Ứng dụng BDTDuy trong GDCD

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Trang | Ngày 21/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Ứng dụng BDTDuy trong GDCD thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:




























THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến:
VẬN DỤNG KĨ THUẬT BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Trong môn Giáo dục công dân ở các trường trung học sơ sở
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 08 tháng 09 năm 2008 đến ngày 06 tháng 01 năm 2011
4. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Phương Anh
Năm sinh: 1979
Nơi thường trú: Yên Phúc - ÝYên - Nam Định .
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng chuyên ngành Văn - Địa
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Yên Phúc - Ý Yên - Nam Định
Địa chỉ liên hệ: Trần Thị Phương Anh xã Yên Phúc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định .
Điện thoại : 0943538619
Email : [email protected]

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường trung học cơ sở Yên Phúc
Địa chỉ: Yên Phúc - Ý Yên - Nam Định
Điện thoại: 03503826591


I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Nghị quyết số 40 ngày 9 tháng12 năm 2000 của Quốc hội khoá X đã được pháp chế hoá trong các văn bản pháp luật, Luật giáo dục năm 2005 - Điều 28 khoản 2 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm , rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm … đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh .”
II. Thực trạng:
Môn học Giáo dục công dân trong nhà trường trung học cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục. Môn học giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kĩ năng sống cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng trong thực tế môn học này từ trước tới nay trong nhận thức của phụ huynh học sinh cũng như của học sinh đây là môn học có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh, do đó hiệu quả giáo dục còn gặp nhiều hạn chế chưa đem lại những kết quả như mong đợi của các nhà quản lý giáo dục cũng như các giáo viên giảng dạy bộ môn.
Môn học Giáo dục công dân nói riêng và các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội khác nói chung thường xuyên được tiếp xúc với kiến thức lí thuyết nhiều nên để lĩnh hội kiến thức đòi hỏi mỗi người học phải ghi chép thường xuyên. Đối với những người có phương pháp ghi chép bằng những kí hiệu, bằng những cách hiểu biết của mình thì ít gặp phải khó khăn trở ngại nhưng đối với mỗi học sinh việc ghi chép của các em thì gặp rất nhiều khó khăn vì trong suy nghĩ của các em cần phải ghi tỉ mỉ những lời nói, lời giảng của thầy giáo, cô giáo có thế việc lĩnh hội những kiến thức mới được đầy đủ. Trong thực tế có những học sinh khi thầy cô giáo giảng bài chỉ cắm cúi ghi vào trong sách vở của mình, về nhà mở sách ra học mặc dù ghi được rất nhiều nhưng đọc mãi mà vẫn không hiểu kiến thức hoặc có hiểu được thì kiến thức không thành hệ thống .Việc học như vậy khiến các em mất rất nhiều thời gian mà không đem lại hiệu quả cao.Vậy làm thế nào để các em học sinh nắm bắt kiến thức được dễ dàng thuận tiện? Với suy nghĩ ấy tôi luôn tìm hiểu các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực sao cho hiệu quả . “Muốn học sinh học tích cực thì giáo viên cũng phải có những phương pháp dạy học tích cực” tôi đã dần đưa học sinh của mình học tập theo hướng tích cực bằng cách vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, thay vì học sinh lệ thuộc vào giáo viên, sách giáo khoa và học tập một cách thụ động có một công cụ hiệu quả giúp tôi hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, lĩnh hội, hệ thống hoá kiến thức - kĩ thuật dạy học dùng Bản đồ tư duy.
Việc sử dụng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)