Vai trò của giáo dục

Chia sẻ bởi Hoàng Giang | Ngày 27/04/2019 | 191

Chia sẻ tài liệu: vai trò của giáo dục thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Trường Đại học Ngoại Ngữ
Khoa Tiếng Trung - lớp Trung spk4
Họ tên: Nguyễn thị Sương


Giáo Dục Học

Câu hỏi: Hãy phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội, cho ví dụ minh họa?

Giáo dục, hiểu theo nghĩa rộng nhất là sự truyền thụ kinh nghiệm xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau bước vào cuộc sống. Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển chính con người và phát triển xã hội. Vì thế giáo dục là một hiện tượng xã hội và là một trong những nhu cầu tất yếu của xã hội.
Giáo dục ban đầu được thực hiện một cách đơn giản, trực tiếp ngay trong lao động và trong cuộc sống, và ở mọi lúc, mọi nơi. Khi xã hội ngày càng phát triển lên, kinh nghiệm xã hội được đúc kết nhiều hơn, yêu cầu của xã hội đối với con người ngày càng cao hơn, các loại hình hoạt động xã hội ngày càng mở rộng hơn thì giáo dục theo phương thức trực tiếp không còn phù hợp mà đòi hỏi phải có một phương thức giáo dục khác có hiệu quả hơn. Giáo dục gián tiếp theo phương thức nhà trường, được thực hiện một cách chuyên biệt ra đời và ngày càng phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Do đó, xã hội càng phát triển, giáo dục ngày càng trở nên phức tạp hơn và mang tính chuyên biệt hơn. Sự phát triển đó là do yêu cầu tất yếu của xã hội và do những sức mạnh to lớn của giáo dục tạo ra sự phát triển của xã hội. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển về mọi mặt của xã hội thì không ai có thể phủ nhận về nó.
Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển cho xã hội.
1. Vai trò của giáo dục đối với kinh tế - sản xuất.
Là những tác động tích cực của giáo dục đến các quá trình sản xuất nhằm tạo ra sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội.
Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển về kinh tế cũng cần có rất nhiều nguồn lực như nguồn lực nhân lực, nguồn lực nguồn vốn, nguồn lực tài nguyên ….; trong đó nguồn lực nhân lực (người lao động) là quan trọng nhất. Bởi vì, nếu muốn đưa xã hội càng phát triển, đòi hỏi phải có những người có trình độ cao, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn lao động sản xuất, có những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Muốn có nguồn nhân lực như vậy thì xã hội cần phải có giáo dục. Bởi vì giáo dục thông qua hệ thống giáo dục quốc dân mới có thể đào tạo được những người lao động đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Vì thế, trong xã hội ngày nay đã và đang xuất hiện những hình thức đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những người lao động; như hình thức đào tạo đại học, cao học, tại chức, đại học từ xa …
Giáo dục đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các nguồn lực cần thiết cho xã hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Thông qua các quá trình giáo dục và dạy học, bằng nhiều hình thức khác nhau; giáo dục đã:
+ Đào tạo ra những con người mới, là những người có trình độ văn hóa, am hiểu về khoa học kỹ thuật – khoa học công nghệ; có khả năng vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ vào quá trình sản xuất lao động. Nhờ vậy làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo động lực cho xã hội phát triển.
+ Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra nguồn nhân lực mới để thay thế những sức lao động cũ bị mất đi do ốm đau, bệnh tật, tuổi già, tai nạn …
+ Hiện nay hầu như các nước trên thế giới đều ý thức được tầm quan trọng, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế các nước trên thế giới đều coi trọng giáo dục, ưu tiên cho giáo dục. Như: tăng ngân sách cho giáo dục, trang bị thiết bị giáo dục cho các trường …. Hầu như nước nào quan tâm đến giáo dục thì nước đó đều có sự phát triển mạnh về kinh tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)