Văn 10_S14_K1

Chia sẻ bởi Mười Hai T Tvqn | Ngày 26/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Văn 10_S14_K1 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD- ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT VĨNH THẠNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I(2011-2012)
Môn: NGỮ VĂN 10
Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề)
Ngày kiểm tra: 21/12/2011




Họ, tên thí sinh:............................................................................... Lớp: ..................SBD...........

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Bài ca dao nào sau đây ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của người bình dân xưa?
A. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
B. Chồng người đi ngược về xuôi - Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
C. Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
D. Muối ba năm muối đang còn mặn - Gừng chín tháng gừng hãy còn cay - Đôi ta nghĩa nặng tình dày - Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Câu 2: Nội dung nào không phải là nội dung chữ nhàn trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Nhàn là tự nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.
B. Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức ăn có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.
C. Nhàn là không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.
D. Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
Câu 3: “Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng” là nhận xét về nghệ thuật của bài thơ nào?
A. Tỏ lòng B. Đọc Tiểu Thanh kí. C. Cảnh ngày hè. D. Nhàn.
Câu 4: Ý nào sau đây chưa chính xác?
“Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là tiếng khóc:
A. Cho những mảnh đời bất hạnh B. Cho tất cả mọi người.
C. Cho chính mình D. Cho những kiếp tài hoa.
Câu 5: Thái độ của tác giả dân gian đối với nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy như thế nào?
A. Giận nhiều hơn thương B. Thương
C. Giận D. Giận mà thương
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
A. Ẩn dụ, nhân hóa. B. So sánh, hoán dụ. C. So sánh, ẩn dụ. D. So sánh, nhân hóa.
Câu 7: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng đặc trưng của văn học dân gian?
A. Văn học dân gian trở thành tài sản chung của tập thể.
B. Tính truyền miệng và tính tập thể chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian
C. Tính truyền miệng và tính tập thể chi phối quá trình sáng tạo của văn học dân gian.
D. Tính truyền miệng và tính tập thể tạo ra sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian
Câu 8: Em hãy điền cụm từ còn thiếu vào dấu (…) trong nhận định sau:
“Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi- (……)- thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè”.
A. Tư tưởng nhân đạo. B. Tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân
C. Cảm hứng thế sự D. Tư tưởng yêu nước.
Câu 9: Dòng nào nêu đúng các tác phẩm văn học trung đại được viết bằng chữ Nôm?
A. Bánh trôi nước, Truyện Kiều, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Tỏ lòng,…
B. Bánh trôi nước, Truyện Kiều, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Truyện Lục Vân Tiên,…
C. Bánh trôi nước, Truyện Kiều, Đại cáo bình Ngô, Bạn đến chơi nhà, Truyện Lục Vân Tiên,…
D. Bánh trôi nước, Truyện Kiều, Chiếu dời đô, Bạn đến chơi nhà, Truyện Lục Vân Tiên, Tỏ lòng,
Câu 10: Câu thơ mở đầu “Rồi hóng mát thuở ngày trường“ (Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi) diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình như thế nào?
A. Ung dung, nhàn rỗi, thư thái
B. Ngôn nhàn mà tâm bất nhàn (nói nhàn mà lòng không nhàn)
C. Buồn vì buộc phải ở ẩn
D. Yêu thiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mười Hai T Tvqn
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)