Văn 10-nc-k1

Chia sẻ bởi Đào Phú Hùng | Ngày 26/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Văn 10-nc-k1 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
Trường THPT Trưng Vương

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – Năm học 2012 – 2013
Môn Văn nâng cao Lớp 10
Thời gian làm bài 90 phút


Mã đề : 001
I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Chọn một đáp án đúng nhất để trả lời câu hỏi
1). Điền vào chỗ trống cho thích hợp:
"Tóm tắt tác phẩm tự sự theo nhân vật chính là dùng lời văn của mình viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với ......................... "
A). nhân vật chính diện B). nhân vật phụ C). nhân vật đó D). các nhân vật
2). Từ nghề dạy học, người dạy học liên tưởng đến nghề lái đò, người lái đò là loại liên tưởng gì?
A). Liên tưởng tương cận B). Liên tưởng tương đồng C). Liên tưởng đối sánh D). Liên tưởng nhân quả
3). Đọc bài ca dao sau:
"- Cái cò đi đón cơn mưa,
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về?
- Cò về thăm quán cùng quê,
Thăm cha, thăm mẹ cò về thăm anh."
Hình ảnh "cái cò" trong bài ca dao trên là hình ảnh ẩn dụ. Đúng hay sai?
A). Sai B). Đúng
4). Lựa chọn quan điểm sống nhàn, trở về hòa hợp với thiên nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm mang phong cách của ai?
A). Một lão nông tri điền B). Một nhà nho ưu thời mẫn thế C). Một ngư ông thư thái D). Một mục tử cô thôn
5). "Thế là đã ba ngày đêm tôi bị nhốt vào đây, trong một chiếc lồng lạnh lẽo ghê rợn. Ba ngày đêm tôi không ăn không uống, người mệt rũ ra vì sợ hãi và tức giận. Sau nhiều lần lồng lộn phá phách để tự giải thoát nhưng bất thành, tôi đành nẵm xõa cánh bất lực. Mới ngày nào, tôi tung tăng nhảy nhót giữa các tán lá xanh um của những cây to trên đường phố rộng, thỉnh thoảng cùng bạn bè đáp xuống một mái nhà nào đó cao cao hay đu đưa luyện giọng trên những sợi dây điện chằng chịt chăng giữa trời xanh. Còn giờ đây, nỗi nhớ đồng loại và bầu trời cao xanh lồng lộng cào xé lòng tôi đau đớn. Điều gì đã xảy ra với tôi vậy? Và tôi bàng hoàng nhớ lại sáng hôm đó......"
Đây là đoạn văn diễn đạt theo phương thức gì?
A). Phương thức miêu tả B). Phương thức biểu cảm C). Phương thức tự sự D). Phương thức nghị luận
6). Bài thơ "Cảnh ngày hè" (Bảo kính cảnh giới số 43) được trích trong tập tác phẩm nào?
A). Bạch Vân quốc ngữ thi B). Quốc âm thi tập C). Quân trung từ mệnh tập D). Ức Trai thi tập
7). Chi tiết "ngọc trai - giếng nước" trong truyền thuyết "Truyện An Dương Vương - Mị Châu, Trọng Thủy" có ý nghĩa:
A). Là biểu tượng cao đẹp tượng trưng cho mối tình chung thủy của Trọng Thủy và Mị Châu. B). Thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của nhân dân đối với vị anh hùng dân tộc An Dương Vương. C). Nhắc nhở người đời sau không bao giờ đượ quên bài học cảnh giác trong sự nghiệp giữ nước. D). Thể hiện sự độ lượng, cảm thông của nhân dân đối với Mị Châu và Trọng Thủy - chấp nhận hóa giải tội lỗi cho những con người lầm lạc, đáng trách mà cũng đáng thương.
8). Ở bài thơ "Đọc Tiểu Thanh kí", đối tượng thương cảm của Nguyễn Du là:
A). Bản thân tác giả. B). Tiểu Thanh, tài sắc của con người bị chà đạp trong xã hội cũ và bản thân tác giả C). Những người có tài có sắc D). Tiểu Thanh và những người phụ nữ làm lẽ trong xã hội phong kiến nói chung
9). Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ sử thi:
A). Hào hứng, ngợi ca B). Giản dị, mộc mạc C). Giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh D). Trang trọng, hùng tráng
10). Câu thơ "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ" có nghĩa cụ thể là:
A). Có bỏ sức lao động ra thì mới có có cái ăn. B). Có bỏ sức lao động ra thì mới được ghi nhận công lao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Phú Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)