Vai trò và nhu cầu của các loại axit béo không no đối với cá ở giai đoạn con non (larvae, juvenile).

Chia sẻ bởi Trần Văn Nam | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Vai trò và nhu cầu của các loại axit béo không no đối với cá ở giai đoạn con non (larvae, juvenile). thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Chủ đề 4:
Vai trò và nhu cầu của các loại axit béo không no đối với cá ở giai đoạn con non (larvae, juvenile).
GVHD: PHẠM PHƯƠNG LINH
TH: NHÓM 4.
NỘI DUNG TRÌNH BÀY:
Giới thiệu chung:
Nội dung:
1.Khái niệm, phân loại axit béo không no.
2. Vai trò của axit béo không no đối với cá.
3. Nhu cầu của axit béo không no đối với cá.
III. Kết luận:
I. Giới thiệu chung:

Thức ăn tốt giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện sức khoẻ và tạo được sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao. Trong nuôi trồng thuỷ sản, thức ăn có vai trò quan trọng, thường chiếm 40-70% chi phí sản xuất. Những năm gần đây nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản đã có những bước tiến nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu, nhiều loại thức ăn cân bằng dinh dưỡng và có khả năng nâng cao sức khoẻ của thuỷ sản nuôi đã được nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất…
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo thiết yếu quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của cá. Chúng cũng hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E và K.
Chất béo là thành phần dinh dưỡng giàu năng lượng, có khả năng thay thế một phần protein trong thức ăn cho thuỷ sản.
Chất béo của cá gồm có lipid và lipoid. Năng lượng do lipid cung cấp gấp hai lần so với protein và carbonhydrate. Thành phần lipid của cá chủ yếu là các acid béo không no có hoạt tính sinh học cao như linoleic (omega 3), acid linolenic (omega 6), acid arachidonic.
1. Khái niệm, phân loại, chức năng của axit béo không no đối với cá.
1.1. Khái niệm:
Acid béo không no là acid béo có từ hai nối đôi trở lên trong cấu trúc phân tử của nó.
Ví dụ:
Linoleic acid: CH 3 (CH 2) 4 CH = CH CH 2 CH = CH (CH 2) 7 COOH.
Arachidonic acid: CH 3 (CH 2) 4 CH = CH CH 2 CH = CH CH 2 CH = CH CH 2 CH = CH (CH 2) 3 COOH.
1.2. Phân loại:
Dựa theo cấu tạo phân tử acid béo không no được phân làm 2 nhóm chính:
Nhóm acid béo không no chứa nhiều hơn 2 nối đôi PUFA
Ví dụ: linoleic acid (18:2n6) và linolenic acid (18:3n3)
Nhóm các acid béo không no chứa đa nối đôi (số nối đôi nhiều hơn 4) HUFA.
Ví dụ: nhóm omega 3 và omega 6 có chuỗi cacbon từ 20 trở lên như 20:5n3 (Eicosapentaenoic acid, EPA), 22:6n3 (Docosahexaenoic acid, DHA) 20:3n3, 22:3n6.
2. Vai trò của axit béo không no đối với cá.
2.1. Vai trò sinh học:
Vai trò sinh học của các axit béo không no có vai trò quan trọng gồm:
Là yếu tố cần thiết cấu trúc nên màng tế bào (photpho lipit).
Dung môi hòa tan.
Làm tăng khả năng chịu sốc ở độ mặn cao.
Tạo hương vị hấp dẫn cho thức ăn, kích thích cá thèm ăn.
2.2 Vai trò sinh dưỡng:
Thiếu các axit béo thiết yếu (EFA) có thể gây những rối loạn sau: thối loét vảy và vây, tăng tỷ lệ chết, viêm cơ tim, giảm khả năng sinh sản (cá chép, cá hôi, cá tráp), giảm sinh trưởng…
Trong quá trình phát triển cá trứng và ấu trùng cá, triglyxerite và phospholypide là nguồn năng lượng chính và axit béo họ n-3 (n3-HUFA) cũng giữ vai trò quan trọng, khẩu phần thiếu họ axit béo này, tỉ lệ chết tăng cao trong vòng 19 ngày (thí nghiem trên cá tráp).

Cũng trên loài cá này, Fernandez Palacios et al. (1995) báo cáo rằng, khẩu phần cho một nồng độ tối ưu n-3-HUFA trong 3 tuần sẽ làm cho khả năng sinh sản, bao gồm tỉ lệ đẻ, tỷ lệ nở và chất lượng ấu trùng được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng khẩu phần thừa n3-HUFA hay tỷ lệ EPA (eicosapentaenoic acid chưa este hoá- 20:5n3) và DHA và arachidonic acid không thích hợp có ảnh hưởng xấu đến tất cả khả năng sinh sản của tôm và cá. Thành phần axit béo khẩu phần cũng có ảnh hưởng đến khả năngmiễn dịch của cơ thể. Trong mot nghiên cu trên cá hôi, Thomson et al., (1996) đã thấy rằng khẩu phần đầy đủ axitbéo n-3 nhưng tỉ lệ n-3/n-6 thâp thì sức đề kháng với bệnh Aeromonas salmonicida và Vibrio anguillarum kém hơn khẩu phần có tỉ lệ n-3/n-6 cao.
Nghiên cứu xác định tỷ lệ tối ưu về các axit béo thiết yếu trong thức ăn cho cá chẽm ở các giai đoạn:
3. Nhu cầu của axit béo không no đối với cá.
Nhu cầu acid béo thiết yếu của một số loài cá được trình bày ở (bảng 3.1) sau:

 
Nhu cầu EFA của cá. Nhu cầu EFA của cá khác nhau theo loài và cho đến nay cũng chưa được hiểu biết một cách đầy đủ, (bảng 3.2) giới thiệu nhu cầu axit béo thiết yếu của một số loài cá.
Các loài cá nước ngọt do có khả năng tự tổng hợp các acid béo từ những acid béo có mạch cacbon ngắn hơn. Nhu cầu của cá nước ngọt với acid béo có mạch cacbon bằng 18 như Linoleic acid (18:3 n-3) từ 0,5-1,5% khẩu phần. Các acid béo này phải cung cấp qua thức ăn cho cá.


Các loài cá biển thường có nhu cầu cao các acid béo không no đa nối đôi (n-3 HUFA) do chúng không có khả năng tự tổng hợp. Nhu cầu HUFA trong thức ăn cá biển thường từ 0,5-2,0% khẩu phần. Hai acid béo không no quan trọng nhất đối với cá biển đó là eicosapentanoic acid (EPA 20:5 n-3) và docosahexanoic acid (DHA 22:6 n-3). Ấu trùng cá biển nếu thiếu (n-3) HUA trong khẩu phần sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh cho cá và giảm tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng của cá biển ( Watanabe & ctv, 1989).
III. Kết luận:
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trong thời kỳ ươm nuôi. Thức ăn không đủ về số lượng và không đảm bảo về chất lượng đều dẫn tới làm giảm hiệu quả nuôi. Chính vì thế cần phải tìm hiểu kỷ về các thành phần dinh dưỡng của các loài thủy hải sản để có một công thức thức ăn cho hợp lý, có ý nghĩa to lớn trong nghề nuôi trồng thủy sản.

Chất béo thường chiếm 15% trong khẩu phần thức ăn cho cá, cung cấp các acid béo cần thiết và các vitamin hoà tan trong dầu. Xu hướng chung hiện nay là sử dụng nhiều hơn chất béo trong khẩu phần thức ăn cho cá do có thể hạ giá thành và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Xong nếu sử dụng nhiều chất béo hơn so với nhu cầu của cá sẽ dẫn đến hiện tượng tích mỡ trong gan, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và sinh trưởng của cá.
Khả năng tổng hợp các acid béo thuộc nhóm HUFA từ PUFA ở các loài cá nước ngọt tốt hơn cá biển do cá biển không có các enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp này, hoặc có hiện diện nhưng với hàm lượng thấp. Vì vậy, việc sử dụng các nguồn chất béo giàu HUFA như dầu cá biển để bổ sung vào khẩu phần thức ăn của các loài cá biển là điều bắt buộc. PUFA và HUFA hiện diện phổ biến trong chuỗi thức ăn tự nhiên ở các thủy vực, trong đó quan trọng nhất là các loài tảo.
Xin chân thành cảm ơn cô và các bạn đã quan tâm theo dõi.
DANH SÁCH NHÓM 4:
Trương Quang Vân.
Trương Quang Vin.
Hoàng Minh Việt.
Nguyễn Ngọc Vũ.
Nguyễn Tuấn Vũ.
Tài Ngọc Ytalia.
Nguyễn Trần Hưng, 49NT.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)