Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán

Chia sẻ bởi Lê Thanh Long | Ngày 02/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đề tài:
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Văn Hà
Sinh viên thực hiện:
Lưu Công Hoàn, lớp K31D-Toán
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA KHÓA LUẬN
III. KẾT LUẬN
Chương 1. Cơ sở lí luận của PPDH tích cực môn Toán.
Chương 2. Giới thiệu một số phần mền thông dụng sử
dụng trong dạy học hình học ở trường THPT.
Chương 3. Phương pháp sử dụng tư liệu thông tin
trong dạy học hình học ở trường THPT.
Chương 4. Quy trình thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học hình học ở trường THPT.
Chương 5. Ứng dụng CNTT dạy học phép biến hình - Hình học 11 nâng cao.
I. MỞ ĐẦU
3. Mục đích nghiên cứu
1. Công nghệ thông tin và vấn đề
đổi mới PPDH
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2. Lý do chọn đề tài
5. Đối tượng nghiên cứu
Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin của chính phủ Việt Nam đã định nghĩa:
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.”
1. Công nghệ thông tin và vấn đề đổi mới PPDH
Nếu không có tivi, điện thoại, máy tính, mạng internet, …không biết bây giờ cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nhỉ ?
1. Công nghệ thông tin và vấn đề đổi mới PPDH
1. Công nghệ thông tin và vấn đề đổi mới PPDH
Luật giáo dục 1998 (2005) đã chỉ rõ:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
2. Lý do chọn đề tài
Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho HS dễ hiểu, nhớ lâu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho HS các phương pháp học tập chủ động, tích cực.
Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì ngày nay chú trọng về hình thành, phát triển năng lực hoạt động, tìm tòi, khám phá, sáng tạo cho HS
Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần ứng dụng công nghệ thông tin vào chương trình dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, nâng cao hiệu quả của việc dạy học.
2. Lý do chọn đề tài
3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm phát huy được hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh đối với việc học tập nội dung phép biến hình trong mặt phẳng.

Bước đầu giúp cho giáo viên và học sinh tiếp cận với phương pháp dạy học hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của PPDH tích cực đối với môn Toán ở trường THPT.

Thiết kế và xây dựng các “bài giảng điện tử” phần lý thuyết Chương I. Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng – Hình học 11 nâng cao theo PPDH tích cực.
5. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực.

Các phần mềm chuyên dụng trong dạy học hình học ở phổ thông như Cabri, Geometer’s Sketchpad,....
Chương 1. Cơ sở lí luận của PPDH tích cực môn Toán
1.1. Tổng quan về PPDH
1.2. PPDH tích cực môn Toán ở trường THPT
Dạy học tích cực
Dạy học thụ động
II. NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1. Cơ sở lí luận của PPDH tích cực môn Toán
1.2. PPDH tích cực môn Toán ở trường THPT
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là để chỉ những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

PPDH tích cực còn có thể được hiểu một cách ngắn gọn là PPDH hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Chương 1. Cơ sở lí luận của PPDH tích cực môn Toán
1.2. PPDH tích cực môn Toán ở trường THPT
Đặc trưng của PPDH tích cực:
Dạy học phải kích thích nhu cầu và hứng thú học tập của HS
Dạy học thông qua các hoạt động học tập của HS
Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Kết hợp sự đánh giá của GV với sự đánh giá của HS
Một số PPDH tích cực môn toán ở trường THPT:
Phương pháp gợi mở, vấn đáp
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học theo nhóm
Chương 1. Cơ sở lí luận của PPDH tích cực môn Toán
1.2. PPDH tích cực môn Toán ở trường THPT
Tóm lại: tư tưởng cốt lõi, trọng tâm nhất của việc dạy học toán theo PPDH tích cực là:
Giáo viên thiết kế, tổ chức cho học sinh:
Xây dựng định nghĩa khái niệm toán học.
Tìm ra đường lối chứng minh toán học.
“Người thầy giáo tồi là người dạy cho học sinh chân lí, người thầy giáo giỏi là người dạy cho học sinh cách tìm ra chân lí đó”
Chương 2. Giới thiệu một số phần mền thông dụng sử
dụng trong dạy học hình học ở trường THPT
2.1. Phần mền Microsoft PowerPoint
Giới thiệu:
- Trình diễn báo cáo chuyên nghiệp trong các hội nghị, hội thảo, báo cáo luận văn, seminar chuyên đề,….
- Sử dụng trong dạy học rất trực quan, sinh động.
Ưu điểm:
Khả năng hỗ trợ “đa phương tiện” (multimedia) rất mạnh.
Khai thác tốt tính năng multimedia của PowerPoint:
- Thay thế rất sinh động giáo cụ trực quan, tư liệu minh họa.
- Thiết kế các bài giảng điện tử trực quan, sinh động.
- Tạo hứng thú cho người học.
Chương 2. Giới thiệu một số phần mền thông dụng sử
dụng trong dạy học hình học ở trường THPT
2.2. Phần mền hình học Cabri 2D, Geometer’s Sketchpad(GSP)
Phần mềm Cabri, GSP là các phần mềm hình học nổi tiếng và đã được sử dụng rộng rãi trong việc thiết kế bài giảng môn toán tại rất nhiều nước trên thế giới.
2 phần mềm trên là công cụ cho phép tạo ra các hình vẽ tĩnh nhanh chóng và chính xác ; đặc biệt là tính chất động của hình vẽ, ta có thể dời hình, quay đủ các góc độ cho HS quan sát, hình vẽ sẽ tự biến đổi trong khi bảo toàn các tính chất hình học đã được sử dụng khi dựng hình.
Chức năng chính của 2 phần mềm là vẽ đồ thị, vẽ hình, mô phỏng quỹ tích, các phép biến đổi của hình học phẳng (phép tịnh tiến, đối xứng trục, đối xứng tâm, phép quay, phép vị tự).
Chương 2. Giới thiệu một số phần mền thông dụng sử
dụng trong dạy học hình học ở trường THPT
2.2. Phần mền hình học Cabri 2D, Geometer’s Sketchpad
Tóm lại: Giáo viên có thể sử dụng phần mềm Cabri 2D, Geometer’s Sketchpad trong các hoạt động dạy học khái niệm, định lý, tính chất, bài tập,... Hình vẽ được tạo ra trực quan sinh động về các đối tượng hình học, từ đó học sinh có thể đo đạc, quan sát, phân tích, suy đoán, trừu tượng hoá, khái quát hoá để tìm được các dấu hiệu đặc trưng, bản chất làm cơ sở hình thành khái niệm mới, phát hiện định lý, dự đoán quỹ tích, dự đoán kết quả bài toán, phát hiện hướng giải các bài toán khó.
Chương 3. Phương pháp sử dụng tư liệu thông tin
trong dạy học hình học ở trường THPT
3.1. Khai thác những hình ảnh trong thực tế cuộc sống
Đền Taj Mahal của Ấn Độ
(1 trong 7 kì quan của thế giới)
Chương 3. Phương pháp sử dụng tư liệu thông tin
trong dạy học hình học ở trường THPT
3.2. Sử dụng đoạn văn bản:
Chương 3. Phương pháp sử dụng tư liệu thông tin
trong dạy học hình học ở trường THPT
3.3. Sử dụng hình vẽ tạo ra trên máy tính điện tử:
Bài toán : Cho 2 đường tròn (O;R) và (O1;R1) cắt nhau tại 2 điểm A, B. Hãy dựng 1 đường thẳng d đi qua A cắt (O;R) và (O1;R1) lần lượt tại M và M1 sao cho A là trung điểm của MM1 ?
Chương 3. Phương pháp sử dụng tư liệu thông tin
trong dạy học hình học ở trường THPT
3.3. Sử dụng hình vẽ tạo ra trên máy tính điện tử:
VD Geometer’sketchpad
VD Cabri
Chương 4. Quy trình thực hiện ứng dụng CNTT vào
dạy học hình học ở trường THPT
4.1. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài dạy.
Thiết kế đề cương, xây dựng bài giảng theo định
hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh
(Multimedia hoá kiến thức, xây dựng các thư viện tư liệu)
Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
4.2. Quy trình ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học hình
học ở trường THPT theo PPDH tích cực
i) Hoạt động gợi động cơ, tạo tiền đề xuất phát
ii) Dạy học kiến thức toán học mới
iii) Hoạt động củng cố
iv) Hướng dẫn học sinh học ở nhà
4.2. Quy trình ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học hình
học ở trường THPT theo PPDH tích cực
i) Hoạt động gợi động cơ và tiền đề xuất phát
Khu cối xay gió Kinderdijk (gần Rotterdam, Hà Lan)
di sản thế giới được UNESCO công nhận.
4.2. Quy trình ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học hình
học ở trường THPT theo PPDH tích cực
ii) Dạy học kiến thức toán học mới
Dạy học khái niệm:
VD phepvitu
Dạy học định lí, chứng minh toán học:
VD phép đồng dạng
iii) Hoạt động củng cố
iv) Hướng dẫn học sinh học ở nhà
Ví dụ phép đxtâm
VD phép quay
Chương 5. Ứng dụng CNTT dạy học phép biến hình - Hình học 11 nâng cao
Bài 6. Phép vị tự
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa của phép vị tự, tâm vị tự, tỉ số vị tự và các tính chất của phép vị tự.
Kỹ năng:
- Biết dựng ảnh của một số hình đơn giản qua phép vị tự, đặc biệt là ảnh của đường tròn.
- Biết xác định tâm vị tự của hai đường tròn cho trước.
Tư duy:
- Từ định nghĩa và tính chất của phép vị tự kiểm tra được các phép đối xứng tâm, đối xứng trục, phép đồng nhất, phép tịnh tiến có phải là phép vị tự hay không.
Thái độ: - Tích cực, chủ động trong các hoạt động.
Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: “Tầm nhìn và hành động”
III. KẾT LUẬN
III. KẾT LUẬN
Dạy học với sự hỗ trợ của CNTT sẽ giúp GV tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, hoặc sử dụng những loại đồ dùng trực quan. Từ đó GV có nhiều thời gian để tổ chức cho HS thảo luận, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.
Bài giảng điện tử giúp việc dạy học toán trở nên sinh động, trực quan hơn, kích thích HS hứng thú học tập, tạo niềm say mê đối với môn học.
Môi trường đa phương tiện, kết hợp với những hình ảnh, âm thanh, video, văn bản, biểu đồ… được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học tập đa giác quan.
III. KẾT LUẬN
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của học sinh, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động lĩnh hội tri thức, sắp xếp hợp lí quá trình tự học, tự rèn luyện của bản thân mình.
Phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 2 phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại này để việc dạy học đạt được hiệu quả cao nhất.
Không nên áp dụng máy móc việc ứng dụng CNTT trong dạy học, không phải bài nào cũng sử dụng bài giảng điện tử
Khả năng tiếp nhận và lưu giữ thông tin của học sinh
Điều tra của “hiệp hội nghe nhìn quốc tế”
Qua nghe.
Qua nhìn.
Qua nghe
và nhìn.
Qua nghe, nhìn
và thảo luận.
Qua nghe, nhìn,
thảo luận và làm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)