Văn 11-S2-K1
Chia sẻ bởi Mười Hai T Tvqn |
Ngày 26/04/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Văn 11-S2-K1 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TUY PHƯỚC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC – HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2011-2012
LỚP: 11 - MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM – 15 PHÚT)
Mã đề: 150
Câu 1. Việc thay đổi cách ứng xử của Huấn Cao đối với viên quản ngục đã cho thấy kẻ tử tù là người như thế nào?
A. Rất giàu lòng vị tha. B. Rất giàu tình thương.
C. Rất trọng những con người có tấm lòng tốt đẹp.D. Rất sợ uy quyền của kẻ khác.
Câu 2. Yêu cầu nào không cần thiết khi viết một bản tin?
A. Gây được sự chú ý đối với người đọc B. Có ý nghĩa đối với người viết
C. Có tính thời sự D. Chân thực, chính xác
Câu 3. Thao tác nào dưới đây không thuộc khâu phân tích đề?
A. Xác định yêu cầu nội dung và hình thức. B. Xác định các từ ngữ then chốt trong đề bài.
C. Xác định phạm vi tư liệu cần sử dụng. D. Xác định các ý lớn của bài viết.
Câu 4. Ngữ cảnh không bao gồm nhân tố nào dưới đây?
A. Nhân vật giao tiếp
B. Các nhân tố ngoài ngôn ngữ: nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói
C. Thói quen sử dụng ngôn ngữ
D. Hiện thực được nói tới trong cuộc thoại .
Câu 5. Câu nào cho thấy quan niệm sống của tác giả Nguyễn Công Trứ: ung dung, nhẹ nhàng, bình thản, không bị trói buộc bởi những cái tầm thường của cuộc đời?
A. Vũ trụ nội mạc phi phận sự - Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
B. Kìa núi nọ phau phau mây trắng - Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
C.Được mất dương dương người thái thượng - Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
D. Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú - Nghĩa vui tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Câu 6. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân nổi bật :
A. Không thi vị hóa hiện thực B. Chất tài hoa, uyên bác
C. Bút pháp châm biếm D. Sức tố cáo mãnh liệt
Câu 7. Qua tiếng chửi của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên, Nam Cao muốn nói lên điều gì ?
A. Sự im lặng dửng dưng của dân làng Vũ Đại
B. Chí Phèo là một kẻ nát rượu
C. Thói hung hăng, bạo ngược của Chí Phèo trong cơn say
D. Nỗi cô độc của con người bị tha hoá trong xã hội cũ
Câu 8. Ca dao Việt Nam có câu:
" Bà già mặc áo bông chanh
Ngồi trong đám hẹ nói hành nàng dâu"
Cái hay của câu ca dao trên là gì?
A. Chơi chữ dựa trên các từ trái nghĩa.
B. Chơi chữ dựa trên từ đồng nghĩa
C. Chơi chữ dựa trên các từ vựng cùng trường nghĩa và đồng nghĩa.
D. Chơi chữ dựa trên các từ vựng cùng trường nghĩa.
Câu 9. Đoạn văn sau sử dụng thao tác lập luận nào?
Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là dại khờ. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng tràn đầy, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn như cái chén, cái đĩa cạn.
( Hồ Chí Minh)
A. Thao tác lập luận so sánh
B. Kết hợp thao tác lập luận so sánh và phân tích ( so sánh là thao tác chính)
C. Kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh ( phân tích là thao tác chính)
D. Thao tác lập luận phân tích
Câu 10. Ngữ nào là thành ngữ trong bài ca dao sau:
Em về cắt rạ đánh tranh
Chặt tre chẻ lạt cho anh làm nhà
Sớm khuya hòa thuận đôi ta
Hỡi ai gác tía lầu hoa một mình
A. Gác tía lầu hoa B. Cắt rạ đánh tranh
C. Chặt tre chẻ lạt D. Sớm khuya hòa thuận
Câu 11. Âm thanh nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mười Hai T Tvqn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)