ứng dụng cntt vào dạy ngữ văn

Chia sẻ bởi Lê Thị Xuân Nghĩa | Ngày 21/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: ứng dụng cntt vào dạy ngữ văn thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Trần Nhân Tông
Chuyên đề
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
Chuyên đề
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
Cơ sở xuất phát:
Nội dung thực hiện :(ứng dụng vào các phân môn)
1. Phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn
3. Phân môn Đọc-hiểu văn bản
III. Thao tác tiến hành thiết kế một bài giảng điện tử trên phần mềm Powerpoint
IV. Kết luận
I. Cơ sở xuất phát :
Thế kỉ XXI, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới PPGD ở nhà trường phổ thông, việc áp dụng công nghệ thông tin góp phần hỗ trợ việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học.Việc vận dụng CNTT trong giảng dạy Ngữ văn góp phần đổi mới PPGD theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với xu thế mới của thời đại vì CNTT góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp. Có thể nói, việc vận dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung đã thu được nhiều kết quả và tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là về mặt phương pháp. Song, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông chậm và ít hơn các bộ môn khác. Do đó, nói như TS. Đỗ Ngọc Thống “Đã đến lúc nếu không muốn nói là quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả.”

Hiện nay, dạy học Ngữ văn đem lại hiệu quả chưa cao. Phần lớn học sinh thờ ơ với môn học này, thậm chí có không ít học sinh coi môn Ngữ văn là một cực hình. Điều này có một phần nguyên nhân từ phương pháp truyền giảng của giáo viên. Một bộ phận không nhỏ giáo viên Ngữ văn chưa có sự sáng tạo cần thiết, ít tìm tòi về mặt phương pháp – phương tiện dạy học. Từ đó dẫn đến phương pháp dạy học Ngữ văn hết sức khuôn sáo, nhàm chán, thủ tiêu hứng thú học tập của học sinh. Đã đến lúc, chúng ta cần đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học. Trong sự đổi mới ấy, CNTT là một phương tiện rất hữu hiệu.
 
Nguyên nhân của việc chưa hoặc ít ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn là do môn Ngữ văn là môn học mang tính thẩm mỹ, tính cảm xúc, tính đa nghĩa. Hình tượng văn chương là hình tượng phi vật thể đòi hỏi người học phải liên tưởng, tưởng tượng và huy động cảm xúc chủ quan của mình nên khó sử dụng giáo cụ trực quan. Hơn nữa, trình độ cơ sở vật chất, kỹ thuật dạy học ở trường còn thiếu thốn. Nguyên nhân chủ quan là trình độ tin học và anh văn của giáo viên Ngữ văn hiện nay còn hạn chế. Cho nên, mọi người rất lúng túng trước các vấn đề CNTT. Giáo viên Ngữ văn ngại thay đổi, dè dặt với công nghệ mới, sợ mất nhiều thời gian học tập, chuẩn bị. Để khắc phục tình trạng trên cần tăng cường đầu tư mua sắm, bảo dưỡng thiết bị dạy học, thay đổi quan điểm của giáo viên về khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn 
II. Nội dung thực hiện:
Theo các giáo trình tin học, Powerpoint là phần mềm giúp tạo lập, trình diễn một cách nhanh chóng với hiệu quả rất cao. Đây là một phần mềm thiết thực, linh động, thiết kế, sửa chữa đơn giản, đẹp mắt, có khả năng nâng cao hiệu quả trực quan bằng hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, hoạt hình… Ứng dụng Powerpoint nói riêng và CNTT nói chung vào dạy học Ngữ văn là một việc làm đầy hứa hẹn, tạo ra những hiệu quả nhất định như: Tiết kiệm thời gian thuyết giảng, mở rộng được phạm vi kiến thức; tạo động lực sáng tạo, hưng phấn, xua tan tâm lý căng thẳng cho cả giáo viên và học sinh; giáo viên chủ động, tự tin truyền đạt nội dung bài học đầy đủ, chính xác không lan man, dài dòng; mở rộng tầm nhìn với bên ngoài, xóa đi tính tách biệt của bài giảng, đáp ứng được yêu cầu tích hợp nhiều kênh thông tin khác nhau.
Tuy nhiên, nếu không biết kết hợp nhuần nhuyễn CNTT sẽ làm giảm tính cảm xúc của hình tượng văn chung, làm đứt đoạn những rung động thẩm mỹ của học sinh. Cũng vì thế, việc ứng dụng CNTT vào 3 phân môn có sự khác nhau, giáo viên nên ứng dụng CNTT nhiều vào phân môn Tiếng việt, phân môn Làm văn và phân môn Đọc – Hiểu thì nên có sự dè dặt hơn. Một khó khăn nữa phải kể đến, đó là khó khăn trong tâm thế tiếp nhận Ngữ văn của học sinh do phải di chuyển phòng học, vì mỗi trường phổ thông chỉ có một số phòng máy chiếu nhất định; khó khăn về việc ghi bài của học sinh, do học sinh dễ chú ý đến nhiều hình thức của bài học mà bỏ quên nội dung, kết quả là không biết ghi chép phần nào, giáo viên cần có quy ước rõ ràng với học sinh trước khi dạy học bằng giáo án điện tử. Đồng thời, giáo viên cần phải biết kết hợp một cách nhuần nhuẫn giữa cảm xúc và thao tác kỹ thuật để tránh sự khô cứng của bài giảng.
1. Phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn
Trong ba phõn mụn núi trờn, Ti?ng Vi?t v� T?p l�m van cú th? ?ng d?ng nhi?u nh?t. Cỏc b�i h?c v? ng? õm, t? v?ng, ng? phỏp, van b?n nghiờng nhi?u v? tớnh h? th?ng, phự h?p v?i trỡnh b�y bi?u b?ng, so d? húa cỏc n?i dung ho?c thờm b?t, l�m xu?t hi?n ho?c m?t di cỏc y?u t? khỏc nhau m?t cỏch d? d�ng. Minh h?a b?ng cỏc lo?i hỡnh b�i t?p, cỏc do?n van b?n, cỏc cõu trớch d?n.r?t thu?n ti?n. Vi?c ki?m tra dỏnh giỏ theo cỏch tr?c nghi?m khỏch quan cung r?t d? so?n th?o.
-Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.
-Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
-Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
-Tôi về không chút bận tâm.
CN VN
CN VN
CN VN
CN VN
CN VN
Phân tích cấu tạo ngữ pháp
Xếp vào hai nhóm sau
Nhóm có cấu tạo 1 kết cấu C-V l�m nũng c?t
Nhóm có cấu tạo 2 kết cấu C-V
l�m nũng c?t
1
2
3
4
Câu đơn
Câu ghép
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Tiết 91
Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1/ Tìm hiểu đề, tìm ý:
2/ Lập dàn bài:
a/ Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lý.
b/ Thân bài: (phần chứng minh)
-Xét về lý lẽ:
+ Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì không làm được gì
-Xét về thực tế:
+ Những người có chí đều thành công (nêu dẫn chứng)
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng)
c/ Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.



Nêu luận điểm cần chứng minh
Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn
Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
2. Phân môn Đọc- hiểu văn học :
Riêng đối với phân môn Đọc- hiểu văn học cần hạn chế và thận trọng trong việc sử dụng CNTT. Vốn là một phân môn cần nhiều đến xúc cảm thẩm mĩ sâu lắng từ sự phân tích và đối thoại của thầy-trò, từ các âm vang của câu chữ, của ngôn từ văn bản hơn là kênh hình…Vì thế trong các bài đọc – hiểu văn bản, phân tích văn bản…chỉ nên ứng dụng một phần nào đó, chẳng hạn : giới thiệu tác giả, tác phẩm, giọng đọc của tác giả hay nghệ sĩ, một vài hình ảnh minh họa, các tư liệu quí hiếm, các đoạn phim hoặc nhạc minh họa cho bài giảng giúp hs hiểu sâu hơn tác phẩm.

I/ Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
-Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn (1930 - 1980)
-Quê: ThừaThiên-Huế.
-Ông là nhà thơ cách mạng
-Hồn thơ trẻ trung, bình dị, đôn hậu. Chất thơ giàu cảm xúc suy tưởng.
2. Tác phẩm:
-Sáng tác tháng 11/1980 (khi tác giả nằm trên giường bệnh)
II/ Tìm hiểu văn bản:

(Thanh Hải)
Quan sát và đối chiếu bảng thống kê đã chuẩn bị ở nhà với bảng thống kê sau
1. Lập bản thống kê
Cảnh Đèo Ngang
Bài tập trắc nghiệm
*Câu1.Những đặc điểm nghệ thuật nào không có trong bài Nói với con của YPhương:
a. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên
b. Hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ.
c. Giọng điệu thiết tha, truyền cảm
d. Nhiều từ Hán Việt và từ láy.
*Câu 2.Dòng thể hiện điều lớn lao mà Y Phương muốn thể hiện qua những điều Nói với con l�:
a.Ca ngợi công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái và ý nghĩa lời ru của mẹ.
b. Ca ngợi sức sống bền bỉ của quê hương-cội nguồn sinh dưỡng
c. Ca ngợi tình yêu đất nước và lòng biết ơn của con cái với cha mẹ
T ừ đ ồ n g n g h ĩ a
đ ạ i t ừ
t ừ h á n v i ệ t
t ừ l á y
t ừ t r á i n g h ĩ a
T ừ g h é p
t ừ đ ồ n g â m
Q u a n h ệ t ừ
1
2
3
4
5
6
7
8
1. "Giang sơn" thuộc loại từ này?
2. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau?
3. Trong từ này, các tiếng quan hệ với nhau về mặt âm thanh?
4. Những từ có nghĩa trái ngược nhau?
5. Những từ dùng để trỏ hoặc hỏi về người, hoạt động, tính chất?
6. "Tươi tốt" thuộc loại từ này?
7. Từ "đường" trong "đường ăn" và "đường đi" là từ ?
8. Những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ, dùng để liên kết?
Thành ngữ
III. Thao tác tiến hành thiết kế một bài giảng điện tử trên phần mềm Powerpoint
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
- Xác định mục tiêu bài học,
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm,
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức,
- Xây dựng thư viện tư liệu,
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể,
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.


Lưu ý
+ Chỉ coi việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết Dọc - hiểu văn bản như một công cụ để phát huy trí lực cho học sinh chứ không thể hoàn toàn phụ thuộc vào nó mà thoát li khỏi phấn trắng, bảng đen
+Tránh lạm dụng các hình ảnh, âm thanh, các trò chơi mà làm mờ, làm chìm đi các thao tác khác như phân tích, bình và một số kĩ năng khác như nói, viết
Một số qui trình phần trình bày bảng của giáo án ĐT:
Nền trắng hoặc xanh đậm, chữ phải nổi rõ trên nền như chữ đen trên nền trắng hoặc chữ trắng, vàng trên nền xanh đâm.
Chia slide thành 2 cột, cột ghi bảng bên trái, cột giảng minh họa bên phải. Tuy nhiên ở một số slide giảng cần phần bảng nhiều thì tạo slide mới.. Khi hoàn thành bài giảng, thì nội dung ghi bảng phải tập trung hết trên một slide để H theo dõi và chép bài cho đầy đủ.
Gv có thể chèn kí hiệu để H nhận biết khi nào thì ghi bảng, khi nào không. VD: 
IV.Kết luận
Hơn bao giờ hết, muốn đổi mới phương pháp dạy học, muốn theo kịp các nước tiên tiến, đón đầu sự phát triển,... không thể không đổi mới đồng bộ�: chương trỡnh, SGK, kiểm tra-đánh giá và đặc biệt là cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, mặc dù vẫn biết nước ta hiện tại còn rất nghèo, vẫn biết yếu tố con người là quyết định. Các nội dung giới thi?u trên đây chỉ là mấy gợi ý hết sức đơn gi?n và ít ỏi so với nh?ng gỡ m� CNTT có thể mang lại cho công việc dạy học nói chung và môn NV nói riêng.
Chúc quý thầy cô sức khỏe và có được những giờ dạy thành công với CNTT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Xuân Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)