Vai trò của giáo dục đối với ktxh

Chia sẻ bởi Hoàng Giang | Ngày 27/04/2019 | 131

Chia sẻ tài liệu: vai trò của giáo dục đối với ktxh thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Câu hỏi: Anh (chị) có suy nghĩ gì về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.
Bài làm:
Giáo dục, hiểu theo nghĩa rộng nhất là sự truyền thụ kinh nghiệm xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau bước vào cuộc sống. Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển chính con người và phát triển xã hội. Vì thế giáo dục là một hiện tượng xã hội và là một trong những nhu cầu tất yếu của xã hội.
Giáo dục ban đầu được thực hiện một cách đơn giản, trực tiếp ngay trong lao động và trong cuộc sống, và ở mọi lúc, mọi nơi. Khi xã hội ngày càng phát triển lên, kinh nghiệm xã hội được đúc kết nhiều hơn, yêu cầu của xã hội đối với con người ngày càng cao hơn, các loại hình hoạt động xã hội ngày càng mở rộng hơn thì giáo dục theo phương thức trực tiếp không còn phù hợp mà đòi hỏi phải có một phương thức giáo dục khác có hiệu quả hơn. Giáo dục gián tiếp theo phương thức nhà trường, được thực hiện một cách chuyên biệt ra đời và ngày càng phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Do đó, xã hội càng phát triển, giáo dục ngày càng trở nên phức tạp hơn và mang tính chuyên biệt hơn. Sự phát triển đó là do yêu cầu tất yếu của xã hội và do những sức mạnh to lớn của giáo dục tạo ra sự phát triển của xã hội. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển về mọi mặt của xã hội thì không ai có thể phủ nhận về nó.
Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển cho xã hội.
Ngoài ra, giáo dục còn được hiểu theo nhiều ngữ cảnh:
+ Nghĩa rộng nhất
+ Nghĩa rộng
+ Nghĩa tương đối hẹp
+ Và nghĩa hẹp
* Theo nghĩa rộng nhất, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ như ảnh hưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường, ảnh hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình, ảnh hưởng của những vở kịch, những cuốn phim, những tin tức trên màn hình, ảnh hưởng của những sách vở, tạp chí, ảnh hưởng của những tấm lòng nhân từ của người khác, ảnh hưởng của những hoạt động tham quan, du lịch những phong cảnh tự nhiên, những công viên, những di tích lịch sử, văn hóa…
Với nghĩa rộng nhất của giáo dục như vậy, chúng ta nhận thấy rằng, để giáo dục nhân cách con người, cần xây dựng được môi trường nhà trường, môi trường xã hội lành mạnh và sáng tạo ra môi trường nhân tạo có tính sáng tạo cao.
* Giáo dục theo nghĩa rộng được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của các cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân cách.
Các nhà trường với những hoạt động đa dạng nội khóa và ngoại khóa, nghĩa lá qua các bài học của các môn học ở trên lớp cũng như qua những hoạt động như báo cáo thời sự, biểu diễn văn nghệ, cắm trại, tham quan …được tổ chức ngoài giờ lên lớp, tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của người được giáo dục, dưới tác dụng chỉ đạo của giáo viên, của nhà giáo dục.
Với nghĩa rộng như vậy, giáo dục bao hàm nội dung rộng, thể hiện một phức hợp các mặt giáo dục: trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động do nhà trường phụ trách trước xã hội.
* Giáo dục theo nghĩa tương đối hẹp:
Theo nghĩa tương đối hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà trường, chỉ liên quan đến các mặt giáo dục: trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động.
* Giáo dục theo nghĩa hẹp:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)