Văn 11-cb-HK1-s7
Chia sẻ bởi Mười Hai T Tvqn |
Ngày 26/04/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Văn 11-cb-HK1-s7 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Mã đề thi 132
Sở GD - ĐT Bình Định Đề thi học kì I Năm học2010-2011
Trường THPT Trưng Vương Môn: Văn – Lớp 11 (cơ bản)
Thời gian: 90 phút
I. Trắc nghiệm: 3 điểm ( 12 câu ) Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng được 0.25 điểm
Câu 1: Hình ảnh ngọn đèn con trở đi trở lại trong tác phẩm Hai đứa trẻ có ý nghĩa gì?
A. Gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam.
B. Biểu tượng của những kiếp người nghèo khổ, sống vật vờ, leo lét trong màn đêm của xã hội cũ.
C. Nói về đời sống thiếu tiện nghi ở nông thôn.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Câu văn nào cho thấy rõ nhất thái độ cầu hiền rất chân thành, khiêm tốn của vua Quang Trung?
A. Từng nghe: Việc xử thế của người hiền cũng như vì sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần, người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng.
B. Hay trẫm là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá chăng?
C. Trẫm hiện đương ngồi bên mép chiếu, chăm chú lắng nghe, sớm hôm mong mỏi.
D. Những ai có tài đức, đều nên đưa ra thi thố, để được rỡ ràng chốn vương đình, một lòng cung kính để cùng hưởng phúc tôn vinh.
Câu 3: Với Liên và An, hình ảnh chuyến tàu còn có một ý nghĩa khác. Ý nghĩa đó là gì?
A. Chuyến tàu như một thứ đồ chơi đối với trẻ con.
B. Chuyến tàu là hình ảnh của cái đẹp.
C. Chuyến tàu là hình ảnh của một thế giới khác, trái ngược với hình ảnh phố huyện.
D. Chuyến tàu gợi nhớ về những kỉ niệm sung sướng của ngày xưa ở Hà Nội.
Câu 4: Sau khi thực dân Pháp xâm lược, thơ văn Đồ Chiểu có nội dung chủ yếu nào?
A. Truyền bá những bài học về đạo làm người chân chính, mang tinh thần nhân nghĩa Nho giáo nhưng thấm đượm sâu sắc tính nhân dân và truyền thống dân tộc.
B. Ca ngợi những tấm gương hiếu thảo với cha mẹ.
C. Biểu dương, khích lệ tinh thần, ý chí cứu nước của nhân dân và sĩ phu đương thời.
D. Phê phán những kẻ bất nhân, phi nghĩa.
Câu 5: Dòng nào không nói đúng về Nguyễn Khuyến?
A. Sinh năm 1835, quê làng Yên Đổ, HàNội.
B. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông kiên quyết từ quan về quê nhà, sống cuộc đời thanh bạch, bình dị cho đến lúc mất.
C. Ông làm quan với triều đình nhà Nguyễn được 12 năm.
D. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, thông minh, hiếu học, đỗ đầu cả ba kì thi (thi hương, thi hội và thi đình) nên thường được gọi là Tam nguyên Yên Đổ.
Câu 6: Câu nào dưới đây dùng từ “chạy” với nghĩa chỉ hành động tìm kiếm người hay vật cần thiết một cách khẩn trương, gấp gáp?
A. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy – Mất tổ, bầy chim dáo dác bay (Nguyễn Đình Chiểu).
B. Mấy hôm nay, anh ấy phải vất vả chạy hợp đồng cho công ty.
C. Nạn chạy án gây tác hại nghiêm trọng đến việc thực thi pháp luật.
D. Trời sắp mưa, phải chạy thóc vào nhà thôi !
Câu 7: Dòng nào không nói đúng về Nguyễn Đình Chiểu?
A. Một nhà thơ yêu nước. B. Một thầy thuốc giàu y đức.
C. Một nhà giáo tận tâm với nghề dạy học. D. Một ông quan thanh liêm.
Câu 8: Tác giả nhấn mạnh sự thực người nông dân xa lạ với chiến trận binh đao nhằm dụng ý nghệ thuật gì?
A. Nhấn mạnh cuộc đời nghèo khó của người nông dân.
B. Tạo sự đối lập để tôn cao tầm vóc người anh hùng ở đoạn sau.
C. Kể việc một cách bình thường, không có dụng ý gì.
D. Mô tả người nông dân hiền lành chất phác.
Câu 9: Dòng nào không nói đúng về tác giả bài thơ “Sa hành đoản ca”?
A. Ông là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn nhưng sau lại tham gia khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình.
B. Ông sinh năm 1809 (?), người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, nay thuộc Hà Nội.
C. Ông thi hương, đậu cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội, và sau đó vào Huế thi hội đỗ tiến sĩ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mười Hai T Tvqn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)