Unit 2. Clothing

Chia sẻ bởi Nguyễn Lương Hùng | Ngày 21/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Unit 2. Clothing thuộc Tiếng Anh 9

Nội dung tài liệu:

WELCOME THE TEACHERS VISITING OUR CLASS TODAY
HOA THO SECONDARY SCHOOL
CLASS : 9 / 9
TEACHER : NGO THANH THOA
UNIT 2
PERIOD 12
LANGUAGE FOCUS
REVISION:
1. THE PRESENT PERFECT
Adverbs used with
the present perfect

since
for
recently
ever
already
yet
Form:
HAVE / HAS + PP
*Practice the dialogue:
Nga: Come and see my photo album.
Nam: Lovely! Who’s this girl?
Nga: Ah! It’s Lan, my old friend.
Nam: How long have you known her?
Nga: I’ve known her for six years.
Nam: Have you seen her recently?
Nga: No, I haven’t seen her since 2003.
She moved to Ho Chi Minh City with her family then.
Quang – brother’s friend / seven months /January
Hoa – new friend / three weeks / Monday
Nam
Nga
* SOME FAMOUS PLACES IN HO CHI MINH CITY:
Have you visited Ben Thanh Market yet?
* Yes, I have already visited it.
* No, I haven’t.
* Mapped dialogue :
Have / ever / gone / Hue?
- Yes / have.
When / did / last / Hue?
- Last year.
Nam
Nga
Nam: Have you ever
gone to Hue?
Nga: Yes, I have.
Nam: When did you last go to Hue?
Nga: Last year.
2.The passive voice:
3. The passive form of modal Verbs, Have to, Be going to:
Ex: This exercise must be done carefully.
BE + PP
Must/ can /have to / be going to… + Be + PP
Ex: Jeans are sold all over the world.
Form:
Form
* Change these sentences into the passive voice, as directed:
a. They made jean cloth completely from cotton in the 18th century.
- Jean cloth …….
b. They grow rice in tropical countries.
- Rice……..
c. They will produce a lot of rice in Vietnam next year.
- A lot of rice……
d. They have just introduced a new style of jeans in the USA
- A new style of jeans……
e. We can solve the problem.
- The problem …….
f. We have to improve all the schools in the city.
- All the schools in the city …….
g. They are going to build a new bridge.
- A new bridge ……..

a. Jean cloth was made completely from cotton in the 18th century.
b. Rice is grown in tropical countries.
c. A lot of rice will be produced in Vietnam next year.
d. A new style of jeans has just been introduced in the USA.
e. The problem can be solved.
f. All the school in the city have to be improved.
g. A new bridge is going to be built.


II. Homework:
Use the correct form of the verbs:
I (learn) English for 4 years.
They (live) in Danang since 2001
You (eat) Chinese food yet?
Life on another planet might (find)
Two department stores (build) next year.
2.Do all exercises (1-2-3-4-5) on pages 19 – 21 again
3. Prepare unit 3 – Getting started – Listen & read
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
BỘ MÔN TIẾNG ANH
TÊN ĐỀ TÀI
LUYỆN KỸ NĂNG NÓI TRONG TIẾT ÔN TẬP
I.PHẦN GIỚI THIỆU:
Trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 8 và lớp 9 học sinh được tiếp cận với mỗi bài (unit) được chia thành các tiết học với các kỹ năng khác nhau như: nghe, nói, đọc, viết và tiết ôn tập.
Trong các tiết dạy kỹ năng như nghe, nói, đọc hiểu hay viết các giáo viên giảng dạy luôn tuân theo những thủ thuật khi dạy các tiết này.
Riêng trong các tiết ôn tập, cũng cố những kiến thức đã học trong 1 bài ( Language focus) giáo viên đứng lớp như bản thân tôi thường gặp khó khăn khi giảng dạy như: lớp học trầm vì thường khi học tiết ôn tập học sinh tập trung về kỹ năng viết là chính, tiếp theo là các bài tập quá dài giáo viên thường bị cháy giáo án.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Trong tiết ôn tập cũng cố kiến thức tôi nhận thấy rằng để tiết ôn tập sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh để các em có thể vận dụng những kiến thức đã học trở thành kiến thức chủ động của mình qua hoạt động giao tiếp, hoà nhập với xu thế phát triển của bộ môn ngoại ngữ là học để có thể giao tiếp, không nặng về việc học ngữ pháp như sách giáo khoa cũ.
Giáo viên chúng ta nên soạn giáo án một tiết ôn tập ưu tiên về luyện kỹ năng nói.
Các thủ thuật sử dụng để thiết kế bài giảng luyện kỹ năng nói thường được sử dụng như sau:
Dialogue build/ Mapped dialogue.
Language games: tổ chức cho học sinh các trò chơi ngôn ngữ theo cặp hay nhóm
Matching
Discussion
Cue drill
Picture drill
Handouts
Tuỳ theo các bài tập trong sách giáo khoa chúng ta có thể thiết kế giáo án của mình cho phù hợp, trong tiết dạy dưới đây tôi đã vận dụng các thủ thuật như: Mapped dialogue, Language game, and discusstion…

Ví dụ minh hoạ cho thiết kế một hoạt động nói:
1.Phần luyện bài hội thoại trang 19:
*Cue drill
Giáo viên cho học sinh sử dụng thông tin trong sách giáo khoa để luyện tập nói, hình thành một bài hội thoại mới.
2. Trang 20 bài tập số 2:
*Picture drill
Giáo viên sưu tầm những tranh ảnh về những địa danh nổi tiếng ở Việt Nam hay trên thế giới.. để luyện cấu trúc sử dụng các trạng từ như: “yet”, “already” với thì hiện tại hoàn thành.
Trong tiết dạy này tôi sử dụng tranh ảnh những địa danh nổi tiếng ở Thành Phố Hồ Chí Minh như :
Bến Nhà Rồng, Dinh Độc Lập, Chợ Bến Thành, Công Viên Giải Trí Đầm Sen, đúng như yêu cầu của bài học.
Tuy nhiên, giáo viên chúng ta có thể sưu tầm các tranh khác, nếu như không đáp ứng đúng yêu cầu tranh trong sách giáo khoa vì tranh trong trường hợp này chỉ để sử dụng luyện câu dùng thì hiện tại hoàn thành mà thôi.
Các tranh ảnh này giáo viên có thể sưu tầm ngay trong bộ tranh của các khối lớp 6, 7, 8, 9.
3. Bài Tập 3 trang 20 và 21.
* Mapped Dialogue
Thiết kế theo “Mapped dialogue”, trong phần bài tập này nếu giáo viên thiết kế bài giảng theo thủ thuật “Mapped dialogue” sẽ tạo được sự hứng thú cho học sinh, các em được tiếp cận bài tập luyện theo một cách mới hoạt động mới không đơn điệu, và ”mapped dialogue” là môt trong những cách luyện nói cho học sinh rất có hiệu quả giúp giáo viên thành công cho ý đồ của mình. Khi tham gia vào hoạt động này lớp học rất sôi nổi ,học sinh luyện nói theo đôi bạn các em có thể trao đổi thông tin lẫn nhau một cách tự nhiên với những thông tin giáo viên cho trên bảng.
Sau khi luyện xong bài mẫu giáo viên vận dụng “picture drill”
Với những tranh rất dễ dàng sưu tầm như: Tranh quả sầu riêng, tranh con voi, tranh máy tính, tranh rạp chiếu phim, tranh siêu thị , tranh các trò chơi thể thao ….các tranh này có thể tim trong các bộ tranh của lớp 6,7,8,9.
4. Bài tập 4-5 trang 21 – 22.
* Language Games:
Thường trong tiết dạy này giáo viên chúng ta dạy theo cách cho các em học sinh làm bài tập theo nhóm sau đó lên bảng ghi câu trả lời và sau đó giáo viên và học sinh cùng chữa lỗi sai.
Trong phần bài tập này tôi soạn theo cách “ Language Game” với trò chơi được chọn là “Lucky number”.
Đây cũng là một trò chơi được các em ủng hộ rất nhiệt tình.
Nếu sử dụng trò chơi này lớp học sẽ rất sôi nổi các em được luyện nói theo nhóm theo yêu yêu cầu của giáo viên hướng dẫn trước tiên, sau đó tham gia vào trò chơi để tìm ra đội chiến thắng.
Toàn bộ những bài tập trong phần “Language focus” tôi soạn theo những thủ thuật dẫn dắt các em học sinh chủ động trong việc luyện nói, giảm tải việc viết quá nhiều trong một tiết ôn tập.
Các bài tập trong sách giáo khoa sẽ được các em hoàn chỉnh trong phần bài tập về nhà.
Khi học tiết ôn tập như thế này, các em được luyện tập nói nhiều với tranh ảnh, tham gia vào các trò chơi, nên ấn tượng về bài học để lại trong các em rất lâu và việc giải quyết các bài tập ở nhà, đối với các em, sẽ trở nên nhẹ nhàng.
Các em sẽ nhớ lại những gì các em đã được học, được luyện tập tại lớp, giờ đây các em sẽ hình dung lại và vận dụng trong phần làm bài tập về nhà.

III. KẾT LUẬN
Trên đây là một trong rất nhiều phương pháp dạy một tiết ôn tập giúp cho lớp học sôi nổi, sinh động. Tôi hy vọng với cách truyền thụ kiến thức ôn tập bằng phương pháp này chúng ta sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong khi học tiết ôn tập, giúp các em dễ nhớ hơn những gì các em đã được học, vận dụng kỹ năng nói thành thạo hơn để áp dụng vào thực tế, để vốn tiếng Anh thụ động nay trở thành vốn kiến thức chủ động khi giao tiếp.
Mặt khác khi áp dụng cách truyền thụ kiến thức bằng phương pháp này giúp các em giảm tải việc viết quá nhiều trong tiết học, các em tập trung vào bài học một cách chủ động có sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy.
Với một tiết dạy như thế này, yêu cầu giáo viên đứng lớp phải đầu tư cho giáo án của mình một cách kỹ càng, mỗi giáo viên chúng ta phải tìm ra cách thiết kế cho một bài tập sao cho thuận lợi trong khi dạy mà trong một tiết dạy giáo viên có thể truyền tải tất cảc những kiến thức theo mục đích yêu cầu của bài học.
Nếu trường học của mình đã có thiết bị phục vụ cho việc dạy học như máy Projector, thì việc soạn giảng, thiết kế một tiết học như thế này rất dễ dàng (như tiết dạy của tôi đã thiết kế bằng các slide rất đơn giản, tranh ảnh tải về từ internet) . Tuy nhiên ở các trường chưa có máy Projector, giáo viên chúng ta có thể sử dụng tranh sưu tầm trong khi dạy phần Picture drill , bảng da hay đèn chiếu khi dạy Mapped dialogue .…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lương Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)