Vai trò của Đội trong HDGDNGLL

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Yến | Ngày 18/03/2024 | 87

Chia sẻ tài liệu: Vai trò của Đội trong HDGDNGLL thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

1
Dàn bài chính (tt)
1. Đội thiếu niên tiền phong – Lực lượng nòng cốt thực hiện năng lực tự quản trong HĐGDNGLL ở trường THCS
1.1. Vị trí, chức năng của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường THCS
1.2. Vai trò tự quản của Đội TNTP HCM
2. Mối quan hệ của giáo viên – Tổng phụ trách Đội với Ban Giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc triển khai HĐGDNGLL
2.1. Quan hệ với Ban GH trường phổ thông
2.2. Quan hệ với GVCN lớp học
Thực hành (Các bài tập trong giáo trình)
2
3
1. Đội thiếu niên tiền phong – Lực lượng nòng cốt thực hiện năng lực tự quản trong HĐGDNGLL ở trường THCS
1.1. Vị trí, chức năng của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường THCS
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của lớp người nhỏ tuổi (9 – 14 tuổi) do các em làm chủ, tự quản mọi công việc, mọi hoạt động, dưới sự hướng dẫn của phụ trách Đội.
Đội là lực lượng giáo dục quan trọng trong và ngoài nhà trường, cùng với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác giáo dục thiếu nhi theo 5 điều Bác Hồ dạy, giúp các em “trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh”

4
1. Đội thiếu niên tiền phong….(tt)
1.1. Vị trí, chức năng …… (tt)
Đội giáo dục thiếu nhi theo nguyên tắc và phương pháp đặc trưng của mình. Nội dung và HT tổ chức giáo dục của Đội đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn mạnh mẽ và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi.
Vì mang tính chất quần chúng và tính chất CT – XH nên đặc trưng phương pháp giáo dục của tổ chức Đội là giáo dục qua HĐ tập thể, hoạt động tự nguyện, tự giác và hoạt động với sự tự quản cao.
Đội là một tổ chức chính trị - XH, MĐGD của Đội thống nhất với MTGD của nhà trường, cùng với nhà trường Đội tham gia công tác G’D đội viên, học sinh.

5
1. Đội thiếu niên tiền phong….(tt)
1.2. Vai trò tự quản của Đội trong hoạt động giáo dục NGLL
1.2.1. Vấn đề tự quản của Đội…..
Tự quản là một nguyên tắc hoạt động Đội, đây là nguyên tắc được nêu trong Điều lệ của Đội. Nguyên tắc tự quản chi phối mọi hoạt động của Đội. Nguyên tắc này bao gồm hai vế: sự phụ trách của đoàn và sự tự quản của đội,  sự tự quản của đội – vai trò cơ bản.
Sự tự quản của đội thể hiện:
- Mọi công việc của đội đều do mỗi đội viên và tập thể đội viên dân chủ bàn bạc và quyết định.

6
1. Đội thiếu niên tiền phong….(tt)
1.2. Vai trò tự quản của Đội ……… (tt)
1.2.1. Vấn đề tự quản của Đội ….(tt)
- Mọi đội viên đều có quyền phát biểu ý kiến, chia sẻ quan điểm của mình trong các cuộc thảo luận.
- Khi quyết định thì thiểu số phục tùng đa số, mọi quyết định dựa vào ý kiến của đa số.
- Khi chỉ đạo thực hiện thì cấp dưới phải phục tùng cấp trên..
- Khi thực hiện, vai trò chủ động sáng tạo của mỗi đội viên và tập thể đội được khuyến khích, phát huy.
Các hoạt động tự quản được thể hiện qua họp đội và chỉ huy Đội.

7
1. Đội thiếu niên tiền phong….(tt)
1.2. Vai trò tự quản của Đội ……… (tt)
1.2.2. Vai trò nòng cốt của Đội…… (tt)
Hoạt động của Đội là hoạt động tập thể, là hoạt động tự nguyện, tự giác và tinh thần tự quản cao. Chất lượng hoạt động của đội được đo bằng chất lượng tự quản  vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.
Đội giáo dục đội viên, thiếu niên thông qua HĐ với phương pháp giao nhiệm vụ trên cơ sở động viên, khuyến khích các em phát huy vai trò tự quản, HĐGDNGLL sẽ đạt hiệu quả cao khi phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động.

8
1. Đội thiếu niên tiền phong….(tt)
1.2. Vai trò tự quản của Đội ……… (tt)
1.2.2. Vai trò nòng cốt của Đội…… (tt)
Chương trình hoạt động Đội và chương trình HĐGDNGLL cùng chung một mục tiêu là giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.
Bằng sự tương tác của hai chương trình, thông qua hoạt động tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của Đội và của đội viên, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường sẽ được nâng cao, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.

9
1. Đội thiếu niên tiền phong….(tt)
1.2. Vai trò tự quản của Đội ……… (tt)
1.2.2. Vai trò nòng cốt của Đội……
Giáo dục chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi quá trình giáo dục là sự gắn bó chặt chẽ giữa những hoạt động giáo dục trên lớp và những HĐGDNGLL.
Trong nhà trường, chương trình hoạt động luôn gắn bó chặt chẽ với HĐGDNGLL.
Hoạt động đội phong phú về ND, đa dạng về hình thức, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, tâm sinh lý của HS sẽ giúp hấp dẫn, thu hút sự tham gia tích cực, tự giác của ĐV và của quần chúng nhỏ tuổi.

10
1. Đội thiếu niên tiền phong….(tt)
@ Mối quan hệ giữa hoạt động của Đội TNTPHCM và HĐGDNGLL. THCS
- Những hoạt động của Đội được tổ chức trong các buổi sinh hoạt chi đội, liên đội đều là một trong những nội dung của HĐGDNGLL ngoài các nội dung sinh hoạt truyền thống của tổ chức Đội.
- Lực lượng nòng cốt của một lớp học trong mọi hoạt động của lớp đó: học tập, lao động, văn thể mỹ đều là các đội viên.
 HĐGDNGLL có liên quan mật thiết đến hoạt động của Đội: về lực lượng tham gia, về nội dung và hình thức hoạt động vốn là các nọi dung cơ bản nhất trong mỗi hoạt động.

11
Dự kiến
12
Sơ đồ thể hiện quan hệ giữa
các lực lượng giáo dục trong trường THCS
Ban Giám hiệu
Tổng phụ trách
GVCN
Liên Đội
Lớp
học
Chi Đội
13
1. Đội thiếu niên tiền phong….(tt)
@ Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL
- Từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường (BCĐ) yêu cầu tổng phụ trách Đội lên kế hoạch chi tiết cho các HĐGDNGLL trong 1 năm học để đảm bảo tất cả học sinh đều được giáo dục toàn diện, không bị trùng lắp về nội dung, hình thức ở các cấp tổ chức.
Đồng thời thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo nhà trường, TPT Đội và GVCN.
- Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, BCĐ HĐGDNGLL phân công cụ thể cho từng lực lượng thực hiện các công đoạn tiếp theo nhằm chủ động tổ chức thực hiện  theo sơ đồ quy trình sau đây:
14
Sơ đồ thể hiện quy trình tổ chức
HĐGDNGLL ở trường THCS
Tổng PT Đội
GVCN
BCH chi đội + CB lớp
Tổ chức HĐGDNGLL ở lớp
KH năm học HĐGDNGLL
Duyệt của BGH
Hoạt động tự chọn
cấp trường
Hoạt động theo
chủ điểm ở lớp
Hoạt động tự chọn cấp khối lớp
CĐ + Chi đoàn GV
Tổ chức GV khối lớp
BCH Liên đội
BCH CĐ các lớp –khối
Tổ chức
HĐGDNGLL ở trường
Tổ chức HĐGDNGLL
ở khối lớp
15
1. Đội thiếu niên tiền phong….(tt)
@ Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL (tt)
- Sau khi có KH chung, BCĐ xem xét KH trên cơ sở kinh phí, nguồn nhân lực…. và duyệt kế hoạch;
- Kế hoạch được duyệt, tách ra theo từng nhóm:
+ Nhóm HĐGDNGLL theo chủ điểm giáo dục từng lớp;
+ Nhóm HĐGDNGLL theo khối lớp;
+ Nhóm HĐGDNGLL cấp trường.
Theo quy mô của trường, TPT Đội sẽ lên KH chi tiết nhất định cho từng nhóm. Trong KH chi tiết cần nêu rõ tên HĐ, yêu cầu giáo dục, ND và hình thức HĐ cho từng HĐ cụ thể.
16
1. Đội thiếu niên tiền phong….(tt)
@ Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL (tt)
* Đối với nhóm HĐGDNGLL – Lớp học
- Kế hoạch chi tiết được gửi cho GVCN từ đầu năm học;
- GVCN chuẩn bị các phần còn lại cho lớp mình để chủ động tổ chức mang lại hiệu quả cao nhất.
* Đối với nhóm HĐGDNGLL – Khối lớp
Kế hoạch chi tiết được gửi đến khối trưởng, tổ trưởng từ đầu năm học.
Đồng thời cũng gửi đến GVCN các lớp trong khối, BCH liên chi khối lớp để chủ động phối hợp tổ chức các hoạt động này trong năm học.

17
1. Đội thiếu niên tiền phong….(tt)
@ Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL (tt)
* Đối với nhóm HĐGDNGLL – Cấp trường
Tổng phụ trách Đội lên kế hoạch chi tiết cho các hoạt động này thông báo cho BCH Liên chi đội, các tổ chức phối hợp khác trong trường: công đoàn, chi đoàn, các thành viên trong BGH…. để chủ động tổ chức hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.

18
2. Mối quan hệ của giáo viên – Tổng phụ trách Đội với Ban Giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc triển khai HĐGDNGLL
2.1. Quan hệ với Ban Giám hiệu trường PT
Giáo viên – TPT là loại hình cán bộ nằm trong hệ thống CBQL của nhà trường. Mối quan hệ giữa GV – TPT Đội và Ban Giám hiệu nhà trường được thể hiện qua hai chức năng cơ bản: Tham mưu – Phối hợp.
- Chức năng tham mưu xác định nhiệm vụ quan trọng của GV – TPT Đội là tham mưu cho BGH trường về công tác Đội trong nhà trường và xác định, lựa chọn các hình thức phối hợp giữa chương trình hoạt động Đội, rèn luyện đội viên và HĐGDNGLL. Thể hiện:

19
2. Mối quan hệ ……(tiếp theo)
2.1. Quan hệ với Ban Giám hiệu trường PT (tt)
+ Xây dựng KH của Đội trong năm học và đưa KH công tác Đội trở thành một bộ phận hữu cơ trong KHG’D của nhà trường, tạo sự phối hợp đồng bộ, tương tác giữa nội dung, chương trình công tác Đội với chương trình HĐGDNGLL với các HĐG’D khác trong trường.
+ Giúp BGH trường lựa chọn, bố trí GVCN đồng thời có khả năng làm tốt NV của một phụ trách chi đội.
+ Đề xuất, yêu cầu nhà trường đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết cho công tác Đội và HĐGDNGLL, tham mưu cho nhà trường trong xét kỷ luật và khen thưởng giáo viên có thành tích tốt.

20
2. Mối quan hệ ……(tiếp theo)
2.1. Quan hệ với Ban Giám hiệu trường PT (tt)
- Chức năng phối hợp thể hiện tính thống nhất trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của nhà trường phổ thông. Thể hiện:
+ Tổ chức, xây dựng chương trình hoạt động Đội trên cơ sở lồng ghép hợp lý với chương trình HĐGDNGLL của từng khối lớp.
+ Xây dựng kế hoạch phối hợp các hoạt động giáo dục của nhà trường với chương trình hoạt động Đội trong cả năm học, từng học kỳ và từng tháng.
+ Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động đặc biệt, hoạt động theo các chuyên đề và hoạt động nhân các ngày lễ lớn trong cả năm học
21
2. Mối quan hệ ……(tiếp theo)
2.2. Quan hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp học
Trong trường THCS GVCN lớp  phụ trách CĐ
2.2.1. Giáo viên chủ nhiệm đồng thời là phụ trách chi đội: quan hệ lãnh đạo – phối hợp:
- Giáo viên – TPT Đội và giáo viên – PTCĐ cần hợp tác trong việc xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động giữa chương trình họat động của liên đội, chi đội với chương trình HĐGDNGLL.
- Giáo viên – TPT Đội cần thương xuyên tham dự các HĐGDNGLL của các khối lớp một mặt để giúp đỡ GVCN– PTCĐ trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL một cách có chất lượng; mặt khác tiếp thu kinh nghiệm của giáo viên – PTCĐ trong công tác tổ chức giáo dục HS và rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết.
22
2. Mối quan hệ ……(tiếp theo)
2.2. Quan hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp học (tt)
- Nắm tình hình hoạt động của chi đội.
- Theo dõi, đánh giá chất lượng HĐGDNGLL thông qua các hoạt động của đội.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên – PTCĐ thực sự đoàn kết, thống nhất, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện công việc chung.
- Nghiên cứu, xây dựng các loại hình chương trình bồi dưỡng mang tính đào tạo, tập huấn nghiệp vụ công tác Đội giáo viên chủ nhiệm – PTCĐ.
- Quan tâm thường xuyên đến việc bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và phương pháp công tác Đội, k/n và PP tổ chức các HĐ tập thể cho đội ngũ GVCN– PTCĐ.

23
2. Mối quan hệ ……(tiếp theo)
2.2. Quan hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp học (tt)
2.2.2. Giáo viên chủ nhiệm không là phụ trách chi đội: quan hệ phối hợp:
- Giáo viên – TPT Đội hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức, triển khai chương trình HĐGDNGLL.
- Hình thành và phát triển mối quan hệ hợp tác trong công việc chung của bộ ba: Giáo viên-TPT đội – Giáo viên chủ nhiệm – Phụ trách chi đội trong cùng một lớp học nhằm tạo nên môi trường giáo dục đồng bộ với hệ thống các tác động giáo dục thống nhất.
- Thường xuyên quan tâm, tư vấn, giúp đỡ GVCN giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong triển khai các HĐGDNGLL.
24
2. Mối quan hệ ……(tiếp theo)
2.2. Quan hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp học (tt)
2.2.2. Giáo viên chủ nhiệm không là phụ trách chi đội: quan hệ phối hợp (tt)
- Giáo viên TPT Đội và phụ trách chi đội thường xuyên tham dự các hoạt động của lớp nhằm:
+ Nắm vững tình hình lớp trên các mặt.
+ Nắm vững sự phát triển về chất lượng tự quản của đội viên, học sinh thể hiện vai trò nòng cốt của Đội trong các HĐGDNGLL.
 Giáo viên chủ nhiệm và phụ trách chi đội định hướng, điều chỉnh, bổ sung nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp học và chi đội nhằm từng bước nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.

25
2. Mối quan hệ ……(tiếp theo)
2.2. Quan hệ với GVCN lớp học (tt)
2.2.2. Giáo viên chủ nhiệm không là phụ trách chi đội: quan hệ phối hợp (tt)
- Nắm vững tình hình hoạt động của chi đội, trên cơ sở đó có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa HĐG’D của lớp và hoạt động của chi đội, nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.
- Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức giáo dục học sinh thông qua các hoạt động tập thể của đội, của lớp. Muốn vậy, GVCN cần có KH tham dự các buổi sinh hoạt, HĐ của liên đội và chi đội trong từng học kỳ và cả năm học.
26
2. Mối quan hệ ……(tiếp theo)
2.2. Quan hệ với GVCN lớp học (tt)
Có thể nói:
Sự phối hợp giữa giáo viên TPT Đội với đội ngũ GVCN trong quá trình triển khai HĐGDNGLL thể hiện mối quan hệ mang tính sư phạm tương tác, đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
Dưới sự chỉ đạo của BGH trường, GV. TPT Đội như là một nhạc trưởng hướng dẫn, giúp đỡ các GVCN tổ chức, triển khai chương trình HĐGDNGLL một cách đồng bộ, hiệu quả trên cơ sở phát huy thực sự vai trò tự quản của Đội và của từng đội viên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)