UDCNTT trong dạy học Địa lý

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hà | Ngày 26/04/2019 | 195

Chia sẻ tài liệu: UDCNTT trong dạy học Địa lý thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ỨNG DỤNG CNTT
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ
TẬP HUẤN
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÝ
II. CÁC NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PTDH
III. MỘT SỐ PTDH ĐỊA LÝ HIỆN ĐẠI
IV. VÍ DỤ MINH HỌA SỬ DỤNG PTDH ĐỊA LÝ HIỆN ĐẠI KHI DẠY HỌC PHẦN ĐLTN ĐẠI CƯƠNG
I. Một số vấn đề về phương pháp dạy học địa lý
Khái niệm
Chức năng
Hướng dẫn sử dụng
Vai trò
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÝ
Khái niệm
- Phương tiện trực quan thực sự là nguồn tri thức, đòi hỏi sự khám phá, tìm tòi của HS. Vậy, tên gọi đầy đủ của phương tiện trực quan là phương tiện dạy học (PTDH).
- PTDH là “hình ảnh kép” của phương pháp dạy học (PPDH).
- Mỗi PPDH đòi hỏi phải có phương tiện phù hợp.
- PPDH và PTDH thống nhất hữu cơ với nhau.
=> PTDH chính là sự tích hợp của môi trường dạy học và PPDH.


2. Chức năng của PTDH
Nguồn tri thức
Minh hoạ
Tính trực quan cao
Hình ảnh rõ nét của các đối tượng địa lý.
Học sinh tăng sự hiểu biết

Không những là hình ảnh bên ngoài mà còn chứa đựng nội dung bên trong.
Chứa đựng các khái niệm mối liên hệ nhân quả, quy luật địa lý
3. Hướng dẫn sử dụng phương tiện dạy học
Phù hợp với chức năng trực quan: PTDH dùng để minh họa cho việc trình bày kiến thức.
Phù hợp với chức năng nguồn tri thức: PTDH được sử dụng như một công cụ để học sinh tìm tòi, khám phá tri thức dưới sự tổ chức, chỉ đạo, điều khiển của giáo viên. Phương pháp thông dụng là giáo viên soạn thảo những câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ gắn với PTDH, yêu cầu (kèm theo tổ chức, hướng dẫn) HS thực hiện (theo cá nhân, nhóm, lớp).
4. Vai trò của phương tiện dạy học
PTDH tạo cơ hội để hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lý rõ nét hơn, giúp HS nắm vững kiến thức hơn.
PTDH được xem là "điểm tựa" cho hoạt động trí tuệ của HS, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các em.
- PTDH là cơ sở quan trọng để học sinh rèn luyện các kỹ năng địa lý và các phẩm chất cẩn thận, trung thực, cụ thể.
II. CÁC NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Sử dụng PTDH phải đáp ứng mục tiêu và phù hợp với nội dung của việc dạy học.
2. Phải đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của HS, GV tạo điều kiện tối đa cho HS tự mình làm việc với các PTDH để khám phá, tìm tòi các tri thức.
3. Sử dụng PTDH đúng lúc.
4. Sử dụng PTDH đúng chỗ.
5. Sử dụng PTDH đủ cường độ.
6. Phối hợp nhiều loại PTDH khác nhau hợp lý
7. Khai thác tối đa các chức năng của PTDH có sẵn trong dạy học địa lý.
III. MỘT SỐ PTDH ĐỊA LÝ HIỆN ĐẠI
1. Băng (đĩa) hình
2. Máy vi tính
3. Mạng Internet
4. Encarta Reference Library
5. Phần mềm PC FACT
6. Phần mềm Mapinfo
7. Phần mềm Power Point
1. Băng (đĩa) hình
Băng, đĩa hình là một loại phương tiện có tác dụng như một nguồn tri thức địa lý, cung cấp những thông tin bằng hình ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khai thác kiến thức.
Khi sử dụng băng (đĩa) hình, giáo viên có thể theo trình tự các bước sau:
+ Định hướng nhận thức: HS nắm được mục đích yêu cầu và những vấn đề chính cần tìm hiểu.
+ Giáo viên mở băng (đĩa) hình cho học sinh xem từng đoạn GV tắt băng và đặt câu hỏi.
+ Kết thúc: Khi hết băng, giáo viên yêu cầu học sinh nêu những ý chính đã nhận thức được qua băng (hoặc đoạn băng) đã xem. Cuối cùng giáo viên tóm tắt, củng cố.
2. Máy vi tính
Máy vi tính được sử dụng trong dạy học có thể giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học.
Sử dụng máy tính với hệ thống đa phương tiện hiểu là máy tính được nối và điều khiển một hệ thống đa phương tiện gồm các thiết bị thông thường như đầu video, ti vi, máy ghi âm...
CD - ROM được sử dụng để lưu trữ và tra cứu thông tin.
Sự ra đời của hệ thống đa phương tiện đã làm thay đổi diện mạo vai trò của máy vi tính với tư cách là phương tiện dạy học.
3. Mạng Internet
- Hiện nay, các Website về khoa học địa lý cũng như một số Website về kinh tế - xã hội của thế giới và Việt Nam rất phổ biến trên mạng internet.
- Một số địa chỉ trang website có chứa các thông tin Địa lý.
http://www.nchmf.gov.vn (trang website về địa chính, bản đồ Việt Nam).
http://www.nationalgeographic.com (trang website Địa lý)
http://www.unep.ch (trang website của Uỷ ban bảo vệ môi trường thế giới)
4. Encarta Reference Library
Encarta, hoặc World Atlas là phần mềm chứa đựng một khối lượng lớn kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá khổng lồ của nhân loại.
Phần thống kê của Encarta có rất nhiều nội dung cụ thể về dân số, thu nhập, giáo dục, tuổi thọ, kinh tế, thương mại... của các nước.

5. Phần mềm PC FACT

PC Fact là phần mềm chứa đựng các bản đồ và tư liệu Địa lý, giúp cho giáo viên có thêm nhiều thông tin trong dạy học Địa lý.

6. Phần mềm Mapinfo

- Mapinfo là một phần mềm dành cho quản lý thông tin dữ liệu bản đồ.
- Mapinfo còn có thể sử dụng trong việc xây dựng và trình bày các mô hình, biểu đồ, ảnh...
7. Phần mềm Power Point
Power Point là một phần trình diễn, có thể sử dụng tiện lợi trong dạy học Địa lý vì những ưu điểm chủ yếu sau:
+ Hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh phong phú, có tác dụng làm giờ học sinh động, hấp dẫn học sinh.
+ Có thể chèn ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, lát cắt, bảng số liệu thống kê, hay vi deo, clip trên một phông nền có màu sắc hài hoà, giúp GV trong giải thích, mở rộng kiến thức.
+ Cho phép kết nối từng nội dung dạy học để tạo thành một chương trình logic, mở rộng, liên kết kiến thức.
+ Cho phép kết nối với một trang web, một file bất kỳ trong tệp dữ liệu để tìm kiếm thông tin. Đồng thời, tạo cơ sở để xây dựng các nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tự học.
+ Cho phép phóng to, thu nhỏ các hình ảnh, kết hợp các hình ảnh một cách thích hợp phục vụ cho ý tưởng dạy học.
+ Cho phép kết nối các phần mềm dạy học khác có hữu ích nhiều trong dạy học Địa lý.
+ Có thể sử dụng đặt câu hỏi, công bố câu kết luận/ trả lời, đặt nhiệm vụ cho học sinh kèm với sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu...thuận lợi cho GV thực hiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

IV. VÍ DỤ MINH HỌA SỬ DỤNG PTDH ĐỊA LÝ HIỆN ĐẠI KHI DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
Chương I: VŨ TRỤ VÀ CÁC THIÊN THỂ
Tiết 2: HỆ MẶT TRỜI
(sử dụng videoclip và tranh ảnh SV khai thác kiến thức)

2.1. Sự hình thành Hệ Mặt trời
Hệ Mặt Trời được hình thành như thế nào?


2.2. Mặt trời
Mặt trời có phải là một ngôi sao không ? vì sao?
Mặt trời có cấu tạo như thế nào?


2.3. Các hành tinh và vệ tinh
Trong hệ mặt trời có những hành tinh nào? Chia làm mấy nhóm và sự chuyển động của nó? Tiểu hành tinh hiểu như thế nào?

2.4. Các thiên thể khác
Cho biết một số thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời?
SỰ HÌNH THÀNH HỆ MẶT TRỜI
2.1. Sự hình thành Hệ Mặt Trời
2.1.1. Hệ Mặt Trời
- Là tập hợp các thiên thể.
- Gồm có Mặt Trời nằm ở trung tâm và các thiên thể quay xung quanh(hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, thiên thạch, sao chổi và các đám bụi).
2.1.2. Sự hình thành Hệ Mặt Trời
- Hình thành cách đây khoảng 4,6 tỉ năm, từ đám mây bụi rất lớn(103 đơn vị thiên văn).
- Thành phần chính của đám mây bụi là khí H và He, các hạt bụi và băng của các nguyên tố khác.
Trong lòng các hành tinh bị nung chảy do sự phân huỷ phóng xạ, nhiệt độ cao các nguên tố Fe và Ni dồn về phía tâm của hành tinh nhóm thứ nhất hình thành.
- Nhóm thứ hai được hình thành từ đám mây bụi và các khí bị bốc hơi.
MẶT TRỜI TRONG HỆ MẶT TRỜI
2.2. Mặt Trời
2.2.1. Mặt Trời là thiên thể duy nhất tự phát ra ánh sáng nhờ những phản ứng nhiệt hạch xảy ra bên trong, vì vậy Mặt Trời được gọi là ngôi sao.

2.2.2. Cấu tạo của Mặt Trời
Vết đen
2.2.3. Mặt Trời tham gia vào hai chuyển động là chuyển động quanh quay trục và chuyển động xung quanh tâm Thiên Hà.
Mặt Trời vận động tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. Trục nghiêng với pháp tuyến của mặt phẳng hoàng đạo một góc gần 70.
2.3.1. Hành tinh trong Hệ Mặt Trời
2.3. Hành tinh và các tiểu hành tinh
2.3.2. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời chia làm 2 nhóm
Nhóm hành tin bên trong
Nhóm hành tin bên ngoài
Trái đất
2.3.3. Sự chuyển động của các hành tinh
- Chuyển động quang mặt trời trên những quỹ đạo hình Elip riêng rẽ.
- Tự quay quanh trục tưởng tượng của chúng.
Hướng chuyển động của các hành tinh trên quỷ đạo ngược chiều kim đồng hồ.
Các hành tinh đều tự quay quanh trục cũng theo chiều ngược kim đồng hồ.(trừ Thiên vương tinh và Kim tinh).
2.3.4. Trong Hệ Mặt Trời còn có một vành đai Tiểu Hành tinh
Thiên thạch
2.3.5. Sự chuyển động của các Tiểu hành tinh
2.4. Các thiên thể khác
Thiên thạch Gaspra
Miệng hố thiên thạch Mêtêo Cratơ
2.4.1. Thiên Thạch
2.4. Các thiên thể khác
Sao chổi
Thiên Thạch
2.4.2. Sao chổi
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)