trưng, giá trị của đối tượng.
D. Để tìm hiểu nguồn gốc của sự vật, hiện tượng.
Câu 5: Bối cảnh chính của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra ở đâu?
A. Pa-ri. B. Vê-rô-na. C. Rô-ma. D. Luân- đôn
Câu 6: Đoạn văn sau, lập luận được thực hiện theo thao tác lập luận nào?
“Tôi nghĩ: hi vọng là cái chẳng phải có, cũng chẳng phải là không có. Nó cũng giống như con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
(Lỗ Tấn – Cố hương)
A. So sánh tương phản. B. So sánh tăng cấp.
C. So sánh tương đồng và tương phản. D. So sánh tương đồng
Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích “Tình yêu và thù hận” (trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”) là:
A. Tình yêu thủy chung, son sắt.
B. Mối hận thù giữa hai dòng họ.
C. Ca ngợi tình yêu trong sáng, cao đẹp vượt qua thù hận.
D. Nêu lên vấn đề tình yêu và thù hận.
Câu 8: Chỉ ra cách phân tích của đoạn văn: “Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại mang lại, và các dân tộc khác đem lại”.
(Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển)
A. Chỉ ra nguyên nhân – kết quả. B. Phân loại đối tượng.
C. Liên hệ, đối chiếu. D. Cắt nghĩa, bình giá.
Câu 9: Trong tác “Chữ người tử tù”, điều gì được ví như: “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”?
A. Tính cách dịu dàng và lòng biết trọng người ngay của thầy thơ lại.
B. Khí chất hiên ngang, bất khuất của Huấn Cao.
C. Tiếng trống thành phủ và tiếng kẻng mõ canh.
D. Tính cách dịu dàng và lòng biết trọng người ngay của viên quản ngục.
Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là điển cố?
A. Mẹ tròn con vuông B. Ăn xổi ở thì.
C. Lòng lang dạ thú. D. Há miệng chờ sung.
Câu 11: Báo chí có thể đăng tải một số tác phẩm văn học. Những tác phẩm được đăng như vậy sẽ mang phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. B. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
C. Phong cách ngôn ngữ khoa học. D. Vừa mang Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vừa mang phong cách ngôn ngữ báo chí .
Câu 12: Những lời nói cuối cùng của chí phèo thể hiện tâm trạng gì của nhân vật này?
A. Căm giận khi mình đã bị lưu manh hóa.
B. Liều chết.
C. Uất ức, tuyệt vọng vì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mười Hai T Tvqn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)