Ung dung cong nghe thong tin trong day hoc
Chia sẻ bởi Hồ Thanh Hoàng Giang |
Ngày 22/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: ung dung cong nghe thong tin trong day hoc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Phần thứ hai
ứng dụng tin học trong dạy học vật lí
Chương 1
Khái quát về máy vi tính và mạng máy tính
1.1. Cấu tạo của máy vi tính
Hai thành phần cơ bản của một máy tính điện tử (computer) đó là phần cứng (hardware) và phần mềm (software).
1.1.1. Cấu tạo phần cứng của máy vi tính
Phần cứng của máy tính bao gồm: bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit) viết tắt là CPU, bộ nhớ trong (Main memory), các thiết bị vào ra như bàn phím, màn hình, máy in và bộ nhớ ngoài...
CPU là một tập hợp rất phức tạp nhiều mạch điện dùng để thực hiện các lệnh của chương trình. Hai thành phần chính của CPU là bộ điều khiển và bộ số học/logic. Bộ điều khiển bao gồm các mạch điện mà với các tín hiệu điện, hướng dẫn và phối hợp với toàn bộ hệ thống máy tính tiến hành điều khiển hoặc thực hiện các lệnh của chương trình. Bộ số học/logic gồm các mạch điện tử thực hiện mọi phép tính số học và logic.
Bộ nhớ trong dùng để lưu giữ các lệnh và dữ liệu khi thực hiện chương trình. Bộ nhớ trong thường gồm hai phần: ROM (Read-Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc) và RAM (Random Assess Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). ROM chứa các chương trình hệ thống nhằm kiểm tra cấu hình máy tính, tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các phần mềm do người sử dụng đưa vào để khởi động máy, đưa máy vào tình trạng bắt đầu làm việc. Các chương trình hệ thống này do các hãng sản xuất máy tính đưa vào, người sử dụng không thể thay thế được. Khi mất điện, các chương trình trong ROM vẫn còn nguyên. RAM được xem như một mảng gồm các ô nhớ. Mỗi ô nhớ có một địa chỉ xác định, trong quá trình thao tác, hệ thống máy tính sẽ truy cập thông tin trong các ô nhớ thông qua địa chỉ của ô đó. Các thông tin chứa trong các ô nhớ chỉ là tạm thời nên khi tắt máy hoặc mất điện, các thông tin đó bị xoá sạch.
Bộ nhớ ngoài, hay bộ nhớ phụ dùng để lưu giữ thông tin lâu dài với dung lượng rất lớn. Bộ nhớ ngoài thường dùng hiện nay là ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, CD-ROM, USB…
1.1.2. Các loại phần mềm và chức năng của chúng
Để máy tính có thể giao tiếp được với con người và thực hiện các chương trình, cần phải có phần mềm. Có thể phân chia các phần mềm thành hai loại cơ bản là phần mềm hệ thống và các phần mềm ứng dụng.
Phần mềm hệ thống là chương trình để khởi động máy tính và tạo môi trường để con người sử dụng máy tính thuận lợi và có hiệu quả. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.
Hệ điều hành (Operating System) là một phần mềm bao gồm nhiều chương trình nhỏ để quản lí máy tính như quản lí đĩa, bộ nhớ, điều khiển các thiết bị vào ra… Hệ điều hành là một phần mềm làm nhiệm vụ giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính để điều khiển mọi hoạt động của máy cũng như tất cả các loại phần mềm ứng dụng khác.
Hiện nay có rất nhiều hệ điều hành khác nhau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thanh Hoàng Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)