Văn 11-cb-HK1-s5

Chia sẻ bởi Mười Hai T Tvqn | Ngày 26/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Văn 11-cb-HK1-s5 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2010 - 2011)
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG MÔN: VĂN 11 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề)
ĐỀ 001:
I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Hãy chọn đáp án đúng nhất để trả lời các câu hỏi sau:
1). Tại sao trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng), sau cái chết của cụ cố tổ, danh dự của Xuân Tóc Đỏ lại càng to thêm?
A). Vì Xuân là người đã gây nên cái chết của ông cụ.
B). Vì Xuân là một thầy thuốc có lòng nhân hậu.
C). Vì Xuân là một thầy thuốc giỏi, có trách nhiệm với người bệnh, làm người ta cảm kích.
D). Vì Xuân chịu lấy Tuyết.
2). Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
"Bài ca ngắn đi trên bãi cát viết theo thể hành, nhịp điệu thay đổi, vần trắc chiếm tỉ lệ cao, cấu trúc câu thơ dài ngắn khác nhau, sự lặp lại một số từ ngữ - nhất là từ "trường sa" - diễn đạt sự trúc trắc của con đường đi trên cát, sự ……………… của người đi đường."
A). Đau khổ B). Chán nản C). Mệt mỏi D). Mãn nguyện
3). Ý nào sau đây thể hiện tầm cao tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu về người anh hùng áo vải qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
A). Ông đã phát hiện và ngợi ca phẩm chất cao quý vẫn tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ của người nông dân là lòng tận trung với triều đình và vua quan nhà Nguyễn.
B). Ông đã phát hiện và ngợi ca phẩm chất cao quý vẫn tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ của người nông dân là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.
C). Ông đã phát hiện và ngợi ca phẩm chất cao quý vẫn tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ của người nông dân là khí thế đạp trên đầu thù xốc tới, không quản ngại gian khổ, khó khăn. D). Ông đã phát hiện và ngợi ca phẩm chất cao quý vẫn tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ của người nông dân là lòng căm thù giặc sâu sắc.
4). Bài Thu điếu không thể hiện tâm trạng gì của Nguyễn Khuyến?
A). Thất vọng. B). Buồn. C). Suy tư. D). Cô đơn.
5). Trình tự để viết một bản tin thường là:
A). Đặt tiêu đề, viết phần mở đầu, viết phần triển khai, sau đó khai thác và lựa chọn tin.
B). Khai thác và lựa chọn tin, viết phần mở đầu rồi viết phần triển khai, sau đó đặt tiêu đề.
C). Chọn tiêu đề, khai thác và lựa chọn tin, viết phần mở đầu rồi viết phần triển khai.
D). Khai thác và lựa chọn tin, đặt tiêu đề, viết phần mở đầu rồi viết phần triển khai.
6). Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ:
A). Gieo gió gặt bão. B). Đầu trâu mặt ngựa. C). Nợ như chúa Chổm. D). Cá chậu chim lồng.
7). Câu thơ "Vũ trụ nội mạc phi phận sự" trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ có nghĩa là:
A). Trong trời đất này, người con trai phải có phận sự.
B). Mọi việc trong khoảng trời đất đều là phận sự của ta.
C). Đã là người con trai ở trong trời đất thì phải làm nên chuyện lạ.
D). Trong trời đất này, người con trai không có phận sự gì.
8). Truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc được viết dưới dạng gì?
A). Một bài ký B). Một bài phóng sự C). Một bài xã luận D). Một bức thư
9). "Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ… và một số bài văn tế, phú, câu đối…, sáng tác của ông gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời."
Đặc điểm sáng tác trên là của nhà thơ nào sau đây:
A). Trần Tế Xương B). Nguyễn Khuyến C). Nguyễn Công Trứ D). Cao Bá Quát
10). Hãy lựa chọn cách diễn đạt tối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mười Hai T Tvqn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)