VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ VĂN HÓA TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ VĂN HÓA TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Lời nói đầu

Văn hoá và kinh doanh là mối quan hệ tác động qua lại nhưng nó dường như tách bạch nhau. Trong một doanh nghiệp ta tưởng chừng nó không liên quan đến nhau nhưng thực chất nó có quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển nó có một nội dung hết sức phong phú và đa dạng. Bản thân hoạt động kinh doanh, dưới mỗi hình thức là một hoạt động văn hoá bởi nó đã đáp ứng nhu cầu cần thưởng thức của con người. Yếu tố văn hoá, trong kinh doanh chính là hoạt động đem cái đẹp, tiện nghi, hiện đại tới mọi người, mọi nhà. Chính cái yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, ngày càng nhiều về số lượng của người tiêu dùng đã kích thích sự sáng tạo sự cố gắng mệt mỏi của các nhà tham gia hoạt động kinh doanh. Yếu tố văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện sự giao lưu văn hoá các vùng miền trong nước mà còn đưa nước ta hội nhập với các nước khác nó có tính toàn cầu. Trong kinh doanh có văn hoá còn thể hiện rõ nét trong mối quan hệ giữa các người làm kinh doanh. Nó còn thể hiện cái tâm là bản chất của vạn hoá của người tham gia kinh doanh. Nó còn chính là thước đo trình độ văn hoá, giáo dục, tình cảm và trách nhiệm của người kinh doanh trước vận mệnh của khácg hàng. Bên thềm thế kỷ 21, Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp đã đang và thực hiện đúng điều đó đúng trách nhiệm và lương tâm của một nhà doanh nghiệp. Họ đã được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao và còn đạt được những danh hiệu do nhà quản lý chất lượng công nhận như ISO 9000, 9001.. Không những họ được người tiêu dùng trong nước chấp nhận mà còn xuất khẩu ra các nước bạn. Điển hình nhỏ như là Công ty thiết bị I " Trung tâm thiết bị đồ chơi mầm non".
I. Văn hoá kinh doanh:
1. Quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh.
Mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh là một mối quan hệ bổ sung cho nhau và tác động lẫn nhau nhưng nó lại dường như tách bạch nhau, không liên quan đến nhau. Đã có nhiều thời và cả ngày nay nữa, vẫn tồn tại nhiều ý kiến, cho rằng "văn hoá" dường như chỉ là một cái gì đó mà khi người ta có một đời sống vật chất khá đầy đủ thì mới cần quan tâm và phát triển nó và chỉ coi "văn hoá" như một việc nâng cao đời sống cho thêm phong phú. Nên "văn hoá" lúc đó dường như bị lãng quên, mà có nhớ chắc hẳn chỉ là một yếu tố "giải trí" thêm. Nhưng khi chúng ta nhìn nhận vào những kinh nghiệm thực tế ở nhiều nước trên thế giới, qua những thời gian qua thì việc tách tời yếu tố "văn hoá" ra khỏi kinh doanh thì sự phát triển kinh tế dường như không phát triển cho lắm, mà có thể nó sẽ luôn dậm chân tại chỗ. Mà nó còn dẫn tới kinh tế không thể phát triển không lành mạnh và lâu bền nếu thiếu nền tàng văn hoá. Và văn hoá không phải là một sản phẩm thụ động của kinh tế mà có một sức mạnh tinh thần lớn lao tác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)