Tw liệu về Bác Hồ
Chia sẻ bởi Nguyễn Lạp |
Ngày 21/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Tw liệu về Bác Hồ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH
CUỘC ĐỜI:
Thời niên thiếu tên là Nguyễn Tất Thành,trong nhiều năm hoạt động lấy tên là Nguyễn Ai Quốc và nhiều tên khác. Năm 1911dạy học tại trường Dục Thanh - Phan Thiết, sau đó xuất dương sang pháp . Từ năm 1923 đến 1941chủ yếu hoạt động ở liên xô, Trung Quốc, Thái Lan. Ngày 3/2/1930 thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng. Đầu năm 1941 về nước thành lập Mặt trận Việt Minh và lấy tên là HCM. Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài đã qua hầu hết các nước châu Âu, Phi, Mỹ người là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại đồng thời cũng là một nhà văn nhà thơ lớn .
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC :
Gồm nhiều thể loại như truyện ngắn ,tiểu thuyết ,phóng sự , bút ký , tiểu phẩm , bút chiến , nghị luận chính trị , tuyên ngôn , lời kêu gọi , kịch bản sân khấu , phê bình tiểu luận , thư từ , thơ ca...
Do yêu cầu viết phục vụ cách mạng, loại văn hình tượng viết theo cảm hứng thẩm mỹ chiếm khối lượng không lớn. Về văn xuôi có :"Paris; Lời than vãn của bà Trưng Trắc ; Vi hành ; Những trò lố của VaRen và Phan Bội Châu " , Phóng sự " Bản án chế độ thực dân pháp ". Nhìn chung những tác phẩm văn xuôi đều có nghệ thuật trần thuật linh hoạt , độc đáo , châm biếm hóm hỉnh sâu sắc , tính tư liệu phong phú , sức thuyết phục cao .
Về thơ có "Nhật ký trong tù "(1942-1943 bằng chữ Hán ), chùm thơ làm tại Việt Bắc (1941-1945)phần lớn cũng bằng chữ Hán . Đại bộ phận những tác phẩm còn lại đều thuộc văn chính luận dưới nhiều hình thức khác nhau như Tuyên ngôn,Lời kêu gọi , Bút chiến ..vv..
III. QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC: Chỉ riêng đối với những sáng tác của chính bản thân.Với Người trước hết không phải là một hành vi văn chương nhằm một mục đích văn chương. Đó trước hết là một hành vi cách mạng, nhằm mục đích phục vụ cách mạng. Chính vì thế trong sángtác Người luôn tuân theo một nguyên tắc : Xác định mục đích sáng tạo;"Viết để làm gì?", xác định đối tượng người đọc "viết cho ai? "Xác định lựa chọn nội dung "Viết những gì?" xác định cách viết :"Viết như thế nào?"(hình thức , loại thể kết cấu, thủ pháp nghệ thuật,ngôn từ, bút pháp ...)Nguyên tắc này là nhất quán, có ý nghĩa như một quan điểm sáng tác chi phối toàn bộ sự nghiệp sáng tác của người
IV. ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH: Chịu sự chi phối của quan điểm sáng tác như đã nêu, phong cách nghệ thuật NAQ -_HCM vừa đa dạng vừa phong phú lại vừa nhất quán tính nhất quán được thể hiện và xác định ở nguyên tắc sáng tạo, ở lối viết vừa giản dị ngắn gọn lại vừa linh hoạt, kết hợp yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại cách mạng một cách nhuần nhị, ở khuynh hướng luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai của sự vận động tư tưởng và hình tượng nghệ thuật . Tính đa dạng phong phú được thể hiện ở nhiều phương diện như : Thể tài , bút pháp , nội dung, kết cấu, ngôn từ , thủ pháp nghệ thuật . .. Ngay trong cùng một thể tài, thậm chí trong cùng một tác phẩm. Nói chung, nội dung và hình thức nghệ thuật trong các sáng tác của NAQ - HCM luôn luôn vận động rất linh hoạt theo mục đích của việc sáng tác, theo đặc điểm của hoàn cảnh và của đối tượng người nghe ...
"Tuyên ngôn độc lập không những là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một văn bản nghị luận mẫu mực ". hãy phân tích bản tuyên ngôn để làm sáng tỏ cho nhận định trên .
DÀN Ý ĐÁP ÁN
1. Mùa thu năm 1945, tình hình quốc tế và trong nước có những chuyển biến thuận lợi. Chớp thời cơ, nhân dân ta dưới sự tổ chức và lãnh đạo của mặt trận Việt Minh đã vùng lên cướp chính quyền
2.Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân ngày 19/ 8/1945thì ngày 26 8/ 1945Chủ tịch HCMtừ chiến khu Việt Bắc về đến Hà Nội.Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập và ngày 2 / 9 / 1945, tại quảng trường Ba Đình, thay mặt chính phủ lâm thời nước VN dân chủ cộng hoà, Người đã đọc bản tuyên ngôn lịch sử này trước toàn thể quốc dân đồng bào.
3.Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá đồng thời cũng là một văn bản chính luận mẫu mực
TRIỂN KHAI :
I. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá :
1. Trong lịch sử dựng và giữ nước, dân tộc ta đã có không ít áng văn chương bất hủ, khẳng định ý chí về độc lập và ý thức về chủ quyền(DC).Trên một ý nghĩa nào đó, những áng văn chương này cũng có thể được coi là những văn kiện lịch sử vô giá , những bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
2. Tuy nhiên, về mặt công pháp đây chưa phải là những bản tuyên ngôn độc lập chính thức. Những áng văn chương bất hủ này mới chỉ là một cách thể hiện ý thức và ý chí độc lập chủ quyền của ông cha ta
3.Nó báo hiệu sự chấm dứt ách thống trị của phong kiến ngoại bang, nhưng đồng thời cũng báo hiệu sự mở đầu ách thốngtrị của một triều đại phong kiến mới trong nước và đối với người lao động bị áp bức, nó chưa phải là những văn kiện đánh dấu một cuộc đổi đời
4.Chính trong tương quan ấy TNĐL có giá trị vô cung to lớn
a. Đối với trong nước nó không chỉ báo hiệu sự chấm dứt ách thống trị hàng trăm năm của chủ nghĩa thực dân mà còn báo hiệu sự chấm dứt ách thống trị hàng nghìn năm của triều đại phong kiến .
b. Nó khẳng định sự ra đời của một chỉnh thể hoàn toàn mới mẻ, chỉnh thể dân chủ cộng hoà và mở ra một kỷ nguyên độc lập dân tộc tự do dân chủ cho những người lao động bị áp bức.
c.Trên trường quốc tế : TNĐL là sự khẳng định tư thế độc lập và tư cách bình đẳng của một nước VN mới - nước VNDCCH.
d. Nó đồng thời là tiếng chuông cổ vũ báo hiệu sự thức tỉnh của các dân tộc nhược tiểu sự sụp đổ tất yếu đối với hệ thống thuộc địa thực dân cũ ở đông dương và trên thế giới nói chung .
II. Tuyên ngôn độc lập là một văn bản chính luận mẫu mực
1.TNĐL Điển hình cho quan điểm sáng tác của HCM
a.HCM sáng tác trước hết không phải vì mục đích văn chương mà trước hết vì mục đích cách mạng. Người luôn tuân thủ nguyên tắc : "viết làm gì ?"(xác định mục đích),"Viết cho ai ?"(xác định đối tượng),"Viết cái gì?"(Xác định đề tài nội dung),"Viết như thế nào ?"(Xác định thể tài bút pháp,kết cấu , ngôn ngũ ngôn từ ...)
b. Viết trong hoàn cảnh bọn thực dân đế quốc đang mưu toan chiếm lại nước ta, quyết tâm bóp chết nền độc lập non trẻ chúng ta vừa dành được,TNĐL không chỉ hướng vào mục đích công bố độc lập mà còn mục đích luận chiến .
c. Buộc đồng minh và các tổ chức công pháp quốc tế thừa nhận về mặt pháp lý nền độc lập của ta, vai trò người đại diện chân chính cho dân tộc Việt Minh, của chính phủ lâm thời .
d. Đánh lại dã tâm dựng lại chính quyền bù nhìn Bảo Đại để quay trở lại VN và Đông Dương dưới danh nghĩa "bảo hộ " của Pháp.
e. Đập tan âm mưu thế chân Pháp tại VN va Đông Dương của đội quân Anh, Mĩ , Tưởng đang núp dưới danh nghĩa Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật .
2. Xác định rõ mục đích và đối tượng luận chiến như trên. Tuyên ngôn đã lựa chọn nội dung và hình thức viết thích hợp, kết cấu chặt chẽ, lập luận và lý lẽ đanh thép, sắc bén, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng hiển nhiên không thể bác bỏ .
a. Cách đưa tiền đề lý luận làm luận cứ .
* Xuất phát từ đặc trưng thời đại, không trích dẫn những áng văn chương chính luận nổi tiếng của dân tộc không xuất phát từ tiền đề "Thế thiên , thuận thiên hành đạo " như người xưa .
* Mượn ngay tiền đề lý luận trong tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của Pháp làmn luận cứ nhưng không dừng lại ở nội dung lí lẽ về nhân quyền của hai bản tuyên ngôn mà suy rộng ra thành những lý lẽ về quyền dân tộc. (DC).
b. Hiệu quả của cách nêu tiền đề lý luận:
*Đã nâng vấn đề quyền độc lập của các dân tộc thành vấn đề công pháp quốc tế và sử dụng triệt để thủ pháp gậy ông đập lưng ông để ràng buộc về mặt pháp lý không chỉ Pháp,Mỹ mà cả phe đế quốc .
* Vừa khẳng định quyền dân tộc, quyền độc lập của VN vừa nhắc cho những tên thực dân cũ và mới này ôn lại những lời dạy chí lý của cha ông họ , ngầm một chút răn đe.
* Gián tiếp khẳng định, nâng cao tầm vóc của cuộc cáh mạng tháng tám, đặt nó ngang hàng với những cuộc cách nổi tiếng trên thế giới trong thời cận đại và khẳng định tính chất chân chính, phù hợp với quy luật và xu thế cách mạng thế giới trong thời hiện đại của nó .
* Khẳng định bản lĩnh văn hoá của người Việt Nam, một bản lĩnh cho phép nó tiếp thu và chuyển hoá những thành quả tốt đẹp của văn hoá và văn minh nhân loại .
* Chứng tỏ cho mọi người thấy cuộc cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng vì quyền con người, quyền dân tộc vì tự do bình đẳng bác ái văn hoá văn minh nhân loại chứ không phải là cuộc bạo loạn như kẻ thù xuyên tạc .
* Không chỉ nêu cao được lập trường chính nghĩa tư tưởng nhân đạo sâu sắc cao cả của bản TN mà còn tạo được một tiền đề lý luận vững chắc chuẩn bị cho việc triển khai cụ thể hoá rút ra những kết luận phù hợp với mục đích TN giành thế chủ động đẩy đối phương vào thế bị động trong cuộc luận chiến để xác lập một cơ sở khác loại bỏ kẻ thù cho cách mạng.
c. TNĐL thực hiện xuất sắc mục đích nghị luận tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dan yêu chuộng hoà bình thế giới buộc đồng minh và các tổ chức công pháp quốc tế phải thừa nhận về mặt pháp lý quyền dân tộc và nền độc lập của VN chạn đứng âm mưu xâm lược của các nước đế quốc, loại bỏ tư cách "Bảo hộ " của Pháp tư cách "đại diện " của chính quyền bù nhìn Bảo Đại . Khăng định tư cách đại diện chân chính của chính phủ lâm thời
* Vạch trần tội ác của Pháp đối với nhân dân ta trong hơn tám mươi năm đô hộ bằng những lý lẽ và dẫn chứng vừa toàn diện vừa hết sức cụ thể hiển nhiên không thể bác bỏ (về chính trị ,kinh tế , hành động ?).
* Qua các lý lẽ và dẫn chứng ai cũng thấy thủ đoạn chính trị ,kinh tế, hành động của Pháp ở Việt Nam là cực kỳ dã man nguy hiểm, nó không chỉ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tội ác làm hơn 2 triệu người VN chết đói mà còn vi phạm nghiêm trọng quyền dân tộc, quyền con người, hoàn toàn trái ngượcvới tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái đã được tổ tiên của người pháp tiến bộ nêu cao trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791của cách mạng Pháp và tuyên ngôn độc lập 1776của mỹ nó không chỉ phủ nhận luận điệu "Bảo hộ "mà còn vạch mặt bộ mặt phản bội Đồng Minh của Pháp.
* Đối với tư cách đại diện của chính quyền bù nhin Bảo Đại, tác giả tuyên ngôn chỉ cần khái quát "Pháp chạy ,Nhật hàng ,Vua Bảo Đại thoái vị "là tất cả đều sụp đổ . Rõ ràng giưã thời điểm nước sôi lửa bỏng của vận mạng dân tộc đất nước , không ai cưỡng bức tước đoạt mà chính Bảo Đại và chính quyền của ông ta từ bỏ tư cách và trách nhiệm "đại diện " của mình. Về mặt pháp lý Pháp và các nước đế quốc không có lý do gì để dựng lại một chính quyền vô trách nhiệm và thiếu tư cách như thế .
* Về hành động và tư cách của Việt Minh, của chính phủ lâm thời, lập luận của bản tuyên ngôn hết sức chặt chẽ đanh thép (DC).
* Bằng những bằng chứng hiển nhiên này HCM không chỉ làm rõ bản chất nhân đạo bác ái của dân tộc ta, làm rõ một sự thật là "Dân ta dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã tự mình đánh đổ xiềng xích thựch dân, phát xít giành độc lập , tự mình xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế lập nên chế độ Dân chủ cộng hoà " mà còn đi tới một kết luận quan trọng có tính pháp lý không thể bác bỏ về quyền độc lập, quyền độc lập của VN , về tư cách là người đại diện chân chính cho dân tộc, đất nước của Việt Minh và chính phủ lâm thời (DC).
* Kết thúc bản TN, Hồ Chí Minh đã nêu lên một khả năng hiện thực khiến cho toàn thể qúôc dân đồng bào và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới nức lòng nhưng các nước đế quốc thì phải chùn bước , phải dè chừng : " Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã thành một nước tự do độc lập . Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng , tính mạmg và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy ."
KẾT LUẬN :
1. Nhìn chung TNĐLlà một áng văn lập quốc có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với lịch sử văn học mà còn đối với lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc ta .
2. Nó là kết quả của bao nhiêu hy sinh mất mát, là sự kết tinh truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo , ý chí độc lập tự cường , khát vọng tự do và sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta không chỉ trong vòng mấy chucbj năm đầu thế kỷ mà là trong trường kỳ lịch sử hàng nghìn năm .
3.Nó tồn tại trong ý thức con người VN như một bài học truyền thống, một niềm tự hào dân tộc và một lời nhắc nhở sâu sắc .
4. Ở góc độ văn chương nó là một văn bản chính luận mẫu mực, mẫu mực ở nghệ thuật nghị luận nhưng đồng thời cũng còn mẫu mực ở mục đích sáng tác .
5. TNĐLmãi mãi là một bài học cho những người cầm bút chân chính ...
NHỮNG SÁNG TẠO ĐỘC ĐÁO TRONG TRUYỆN NGẮN "VI HÀNH "
MỞ BÀI: Hồ Chí Minh chưa bao giờ có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và người chưa bao giờ thực sự nhìn nhận mình là văn nghệ sĩ. Người viết văn, làm thơ chẳng qua vì nhận thức văn thơ cũng có thể là một thứ vũ khí sắc bén giúp Người trong đấu tranh cách mạng .
Đối với người sáng tác văn học trước hết là một hành vi cách mạng một hành vi chính trị. Bởi bài viết của người trước hết nhằm vào một mục đích chính trị nào đó rất cụ thể và nhằm tác động tới một đối tượng nào đấy cũng rất cụthể . Từ mục đích viết để làm gì ,viết cho ai người mới quyết định nội dung viết cái gì và sử dụng bút pháp thích hợp "Viết như thế nào?". Quan điểm này thể hiện nhất quán trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của người. Chính vì thế phong cách HCM là một phong cách đa dạng phong phú, bút pháp của người luôn luôn biến hoá với nhiều sáng tạo độc đáo
"Vi hành" là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi và nghệ thuật châm biếm sâu sắc của NAQ vào những năm cuối của thế kỷ ở Pháp. Ở truyện ngắn này, tác giả đã có những sáng tạo rất độc đáo trên nhiều phương diện .
THÂN BÀI :
I. Tác phẩm được viết với một dụng ý chính trị, một đối tượng rất cụ thể rõ ràng : Viết để tố cáo đả kích tên vua bù nhìn Khải Định khi Y sang Pháp với danh nghĩa đi dự hội nghị Macxây 1922 nhưng thực chất là chỉ để lấy lọng quan thầy Pháp và toan tính nhiều điều ám muội xấu xa khác Thêm vào đó tác phẩm được viết trong một hoàn cảnh cũng rất đặc biệt, hoàn cảnh đánh địch ngay trên đất Pháp , tậi Pari, một trung tâm văn hoá thế giới. Xuất phát từ những đặc điểm và yêu cầu thực tiễn như vậy, NAQ đã lựa chọn một thể tài , một cách viết thích hợp thể hiện những sáng tạo hết sức độc đáo .
Trước khi Khải Định sang pháp, NAQ đã từng có một loạt bài chính luận công kích y như thư ngỏ kính gửi đức ông Khải Định , Sở thích đặc biệt , Vực thẳm thuộc địa " nay rõ ràng không có thể lặp lại thể loại này Người đã lựa chọn hùnh thức văn mỹ thuật, văn trào phúng, hình thức châm biếm nhẹ nhàng nhưng nội dung đả kích lại rất sâu cay , phù hợp với sở thích và lối trào phúng của người Pháp
II. Ngay nhan đề "Vi hành " cũng lại là một sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo bởi vì nó đa nghĩa mà dù hiểu theo nghĩa nào cũng hết sức hài hước mỉa mai "Vi hành " vừa có nghĩa là một chuyến công du bí mật của các bậc anh quân minh chúa , đi để thị sát tìm hiểu sự thật dân tỉnh của mình, không thể cho bọn gian thần bưng bít lừa dối, lại vừa có nghĩa là những cuộc lén lút chơi bời, trác táng ám muội của những tên hôn quân bạo chúa . Hiểu theo nghĩa thứ nhất thì thật là buồn cười và vô lý vì tại sao KĐ lại phải mò sang tận Pháp để thị sát , mà thị sát cái gì khi mà dân Pháp không những đã không phải là dân của KĐ mà còn là dân của nước mẹ bảo hộ , Còn nếu hiểu theo nghĩa thứ hai thì lại quá sâu cay bởi như thế có khác nào tác giả đã nói tuột ra trước công luận thế giới rằng KĐ chính là một tên hôn quân bạo chúa , rằng chuyyén đi của hắn thực chất chỉ là một cuộc đi lén lút, ám muội , đầy xấu xa .
III. Sự sáng tạo độc đáo còn được thể hiện ở cách dàn dựng cốt truyện theo kiểu bịa y như thật nhưng cũng có nghĩa cho người tabiết là bịa dễ gây cười, sau khi cười xong , người ta lại nhận ra sự thật một trăm phần trăm .Có thể nói , cốt truyện là một tình huống bịa rất nghệ thuật đôi trai gái Pháp yêu nhau , rồi trên tàu trò chuyện với nhau về KĐ nhưng lại nhầm TG với KĐ . Rồi dân chúng P cũng nhầm TG với KĐ , nhầm luôn tất cả những người ta . Vàng trên đất P là KĐ. Thậm chí, cả chính phủ P , kẻ đích danh mời khải định sang dự hội chợ lại cũng không nhận được ra đâu là KĐ và để tránh sự thất thố trong ngoại giao . Đã buộc phải đối xử với các tác giả (NAQ)cũng như tất cả những người An Nam ở P như đối xử với các bậc vua chúa . Ai cũng biết ngay đây là một tình huống bịa , bịa một cách cố ý cho người ta cười . Và cười xong , người ta mới nhận ra cái hóm hỉnh thâm thuý trong những tình tiết tưởng như bịa cho vui ấy , có thể nói , đây là một phát tên cùng một lúc bắn trúng cả hai đích . Cả thực dân P , cả KĐ một ông vua, nên đi đàng hoàng được tôn trọng đón tiếp thì làm gì có sự lầm lẫn lung tung lên như thế , chỉ có lén lút , thay hình đổi dạng , hành tung ám muội không được coi ra gì mới làm cho mọi người lầm lẫn ,kể mời cũng không thèm biết mặt như vậy .
Hành động đối xử của chính phủ P với NAQ với tất cả mọi người VN trên đất Pnhư đối xử với những bậc vua chúa chẳng qua là một cách trào lộng ,tác giả mỉa mai vạch ra hành động o bế của quan thầy P đối với KĐ hành động theo dõi bủa vây NAQ và những người VN trên đất P của chính phủ P
IV. Cách khắc hoạ chân dung biếm hoạ của nhân vật KĐ cũng là một sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo của NAQ. Tác giả không miêu tả trực tiếp nhân vật mà qua câu chuyện bàn tán tiếng được tiếng mất của đôi trai gái P để lộ dần từng mảng chân dung biếm hoạ củanhân vật . Chỉ sau khi câu chuyện đã kết thúc ,hợp nhất lại , người ta nói được một chân dung hoàn chỉnh của KĐ , một chân dung vừa buồn cười vừa hết sức thảm hại : Mũi bẹt , mắt xếch , mặt bủng , da chì, trang phục rất kỳ quặc có đủ cả lụa là gấm vóc, hạt cườm , ngón tay thì đeo đầy những nhẫn , đầu ưa quấn khăn xếp lại . Còn đội một cái mũ trông như cái chụp đèn , thái độ thì nhút nhát , lúng ta lúng túng , đây dúng l;à chân dung của một thứ nhân vật lạ . Một hạng người tôi tớ một thứ hề không đáng giá một đồng xu , rất mất thẩm mĩ và vô văn hoá .
V. Cuối cùng, phải kể đến thủ pháp xen kẻ những thủ đoạn tạt ngang . Chính qua những tình tiết tạt ngang này , một lần nữa tác giả lại có điều kiện mỉa mai châm biếm đả kích , vạch trần bộ mặt thực dân của P và chân tướng phản dân hại nước của KĐ . Dàn ra cuộc vi hành của vua Thuấn vua PIE , thực ra tác giả đã ngầm so sánh tương phản về cuộc " Vi hành" của KĐ . Làm nổi bật tính chất lén lút , mờ ám của KĐ. Ở đây giọng văn của NAQ thật hết sức mỉa mai : "ngày nay còn có những ông hoàng ông chúa , dễ tiện việc riêng và vì những lý do không cao thượng bằng cũng vi hành đấy !" . Tâm sự với cô em họ , thực chất , tác giả tố cáo và mỉa mai chính sách đầu độc của thực dân P đối với các dân tộc thuộc địa , và bộ mặt phản dân hại nước của KĐ trong việc y thừa lệnh quan thầy P đầu độc động bào mình bằng thuốc phiện rượu cồn , đẩy họ vào vòng đói khổ .
KẾT LUẬN :
Vi hành là một truyện ngắn kết hợp được chính trị và nghệ thuật một cách nhuần nhuyễn trong một loại hình văn chương quen được gọi là văn chương tuyên truyền . VH lời ít , ý nhiều , ngắn gọn, súc tích giàu chất trí tuệ , mang nhiều chất hiện đại của phong cách truyện ngắn và phong cách hài dí dỏm , nhẹ nhàng của phương tây , đồng thời vừa laị có đựơc cái chất thâm thuý , sâu cay của nghệ thuật châm biếm phương đông .
VH là sự sáng tạo độc dáo từ thể tài đến cuốn truyện , từ cách đặt tên truyện đến cách khắc hoạ chân dung biếm hoạ củ nhân vật và cách đưa những tình tiết liên tưởng được nói ngang từ cách dùng hình ảnh đến lối dùng từ và tạo câu . Có thể nói tất cả đều góp phần làm nổi bật phong cách và bút pháp nghệ thuật NAQ : Chắt lọc , tinh xảo nhưng phong phú và biến hoá linh hoạt .
NHẬT KÝ TRONG TÙ
I. Xuất xứ :
Tháng 8/ 1942 HCM với danh nghĩa đại biểu Việt Minh, phân ban quốc tế phản xâm lược sang TQ để tranh thủ sự viện trợ quốc tế ,tại Túc Vinh Quảng Tây . 29/ 8 , Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, không xét hỏi , chúng đã giam người suốt 14 tháng, giải vòng vo quanh quẹo suốt 13 huyện của Quảng Tây với gần 18 nhà lao . Mãi tháng 9/ 1944 Người mới được trả tự do về nước .
Trong thời gian Ngưòi bị giam , Liên Xô đang dốc toàn lực vào cuộc kháng chiến chống phát xít , Nhật ráo riết hoành hành ở VN . Nhân dân ta quằn quại dưới hai tầng áp bức P,N . Bên cạnh đó phongtrào VM cũng phát triển ngày càng sâu rộng , tuy còn nhiều khó khăn song thời cơ giành chính quyền có thể đến bất cứ lúc nào . Việc vắng mặt của Bác trong thời điểm lịch sử này là một khó khăn vô cụng to lớn của cách mạng , và người rất hiểu , rất lo lắng , nóng lòng sốt ruột vì điều này .
Tập thơ "NTNK" đã ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử và tâm trạng như vậy với 133 bài bằng chữ Hán .
Đề: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của cảnh cho chữ trong truyện ngắn "Chữ người tử tù " của Nguyễn Tuân .
DÀN Ý ĐÁP ÁN
MỞ ĐẦU :
1. Một kiệt tác thuộc mảng đề tài vẻ đẹp, in trong "Vang bóng một thời ".
2. Thể hiện rất rõ đặc trưng bút pháp và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân (cụ thể hoá ).
3. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ, truyện ngắn đã phản ánh một hiện thực đau lòng trong xã hội cũ, ngợi ca một nét đẹp văn hoá truyền thống, khẳng định sự chiến thắng, ý nghĩa bất tử của cái đẹp và thiên lương , bày tỏ quan điểm nhân sinh ,và tâm sự yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân .
TRIỂN KHAI:
I. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ , NT đã phản ánh một hiện thực đau lòng trong xã hội cũ: "Thân phận không phải là hệ quả của bản chất ".
1.Huấn Cao, một con người tài hoa , nghĩa khí , nhân cách trong sạch, thanh cao,trọng nghĩa khinh tài , nâng được thiên lương thì lại vướng vào vòng tù tội, bị kết tội đại nghịch , chịu án tử hình còn những kẻ bất tài vô hạnh , buôn dân bán nước buôn dân bán nước sâu mọt đục khoét thì vẫn sống nhơ nhơ .
2. Quản ngục, Thơ lại , nhưng con người có sở thích cao quý có tấm lòng biệt nhỡn liên tài , có chân tâm biết hướng thiện , yêu cái đẹp thì lại bị xã hội đẩy vào chốn nhơ nhớp buộc phải đi làm cái nghề tàn ác ,còn những kẻ tàn ác mất hết nhân tính thì lại đóng vai ông thiện, nẩy mực cầm cân điều hành thống trị xã hội .
II. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ NT khẳng định và ngợi ca một nét đẹp và văn hoá truyền thống của dân tộc .
1. Chữ là người, chữ đi liền với ý và nghĩa, chữ không chỉ thể hiện tài hoa mà còn bộc lộ phẩm chất nhân cách , ý chí, khát vọng....Chữ là hiện thân của cái đẹp, nó đố kỵ với cái ác cái xấu và những biểu hiện phàm tục .
2. Chơi chữ là một nghệ thuật cao cấp, tao nhã , thường diễn ra ở một nơi chốn thanh cao trang trọng, đòi hỏi cả người xin và người cho phải có năng khiếu thẩm mỹ , có chân tâm , có thiên lương thanh cao trong sạch .
3. Đặt trong tương quan với hiện thực xã hội thực dân phong kiến thối nát đương thời, một xã hội đang diễn ra với bao nhiêu trò hề "Âu hoá " nhố nhăng , đề cao và ca ngợi nghệ thuật chơi chữ chính là NT đã đề cao và ca ngợi một nét đẹp văn hoá dân tộc và đó cũng là một cách ông gián tiếp bày tỏ tâm sự yêu nước thầm kín của mình .
III. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ NT khẳng định sự chiến thắng ý nghĩa bất tử của cái đẹp của tâm tài và thiên lương .
1. Huấn Cao và quản ngục là hai vị thế xã hội hoàn toàn đối lập nhau , một người là đại biểu cho trật tự xã hội đương thời, là hiện thân của cường quyền bạo lực, là thống trị , là kẻ đang làm một nghề tàn ác ơ chơn nhơ nhớp còn một người là đại biểu cho lực lượng chống đối , là hiện thân của sa cơ thất thế , là bị trị , đang rơi vào cảnh tù tội , chờ chết chém
2. Xét theo thường tình HC và QN là hai nhân cách khác hẳn nhau, một người là nho sĩ tài hoa , thanh cao khí tiết còn một người trong con mắt của xã hội chỉ là một hạng tiểu nhân làm nghề tàn ác ở chốn nhơ nhớp
3. Cứ theo thường tình thì không có cảnh cho chữ vì HC và QN là hai vị thế , hai nhân cách đồi lập nhau như nước với lửa, một tên QN thô lỗ độc ác thì không thể có nguyện vọng xin chữ , chơi chữ và cuhngvx chẳng thể biết xin , còn một nho sĩ tài hoa thì cũng không thể mang chữ thánh hiền cho một tên vô lại .
4. Có một sự thật không bình thường đã xảy ra. HC và QN gặp gỡ nhau không phải trên vị thế xã hội mà trên bình diện nghjệ thuật , cơ sở của sự gặp gỡ chính là cái đẹp ( cái đẹp nghệ thuật , cái đẹp thiên lương, đẹp chân tâm liên tài hướng thiện ) QN trong con mắt của HC là một sự thuần khiết giữa đống cặn bã . Còn HC là người trọng nghĩa khinh tài , không nỡ phụ một tấm lòng trong thiên hạ , quý trọng nâng niu thiên lương và cảnh cho chữ đã diễn ra :
5.Khung cảnh cho chữ là một sư đối lập tuyệt đối giữa ánh sáng và bóng tối , cái tốt và cái xấu cái thiện và cái ác , cái cao cả và cái thấp hèn , thống trị và bị trị , nghệ thuật và cường quyền bạo lực .
a. Cái buồng giam chật hẹp , hôi hám , ẩm thấp tường đầy mạng nhện , sân đầy phân gián , phân chuột ...
b. Anh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu , làn khói toả mù mịt như đám cháy nhà , tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lăn hồ , mùi thơm của mực , bóng ba cái đầu ngồi chụm lại chăm chú trên tấm lụa ,hành động trang trọng đĩnh đạc của HC , tư thế thành kính , hồi hộp của QN và Thơ Lại ..
c. Kẻ bị tù sắp chết chém, cổ đeo gông , chân vương xiềng thì ung dung đàng hoàng đâm to nét chữ , chậm rãi khuyên nhủ , kẻ thống trị thì khúm núm , run run , chắp tay , cúi đầu xin bái lĩnh ...
d. Không còn nhà tù , không còn thống tri , bị trị , cường quyền bạo lực không có nghĩa lý gì , chỉ có cái đẹp , cái cao cả đang toả sáng và làm chủ , cái đẹp cái cao cả đã cùng với hình tượng HC đi vào bất tử
IV. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ NT bày tỏ quan điểm nhân sinh và tâm sự yêu nước thầm kín của mình :
1. Để cho HC khuyên QN thay chốn ở , từ bỏ ghế cai ngục , rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ và để cho QN chắp tay cúi đầu xin bái lĩnh , NT thực ra đã gián tiếp bày tỏ quan điểm nhân sinh của mình . Ông không chấp nhận cái đẹp , cái cao cả lại có thể chung sống với cái ác ,cái xấu , người yêu cái đẹp , trân trọng thiên lương tương lai vẫn có thể đi làm điều ác, điều xấu.
2. Xây dựng hình tượng HC trên cơ sở nguyên mẫu Cao Bá Quát , NT không chỉ bày tỏ thái độ trân trọng tài hoa và nhân cách mà còn gián tiếp đề cao , những anh hùng nghĩa liệt dám bỏ mình vào nghĩa lớn . Đặt trong những điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại NT , ta thấy đây chính là cách ông gián tiếp bày tỏ tâm sự yêu nước thầm kín của mình ,.
V. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ , NT đã thể hioện một tài năng , một phong cách truyện ngắn bậc thầy độc đáo .
1. NT đã xây dựng được một tình thương truyện hết sức hấp dẫn độc đáo " Xưa nay chưa từng có " (tình thương xin chữ và cho chữ giữa một tử tù và một QN ngay trong một buồng giam đúng vào đêm cuối cùng trước khi kẻ tử tù bị giải về kinh chịu tội chặt đầu ).
2. NT đã tạo dựng được một không khí cổ kính , thiêng liêng xúc động khác thường với những tình tiết chọn lọc , nghệ thuật đối lập độc đáo (Căn buồng giam chật hẹp , hôi hám ẩm thấp , tường đầy mạng nhện, tường đầy phân gián, phân chuột , tiếng mõ vọng canh quạnh quẽ , ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu , làn khói toả mù mịt như đám cháy nha, tấm lụa bạch trắng tinh còn nguyên vẹn lớp hồ , mùi mực thơm , ba cái đầu chăm chú trên tấm lụa bạch , tư thế đeo gông , vướng xiềng mà ung dung đàng hoàng đâm to nét chữ chậm rãi khuyên nhủ của HC, tư thế khúm núm run run , cái dáng chắp tay hết sức thành kính hồi hộp của QN và TL...).
KẾT LUẬN :
Tóm lại qua câu chuyện và cảnh cho chữ có thể nhận thấy ngoài việc phản ánh một thực trạng đau lòng của xã hội thực dân phong kiến đương thời , NT còn chủ yếu đề cao , ngợi ca một nét đẹp văn hoá truyền thống khẳng định sự chiến thắng của tài hoa và nhân cách trước cái xấu và cái ác , cường quyền và bạo lực bày tỏ một quan niệm nhân sinh tiến bộ và tâm sự yêu nước thầm kín của ông .
Với truyện ngắn "CNTT"NT đã thể hiện được một tài năng truyện ngắn bậc thầy và một phong cách một cá tính nghệ thuật hết sức độc đáo
3. Câu chữ , hình ảnh nào cũng đậm đặc nét cá tính thể hiện rất rõ đặc điểm phong cách của một NT cầu kỳ mà tinh tế, am hiểu rất sâu sắc vốn văn hoá cổ truyền của dân tộc ...Tất cả đã góp phần tạo dựng và bất tử hoá một hình tượng tử tù nghệ sĩ như là hiện thân của cái đẹp , cái cao cả rất NT
NAM CAO - CON NGƯỜI CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Thời đại NC sống là thời đại thực dân phong kiến buổi suy tàn. Nông thôn trở thành cái rốn trũng của xã hội, tích đọng mọi thối nát và mâu thuẫn mà làng Đại Hoàng của NC chính là một làng điển hình, một hình ảnh thu nhỏ của toàn xã hội . Ở thời kỳ này phong trào yêu nước cuỹng ngày càng phát triển . Đảng cộng sản Đông Dương ra đời,cách mạng thành công , kháng chiến bùng nổ . Trên lĩnh vực tư tưởng , văn hoá nghệ thuật , các xu hướng dân chủ cải lương , phản động ...cứ vừa đan xen vừa đấu ttanh với nhau quyết liệt .
Nằm gọn trong một giai đoạn lịch sử đầy những biến động và những biến cố như vậy, cuộc đời Nc không mấy sự kiện phi thường nhưng cũng đầy những biến động và biến cố. NC sinh năm 1915trong một gia đình trung nông nghèo ở làng Đại Hoàng ,học hết thành chung NC vào Sài Gòn phụ việc cho một hiệu may , sau đó đi dạy tư làm gia sư viết văn tại Hà Nội . Năm 1943tham, gia " Hội văn hoá cứu quốc", 1945tham gia cướp chính quyền ở địa phương và làm chủ tịch xã , năm 1946tham gia Nam tiến . 1947lên chiến khu VB , viết báo " Cứu quốc " , 1950 tham gia chiến dịch Biên giới , 1951 hy sinh .
Khát khao một cuộc sống giàu ý nghĩa bằng một sự nghiệp văn chương hữu ích nhưng lại bị cuộc sống áo cơm ghì xuống sát đất , cùng với những điều mắt thấy tai nghe hàng ngày NC sớm bất đắc chí , mang tâm sự u uất , bi phẫn sâu xa như phần lớn tri thức tâm huyết cùng thời . Bất mãn sâu sắc với xã hội nhưng bế tắc , những năm đầu sự nghiệp NC đã chịu ảnh hưởng của khuynh hướng thoát ly . Tuy nhiên, về bản chất NC bao giờ cũng là một nhà văn trung thực , luôn trăn trở với vấn đề sống và viết luôn biết đấu tranh để tự vượt mình , sống gắn bó với nông thôn nghèo khổ nên ông sớm nhận ra sai lầm , từ bỏ khuynh hướng lãng mạn để đến với khuynh hướng hiện thực vị nhân sinh . Con đườg này của NC cũng là một con đường tất yếu của một tri thức yêu nước , trung thực, luôn khao khát một cuộc sống hữu ích , công bằng , tự do và nhân đạo . Cái chết của NC cũng là sự hy sinh vẻ vang của một nhà văn chiến sỹ chân chính .
Trong suốt cuộc đời cầm bút , NC là một nhà văn rất có trách nhiệm với ngòi bút luôn trăn trở trước vấn đề sống và viết . Ông từng nhiều lần trình bày một cách hàm súc và sâu sắc quan điểm nghệ thuật của mình . Trong "Trăng sáng ", NC đòi hỏi người cầm bút không được trốn tránh hiện thực , phải biết mở hồn ra để đón lấy tất cả những vang động của đời . Ông quan niệm :"Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối ,NT không nên là ánh trăng lừa dối , NT có thể chỉ là những tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than ". Trong " Đời Thừa " , NC cũng phê phán mạnh mẽ lối tả chân hời hợt và đòi hỏi một tác phẩm văn chương chân chính " Phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ , vừa đau đớn lại vừa phấn khởi ... Ca tụng lòng thương , tình bác ái , sự công bằng ..., làm cho người gần người hơn " , đòi hỏi nhà văn phải biết đào sâu , tìm tòi , biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có .Những quan niệm văn chương tiến bộ và tích cực này của NC đã thực sự trở thành tuyên ngôn NT của các nhà văn hiện thực vì nhân sinh đương thời .
NC bắt đầu sáng tác từ 1936 nhưng sụ nghiệp văn học của ông chhỉ thực sự bắt đầu từ 1941 với tác phẩm bất hủ "Chí Phèo ". Trước cách mạng, NC là cây bút tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn cuối . Ông thành công xúât sắc ở cả hai mảng đề tài :đề tài nông thôn - nông dân và đề tài trí thức tiểu tư sản . Ở mảng đề tài nông thôn - nông dân , ngòi bút của NC thường xoáy sâu vào tình trạng tăm tối ,bi đát , bất công sừng sững ở nông thôn . Ông thường viết về số phận của những con người cố cùng , lép vế , nhẫn nhục , cam chịu, bị hắt hủi , bị xúc phạm , bị huỷ hoại và tước đoạt nhân phẩm tới mức cằn cỗi , xấu xí , u mê , thậm chs tàn bạo , đầy thú tính , trở thành nạn nhân của đủ mọi thứ thối nát , hủ lậu , bất công , càng ở hiền càng không bao giờ gặp lành càng bị đạp dúi xuống không bao giờ có thể ngóc đầu lên được . Thái độ của NC là thái độ lên án cái xã hội đã chà đạp con người đồng thời cũng là cảmthông , bênh vực những con người bị xã hội nhục mạ, phát hiện , khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở họ .
Ở mảng đề tài trí thức tiểu tư sản , NC phần lớn viết dưới dạng tự truyện , phản ánh rất chân thật tình cảnh nghèo khổ buồn thảm , bế tắc đầy tủi cực của người trí thức tiểu tư sản nghèo trong một xã hội ngột ngạt .NC đặc biệt xoáy sâu vào bi kịch tinh thần của những con người rất có ý thức về cuộc sống , sống bằng lòng yêu nước , luôn khát khao được hoàn thiện nhân cách , được sống một cuộc sống có ý nghĩa nhưng lại luôn bị cuộc sống áo cơm ghì xuống sát đất huỷ hoại tâm hồn , tước đoạt mọi ước mơ, khát vọng và quyền được làm một con người chân chính . Ở mảng đề tài này NC cũng đặc biệt phản ánh trung thực cuộc đấu tranh tự vượt mình để vươn tới một lẽ sống thanh cao , nhân đạo , xứng đáng với con người trí thức tiểu tư sản có tâm huyết, nhân cách .
Sau cách mạng , NC không có những tác phẩm viết riêng về người nông dân hoặc người tri thức TTS nhưng hình tượng những người nông dân đi theo cách mạng , kháng chiến , những người trí thức dứt khoát từ bỏ lối sóng cũ , quyết tâm lột xác để trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá , văn nghệ vẫn thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của ông . NC vẫn tiếp tục phanh phui và phê phán những hạn chế của những người trí thức TTS cũ, có lối sống ích kỷ , cái nhìn méo mó , bi quan về kháng chiến và con người kháng chiến .
NC là một nhà văn luôn khẳng định được một phong cách riêng , độc đáo . Văn NC tỉnh táo , sắc lạnh mà đằm thắm yêu thương , thâm trầm sâu lắng , nặng trĩu suy tư tới mức trăn trở, nhức nhối . Chất trữ tình và chất triết lý xuyên thấm trong tác phẩm rất nhuần nhuyễn . Thế giới nhân vật của NC rất chân thật, sống động, nhiều nhân vật đạt tới mức xuất sắc, độc đáo , vừa bộc lộ được mọi ngõ ngách sâu kín trong thế giới nội tâm, của con người lại vừa có sức khái quát rất to lớn , khiến cho ý nghĩa khách quan của tác phẩm thường rộng hơn phạm vi hiện thực được phản ánh r
CUỘC ĐỜI:
Thời niên thiếu tên là Nguyễn Tất Thành,trong nhiều năm hoạt động lấy tên là Nguyễn Ai Quốc và nhiều tên khác. Năm 1911dạy học tại trường Dục Thanh - Phan Thiết, sau đó xuất dương sang pháp . Từ năm 1923 đến 1941chủ yếu hoạt động ở liên xô, Trung Quốc, Thái Lan. Ngày 3/2/1930 thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng. Đầu năm 1941 về nước thành lập Mặt trận Việt Minh và lấy tên là HCM. Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài đã qua hầu hết các nước châu Âu, Phi, Mỹ người là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại đồng thời cũng là một nhà văn nhà thơ lớn .
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC :
Gồm nhiều thể loại như truyện ngắn ,tiểu thuyết ,phóng sự , bút ký , tiểu phẩm , bút chiến , nghị luận chính trị , tuyên ngôn , lời kêu gọi , kịch bản sân khấu , phê bình tiểu luận , thư từ , thơ ca...
Do yêu cầu viết phục vụ cách mạng, loại văn hình tượng viết theo cảm hứng thẩm mỹ chiếm khối lượng không lớn. Về văn xuôi có :"Paris; Lời than vãn của bà Trưng Trắc ; Vi hành ; Những trò lố của VaRen và Phan Bội Châu " , Phóng sự " Bản án chế độ thực dân pháp ". Nhìn chung những tác phẩm văn xuôi đều có nghệ thuật trần thuật linh hoạt , độc đáo , châm biếm hóm hỉnh sâu sắc , tính tư liệu phong phú , sức thuyết phục cao .
Về thơ có "Nhật ký trong tù "(1942-1943 bằng chữ Hán ), chùm thơ làm tại Việt Bắc (1941-1945)phần lớn cũng bằng chữ Hán . Đại bộ phận những tác phẩm còn lại đều thuộc văn chính luận dưới nhiều hình thức khác nhau như Tuyên ngôn,Lời kêu gọi , Bút chiến ..vv..
III. QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC: Chỉ riêng đối với những sáng tác của chính bản thân.Với Người trước hết không phải là một hành vi văn chương nhằm một mục đích văn chương. Đó trước hết là một hành vi cách mạng, nhằm mục đích phục vụ cách mạng. Chính vì thế trong sángtác Người luôn tuân theo một nguyên tắc : Xác định mục đích sáng tạo;"Viết để làm gì?", xác định đối tượng người đọc "viết cho ai? "Xác định lựa chọn nội dung "Viết những gì?" xác định cách viết :"Viết như thế nào?"(hình thức , loại thể kết cấu, thủ pháp nghệ thuật,ngôn từ, bút pháp ...)Nguyên tắc này là nhất quán, có ý nghĩa như một quan điểm sáng tác chi phối toàn bộ sự nghiệp sáng tác của người
IV. ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH: Chịu sự chi phối của quan điểm sáng tác như đã nêu, phong cách nghệ thuật NAQ -_HCM vừa đa dạng vừa phong phú lại vừa nhất quán tính nhất quán được thể hiện và xác định ở nguyên tắc sáng tạo, ở lối viết vừa giản dị ngắn gọn lại vừa linh hoạt, kết hợp yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại cách mạng một cách nhuần nhị, ở khuynh hướng luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai của sự vận động tư tưởng và hình tượng nghệ thuật . Tính đa dạng phong phú được thể hiện ở nhiều phương diện như : Thể tài , bút pháp , nội dung, kết cấu, ngôn từ , thủ pháp nghệ thuật . .. Ngay trong cùng một thể tài, thậm chí trong cùng một tác phẩm. Nói chung, nội dung và hình thức nghệ thuật trong các sáng tác của NAQ - HCM luôn luôn vận động rất linh hoạt theo mục đích của việc sáng tác, theo đặc điểm của hoàn cảnh và của đối tượng người nghe ...
"Tuyên ngôn độc lập không những là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một văn bản nghị luận mẫu mực ". hãy phân tích bản tuyên ngôn để làm sáng tỏ cho nhận định trên .
DÀN Ý ĐÁP ÁN
1. Mùa thu năm 1945, tình hình quốc tế và trong nước có những chuyển biến thuận lợi. Chớp thời cơ, nhân dân ta dưới sự tổ chức và lãnh đạo của mặt trận Việt Minh đã vùng lên cướp chính quyền
2.Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân ngày 19/ 8/1945thì ngày 26 8/ 1945Chủ tịch HCMtừ chiến khu Việt Bắc về đến Hà Nội.Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập và ngày 2 / 9 / 1945, tại quảng trường Ba Đình, thay mặt chính phủ lâm thời nước VN dân chủ cộng hoà, Người đã đọc bản tuyên ngôn lịch sử này trước toàn thể quốc dân đồng bào.
3.Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá đồng thời cũng là một văn bản chính luận mẫu mực
TRIỂN KHAI :
I. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá :
1. Trong lịch sử dựng và giữ nước, dân tộc ta đã có không ít áng văn chương bất hủ, khẳng định ý chí về độc lập và ý thức về chủ quyền(DC).Trên một ý nghĩa nào đó, những áng văn chương này cũng có thể được coi là những văn kiện lịch sử vô giá , những bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
2. Tuy nhiên, về mặt công pháp đây chưa phải là những bản tuyên ngôn độc lập chính thức. Những áng văn chương bất hủ này mới chỉ là một cách thể hiện ý thức và ý chí độc lập chủ quyền của ông cha ta
3.Nó báo hiệu sự chấm dứt ách thống trị của phong kiến ngoại bang, nhưng đồng thời cũng báo hiệu sự mở đầu ách thốngtrị của một triều đại phong kiến mới trong nước và đối với người lao động bị áp bức, nó chưa phải là những văn kiện đánh dấu một cuộc đổi đời
4.Chính trong tương quan ấy TNĐL có giá trị vô cung to lớn
a. Đối với trong nước nó không chỉ báo hiệu sự chấm dứt ách thống trị hàng trăm năm của chủ nghĩa thực dân mà còn báo hiệu sự chấm dứt ách thống trị hàng nghìn năm của triều đại phong kiến .
b. Nó khẳng định sự ra đời của một chỉnh thể hoàn toàn mới mẻ, chỉnh thể dân chủ cộng hoà và mở ra một kỷ nguyên độc lập dân tộc tự do dân chủ cho những người lao động bị áp bức.
c.Trên trường quốc tế : TNĐL là sự khẳng định tư thế độc lập và tư cách bình đẳng của một nước VN mới - nước VNDCCH.
d. Nó đồng thời là tiếng chuông cổ vũ báo hiệu sự thức tỉnh của các dân tộc nhược tiểu sự sụp đổ tất yếu đối với hệ thống thuộc địa thực dân cũ ở đông dương và trên thế giới nói chung .
II. Tuyên ngôn độc lập là một văn bản chính luận mẫu mực
1.TNĐL Điển hình cho quan điểm sáng tác của HCM
a.HCM sáng tác trước hết không phải vì mục đích văn chương mà trước hết vì mục đích cách mạng. Người luôn tuân thủ nguyên tắc : "viết làm gì ?"(xác định mục đích),"Viết cho ai ?"(xác định đối tượng),"Viết cái gì?"(Xác định đề tài nội dung),"Viết như thế nào ?"(Xác định thể tài bút pháp,kết cấu , ngôn ngũ ngôn từ ...)
b. Viết trong hoàn cảnh bọn thực dân đế quốc đang mưu toan chiếm lại nước ta, quyết tâm bóp chết nền độc lập non trẻ chúng ta vừa dành được,TNĐL không chỉ hướng vào mục đích công bố độc lập mà còn mục đích luận chiến .
c. Buộc đồng minh và các tổ chức công pháp quốc tế thừa nhận về mặt pháp lý nền độc lập của ta, vai trò người đại diện chân chính cho dân tộc Việt Minh, của chính phủ lâm thời .
d. Đánh lại dã tâm dựng lại chính quyền bù nhìn Bảo Đại để quay trở lại VN và Đông Dương dưới danh nghĩa "bảo hộ " của Pháp.
e. Đập tan âm mưu thế chân Pháp tại VN va Đông Dương của đội quân Anh, Mĩ , Tưởng đang núp dưới danh nghĩa Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật .
2. Xác định rõ mục đích và đối tượng luận chiến như trên. Tuyên ngôn đã lựa chọn nội dung và hình thức viết thích hợp, kết cấu chặt chẽ, lập luận và lý lẽ đanh thép, sắc bén, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng hiển nhiên không thể bác bỏ .
a. Cách đưa tiền đề lý luận làm luận cứ .
* Xuất phát từ đặc trưng thời đại, không trích dẫn những áng văn chương chính luận nổi tiếng của dân tộc không xuất phát từ tiền đề "Thế thiên , thuận thiên hành đạo " như người xưa .
* Mượn ngay tiền đề lý luận trong tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của Pháp làmn luận cứ nhưng không dừng lại ở nội dung lí lẽ về nhân quyền của hai bản tuyên ngôn mà suy rộng ra thành những lý lẽ về quyền dân tộc. (DC).
b. Hiệu quả của cách nêu tiền đề lý luận:
*Đã nâng vấn đề quyền độc lập của các dân tộc thành vấn đề công pháp quốc tế và sử dụng triệt để thủ pháp gậy ông đập lưng ông để ràng buộc về mặt pháp lý không chỉ Pháp,Mỹ mà cả phe đế quốc .
* Vừa khẳng định quyền dân tộc, quyền độc lập của VN vừa nhắc cho những tên thực dân cũ và mới này ôn lại những lời dạy chí lý của cha ông họ , ngầm một chút răn đe.
* Gián tiếp khẳng định, nâng cao tầm vóc của cuộc cáh mạng tháng tám, đặt nó ngang hàng với những cuộc cách nổi tiếng trên thế giới trong thời cận đại và khẳng định tính chất chân chính, phù hợp với quy luật và xu thế cách mạng thế giới trong thời hiện đại của nó .
* Khẳng định bản lĩnh văn hoá của người Việt Nam, một bản lĩnh cho phép nó tiếp thu và chuyển hoá những thành quả tốt đẹp của văn hoá và văn minh nhân loại .
* Chứng tỏ cho mọi người thấy cuộc cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng vì quyền con người, quyền dân tộc vì tự do bình đẳng bác ái văn hoá văn minh nhân loại chứ không phải là cuộc bạo loạn như kẻ thù xuyên tạc .
* Không chỉ nêu cao được lập trường chính nghĩa tư tưởng nhân đạo sâu sắc cao cả của bản TN mà còn tạo được một tiền đề lý luận vững chắc chuẩn bị cho việc triển khai cụ thể hoá rút ra những kết luận phù hợp với mục đích TN giành thế chủ động đẩy đối phương vào thế bị động trong cuộc luận chiến để xác lập một cơ sở khác loại bỏ kẻ thù cho cách mạng.
c. TNĐL thực hiện xuất sắc mục đích nghị luận tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dan yêu chuộng hoà bình thế giới buộc đồng minh và các tổ chức công pháp quốc tế phải thừa nhận về mặt pháp lý quyền dân tộc và nền độc lập của VN chạn đứng âm mưu xâm lược của các nước đế quốc, loại bỏ tư cách "Bảo hộ " của Pháp tư cách "đại diện " của chính quyền bù nhìn Bảo Đại . Khăng định tư cách đại diện chân chính của chính phủ lâm thời
* Vạch trần tội ác của Pháp đối với nhân dân ta trong hơn tám mươi năm đô hộ bằng những lý lẽ và dẫn chứng vừa toàn diện vừa hết sức cụ thể hiển nhiên không thể bác bỏ (về chính trị ,kinh tế , hành động ?).
* Qua các lý lẽ và dẫn chứng ai cũng thấy thủ đoạn chính trị ,kinh tế, hành động của Pháp ở Việt Nam là cực kỳ dã man nguy hiểm, nó không chỉ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tội ác làm hơn 2 triệu người VN chết đói mà còn vi phạm nghiêm trọng quyền dân tộc, quyền con người, hoàn toàn trái ngượcvới tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái đã được tổ tiên của người pháp tiến bộ nêu cao trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791của cách mạng Pháp và tuyên ngôn độc lập 1776của mỹ nó không chỉ phủ nhận luận điệu "Bảo hộ "mà còn vạch mặt bộ mặt phản bội Đồng Minh của Pháp.
* Đối với tư cách đại diện của chính quyền bù nhin Bảo Đại, tác giả tuyên ngôn chỉ cần khái quát "Pháp chạy ,Nhật hàng ,Vua Bảo Đại thoái vị "là tất cả đều sụp đổ . Rõ ràng giưã thời điểm nước sôi lửa bỏng của vận mạng dân tộc đất nước , không ai cưỡng bức tước đoạt mà chính Bảo Đại và chính quyền của ông ta từ bỏ tư cách và trách nhiệm "đại diện " của mình. Về mặt pháp lý Pháp và các nước đế quốc không có lý do gì để dựng lại một chính quyền vô trách nhiệm và thiếu tư cách như thế .
* Về hành động và tư cách của Việt Minh, của chính phủ lâm thời, lập luận của bản tuyên ngôn hết sức chặt chẽ đanh thép (DC).
* Bằng những bằng chứng hiển nhiên này HCM không chỉ làm rõ bản chất nhân đạo bác ái của dân tộc ta, làm rõ một sự thật là "Dân ta dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã tự mình đánh đổ xiềng xích thựch dân, phát xít giành độc lập , tự mình xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế lập nên chế độ Dân chủ cộng hoà " mà còn đi tới một kết luận quan trọng có tính pháp lý không thể bác bỏ về quyền độc lập, quyền độc lập của VN , về tư cách là người đại diện chân chính cho dân tộc, đất nước của Việt Minh và chính phủ lâm thời (DC).
* Kết thúc bản TN, Hồ Chí Minh đã nêu lên một khả năng hiện thực khiến cho toàn thể qúôc dân đồng bào và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới nức lòng nhưng các nước đế quốc thì phải chùn bước , phải dè chừng : " Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã thành một nước tự do độc lập . Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng , tính mạmg và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy ."
KẾT LUẬN :
1. Nhìn chung TNĐLlà một áng văn lập quốc có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với lịch sử văn học mà còn đối với lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc ta .
2. Nó là kết quả của bao nhiêu hy sinh mất mát, là sự kết tinh truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo , ý chí độc lập tự cường , khát vọng tự do và sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta không chỉ trong vòng mấy chucbj năm đầu thế kỷ mà là trong trường kỳ lịch sử hàng nghìn năm .
3.Nó tồn tại trong ý thức con người VN như một bài học truyền thống, một niềm tự hào dân tộc và một lời nhắc nhở sâu sắc .
4. Ở góc độ văn chương nó là một văn bản chính luận mẫu mực, mẫu mực ở nghệ thuật nghị luận nhưng đồng thời cũng còn mẫu mực ở mục đích sáng tác .
5. TNĐLmãi mãi là một bài học cho những người cầm bút chân chính ...
NHỮNG SÁNG TẠO ĐỘC ĐÁO TRONG TRUYỆN NGẮN "VI HÀNH "
MỞ BÀI: Hồ Chí Minh chưa bao giờ có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và người chưa bao giờ thực sự nhìn nhận mình là văn nghệ sĩ. Người viết văn, làm thơ chẳng qua vì nhận thức văn thơ cũng có thể là một thứ vũ khí sắc bén giúp Người trong đấu tranh cách mạng .
Đối với người sáng tác văn học trước hết là một hành vi cách mạng một hành vi chính trị. Bởi bài viết của người trước hết nhằm vào một mục đích chính trị nào đó rất cụ thể và nhằm tác động tới một đối tượng nào đấy cũng rất cụthể . Từ mục đích viết để làm gì ,viết cho ai người mới quyết định nội dung viết cái gì và sử dụng bút pháp thích hợp "Viết như thế nào?". Quan điểm này thể hiện nhất quán trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của người. Chính vì thế phong cách HCM là một phong cách đa dạng phong phú, bút pháp của người luôn luôn biến hoá với nhiều sáng tạo độc đáo
"Vi hành" là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi và nghệ thuật châm biếm sâu sắc của NAQ vào những năm cuối của thế kỷ ở Pháp. Ở truyện ngắn này, tác giả đã có những sáng tạo rất độc đáo trên nhiều phương diện .
THÂN BÀI :
I. Tác phẩm được viết với một dụng ý chính trị, một đối tượng rất cụ thể rõ ràng : Viết để tố cáo đả kích tên vua bù nhìn Khải Định khi Y sang Pháp với danh nghĩa đi dự hội nghị Macxây 1922 nhưng thực chất là chỉ để lấy lọng quan thầy Pháp và toan tính nhiều điều ám muội xấu xa khác Thêm vào đó tác phẩm được viết trong một hoàn cảnh cũng rất đặc biệt, hoàn cảnh đánh địch ngay trên đất Pháp , tậi Pari, một trung tâm văn hoá thế giới. Xuất phát từ những đặc điểm và yêu cầu thực tiễn như vậy, NAQ đã lựa chọn một thể tài , một cách viết thích hợp thể hiện những sáng tạo hết sức độc đáo .
Trước khi Khải Định sang pháp, NAQ đã từng có một loạt bài chính luận công kích y như thư ngỏ kính gửi đức ông Khải Định , Sở thích đặc biệt , Vực thẳm thuộc địa " nay rõ ràng không có thể lặp lại thể loại này Người đã lựa chọn hùnh thức văn mỹ thuật, văn trào phúng, hình thức châm biếm nhẹ nhàng nhưng nội dung đả kích lại rất sâu cay , phù hợp với sở thích và lối trào phúng của người Pháp
II. Ngay nhan đề "Vi hành " cũng lại là một sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo bởi vì nó đa nghĩa mà dù hiểu theo nghĩa nào cũng hết sức hài hước mỉa mai "Vi hành " vừa có nghĩa là một chuyến công du bí mật của các bậc anh quân minh chúa , đi để thị sát tìm hiểu sự thật dân tỉnh của mình, không thể cho bọn gian thần bưng bít lừa dối, lại vừa có nghĩa là những cuộc lén lút chơi bời, trác táng ám muội của những tên hôn quân bạo chúa . Hiểu theo nghĩa thứ nhất thì thật là buồn cười và vô lý vì tại sao KĐ lại phải mò sang tận Pháp để thị sát , mà thị sát cái gì khi mà dân Pháp không những đã không phải là dân của KĐ mà còn là dân của nước mẹ bảo hộ , Còn nếu hiểu theo nghĩa thứ hai thì lại quá sâu cay bởi như thế có khác nào tác giả đã nói tuột ra trước công luận thế giới rằng KĐ chính là một tên hôn quân bạo chúa , rằng chuyyén đi của hắn thực chất chỉ là một cuộc đi lén lút, ám muội , đầy xấu xa .
III. Sự sáng tạo độc đáo còn được thể hiện ở cách dàn dựng cốt truyện theo kiểu bịa y như thật nhưng cũng có nghĩa cho người tabiết là bịa dễ gây cười, sau khi cười xong , người ta lại nhận ra sự thật một trăm phần trăm .Có thể nói , cốt truyện là một tình huống bịa rất nghệ thuật đôi trai gái Pháp yêu nhau , rồi trên tàu trò chuyện với nhau về KĐ nhưng lại nhầm TG với KĐ . Rồi dân chúng P cũng nhầm TG với KĐ , nhầm luôn tất cả những người ta . Vàng trên đất P là KĐ. Thậm chí, cả chính phủ P , kẻ đích danh mời khải định sang dự hội chợ lại cũng không nhận được ra đâu là KĐ và để tránh sự thất thố trong ngoại giao . Đã buộc phải đối xử với các tác giả (NAQ)cũng như tất cả những người An Nam ở P như đối xử với các bậc vua chúa . Ai cũng biết ngay đây là một tình huống bịa , bịa một cách cố ý cho người ta cười . Và cười xong , người ta mới nhận ra cái hóm hỉnh thâm thuý trong những tình tiết tưởng như bịa cho vui ấy , có thể nói , đây là một phát tên cùng một lúc bắn trúng cả hai đích . Cả thực dân P , cả KĐ một ông vua, nên đi đàng hoàng được tôn trọng đón tiếp thì làm gì có sự lầm lẫn lung tung lên như thế , chỉ có lén lút , thay hình đổi dạng , hành tung ám muội không được coi ra gì mới làm cho mọi người lầm lẫn ,kể mời cũng không thèm biết mặt như vậy .
Hành động đối xử của chính phủ P với NAQ với tất cả mọi người VN trên đất Pnhư đối xử với những bậc vua chúa chẳng qua là một cách trào lộng ,tác giả mỉa mai vạch ra hành động o bế của quan thầy P đối với KĐ hành động theo dõi bủa vây NAQ và những người VN trên đất P của chính phủ P
IV. Cách khắc hoạ chân dung biếm hoạ của nhân vật KĐ cũng là một sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo của NAQ. Tác giả không miêu tả trực tiếp nhân vật mà qua câu chuyện bàn tán tiếng được tiếng mất của đôi trai gái P để lộ dần từng mảng chân dung biếm hoạ củanhân vật . Chỉ sau khi câu chuyện đã kết thúc ,hợp nhất lại , người ta nói được một chân dung hoàn chỉnh của KĐ , một chân dung vừa buồn cười vừa hết sức thảm hại : Mũi bẹt , mắt xếch , mặt bủng , da chì, trang phục rất kỳ quặc có đủ cả lụa là gấm vóc, hạt cườm , ngón tay thì đeo đầy những nhẫn , đầu ưa quấn khăn xếp lại . Còn đội một cái mũ trông như cái chụp đèn , thái độ thì nhút nhát , lúng ta lúng túng , đây dúng l;à chân dung của một thứ nhân vật lạ . Một hạng người tôi tớ một thứ hề không đáng giá một đồng xu , rất mất thẩm mĩ và vô văn hoá .
V. Cuối cùng, phải kể đến thủ pháp xen kẻ những thủ đoạn tạt ngang . Chính qua những tình tiết tạt ngang này , một lần nữa tác giả lại có điều kiện mỉa mai châm biếm đả kích , vạch trần bộ mặt thực dân của P và chân tướng phản dân hại nước của KĐ . Dàn ra cuộc vi hành của vua Thuấn vua PIE , thực ra tác giả đã ngầm so sánh tương phản về cuộc " Vi hành" của KĐ . Làm nổi bật tính chất lén lút , mờ ám của KĐ. Ở đây giọng văn của NAQ thật hết sức mỉa mai : "ngày nay còn có những ông hoàng ông chúa , dễ tiện việc riêng và vì những lý do không cao thượng bằng cũng vi hành đấy !" . Tâm sự với cô em họ , thực chất , tác giả tố cáo và mỉa mai chính sách đầu độc của thực dân P đối với các dân tộc thuộc địa , và bộ mặt phản dân hại nước của KĐ trong việc y thừa lệnh quan thầy P đầu độc động bào mình bằng thuốc phiện rượu cồn , đẩy họ vào vòng đói khổ .
KẾT LUẬN :
Vi hành là một truyện ngắn kết hợp được chính trị và nghệ thuật một cách nhuần nhuyễn trong một loại hình văn chương quen được gọi là văn chương tuyên truyền . VH lời ít , ý nhiều , ngắn gọn, súc tích giàu chất trí tuệ , mang nhiều chất hiện đại của phong cách truyện ngắn và phong cách hài dí dỏm , nhẹ nhàng của phương tây , đồng thời vừa laị có đựơc cái chất thâm thuý , sâu cay của nghệ thuật châm biếm phương đông .
VH là sự sáng tạo độc dáo từ thể tài đến cuốn truyện , từ cách đặt tên truyện đến cách khắc hoạ chân dung biếm hoạ củ nhân vật và cách đưa những tình tiết liên tưởng được nói ngang từ cách dùng hình ảnh đến lối dùng từ và tạo câu . Có thể nói tất cả đều góp phần làm nổi bật phong cách và bút pháp nghệ thuật NAQ : Chắt lọc , tinh xảo nhưng phong phú và biến hoá linh hoạt .
NHẬT KÝ TRONG TÙ
I. Xuất xứ :
Tháng 8/ 1942 HCM với danh nghĩa đại biểu Việt Minh, phân ban quốc tế phản xâm lược sang TQ để tranh thủ sự viện trợ quốc tế ,tại Túc Vinh Quảng Tây . 29/ 8 , Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, không xét hỏi , chúng đã giam người suốt 14 tháng, giải vòng vo quanh quẹo suốt 13 huyện của Quảng Tây với gần 18 nhà lao . Mãi tháng 9/ 1944 Người mới được trả tự do về nước .
Trong thời gian Ngưòi bị giam , Liên Xô đang dốc toàn lực vào cuộc kháng chiến chống phát xít , Nhật ráo riết hoành hành ở VN . Nhân dân ta quằn quại dưới hai tầng áp bức P,N . Bên cạnh đó phongtrào VM cũng phát triển ngày càng sâu rộng , tuy còn nhiều khó khăn song thời cơ giành chính quyền có thể đến bất cứ lúc nào . Việc vắng mặt của Bác trong thời điểm lịch sử này là một khó khăn vô cụng to lớn của cách mạng , và người rất hiểu , rất lo lắng , nóng lòng sốt ruột vì điều này .
Tập thơ "NTNK" đã ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử và tâm trạng như vậy với 133 bài bằng chữ Hán .
Đề: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của cảnh cho chữ trong truyện ngắn "Chữ người tử tù " của Nguyễn Tuân .
DÀN Ý ĐÁP ÁN
MỞ ĐẦU :
1. Một kiệt tác thuộc mảng đề tài vẻ đẹp, in trong "Vang bóng một thời ".
2. Thể hiện rất rõ đặc trưng bút pháp và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân (cụ thể hoá ).
3. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ, truyện ngắn đã phản ánh một hiện thực đau lòng trong xã hội cũ, ngợi ca một nét đẹp văn hoá truyền thống, khẳng định sự chiến thắng, ý nghĩa bất tử của cái đẹp và thiên lương , bày tỏ quan điểm nhân sinh ,và tâm sự yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân .
TRIỂN KHAI:
I. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ , NT đã phản ánh một hiện thực đau lòng trong xã hội cũ: "Thân phận không phải là hệ quả của bản chất ".
1.Huấn Cao, một con người tài hoa , nghĩa khí , nhân cách trong sạch, thanh cao,trọng nghĩa khinh tài , nâng được thiên lương thì lại vướng vào vòng tù tội, bị kết tội đại nghịch , chịu án tử hình còn những kẻ bất tài vô hạnh , buôn dân bán nước buôn dân bán nước sâu mọt đục khoét thì vẫn sống nhơ nhơ .
2. Quản ngục, Thơ lại , nhưng con người có sở thích cao quý có tấm lòng biệt nhỡn liên tài , có chân tâm biết hướng thiện , yêu cái đẹp thì lại bị xã hội đẩy vào chốn nhơ nhớp buộc phải đi làm cái nghề tàn ác ,còn những kẻ tàn ác mất hết nhân tính thì lại đóng vai ông thiện, nẩy mực cầm cân điều hành thống trị xã hội .
II. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ NT khẳng định và ngợi ca một nét đẹp và văn hoá truyền thống của dân tộc .
1. Chữ là người, chữ đi liền với ý và nghĩa, chữ không chỉ thể hiện tài hoa mà còn bộc lộ phẩm chất nhân cách , ý chí, khát vọng....Chữ là hiện thân của cái đẹp, nó đố kỵ với cái ác cái xấu và những biểu hiện phàm tục .
2. Chơi chữ là một nghệ thuật cao cấp, tao nhã , thường diễn ra ở một nơi chốn thanh cao trang trọng, đòi hỏi cả người xin và người cho phải có năng khiếu thẩm mỹ , có chân tâm , có thiên lương thanh cao trong sạch .
3. Đặt trong tương quan với hiện thực xã hội thực dân phong kiến thối nát đương thời, một xã hội đang diễn ra với bao nhiêu trò hề "Âu hoá " nhố nhăng , đề cao và ca ngợi nghệ thuật chơi chữ chính là NT đã đề cao và ca ngợi một nét đẹp văn hoá dân tộc và đó cũng là một cách ông gián tiếp bày tỏ tâm sự yêu nước thầm kín của mình .
III. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ NT khẳng định sự chiến thắng ý nghĩa bất tử của cái đẹp của tâm tài và thiên lương .
1. Huấn Cao và quản ngục là hai vị thế xã hội hoàn toàn đối lập nhau , một người là đại biểu cho trật tự xã hội đương thời, là hiện thân của cường quyền bạo lực, là thống trị , là kẻ đang làm một nghề tàn ác ơ chơn nhơ nhớp còn một người là đại biểu cho lực lượng chống đối , là hiện thân của sa cơ thất thế , là bị trị , đang rơi vào cảnh tù tội , chờ chết chém
2. Xét theo thường tình HC và QN là hai nhân cách khác hẳn nhau, một người là nho sĩ tài hoa , thanh cao khí tiết còn một người trong con mắt của xã hội chỉ là một hạng tiểu nhân làm nghề tàn ác ở chốn nhơ nhớp
3. Cứ theo thường tình thì không có cảnh cho chữ vì HC và QN là hai vị thế , hai nhân cách đồi lập nhau như nước với lửa, một tên QN thô lỗ độc ác thì không thể có nguyện vọng xin chữ , chơi chữ và cuhngvx chẳng thể biết xin , còn một nho sĩ tài hoa thì cũng không thể mang chữ thánh hiền cho một tên vô lại .
4. Có một sự thật không bình thường đã xảy ra. HC và QN gặp gỡ nhau không phải trên vị thế xã hội mà trên bình diện nghjệ thuật , cơ sở của sự gặp gỡ chính là cái đẹp ( cái đẹp nghệ thuật , cái đẹp thiên lương, đẹp chân tâm liên tài hướng thiện ) QN trong con mắt của HC là một sự thuần khiết giữa đống cặn bã . Còn HC là người trọng nghĩa khinh tài , không nỡ phụ một tấm lòng trong thiên hạ , quý trọng nâng niu thiên lương và cảnh cho chữ đã diễn ra :
5.Khung cảnh cho chữ là một sư đối lập tuyệt đối giữa ánh sáng và bóng tối , cái tốt và cái xấu cái thiện và cái ác , cái cao cả và cái thấp hèn , thống trị và bị trị , nghệ thuật và cường quyền bạo lực .
a. Cái buồng giam chật hẹp , hôi hám , ẩm thấp tường đầy mạng nhện , sân đầy phân gián , phân chuột ...
b. Anh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu , làn khói toả mù mịt như đám cháy nhà , tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lăn hồ , mùi thơm của mực , bóng ba cái đầu ngồi chụm lại chăm chú trên tấm lụa ,hành động trang trọng đĩnh đạc của HC , tư thế thành kính , hồi hộp của QN và Thơ Lại ..
c. Kẻ bị tù sắp chết chém, cổ đeo gông , chân vương xiềng thì ung dung đàng hoàng đâm to nét chữ , chậm rãi khuyên nhủ , kẻ thống trị thì khúm núm , run run , chắp tay , cúi đầu xin bái lĩnh ...
d. Không còn nhà tù , không còn thống tri , bị trị , cường quyền bạo lực không có nghĩa lý gì , chỉ có cái đẹp , cái cao cả đang toả sáng và làm chủ , cái đẹp cái cao cả đã cùng với hình tượng HC đi vào bất tử
IV. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ NT bày tỏ quan điểm nhân sinh và tâm sự yêu nước thầm kín của mình :
1. Để cho HC khuyên QN thay chốn ở , từ bỏ ghế cai ngục , rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ và để cho QN chắp tay cúi đầu xin bái lĩnh , NT thực ra đã gián tiếp bày tỏ quan điểm nhân sinh của mình . Ông không chấp nhận cái đẹp , cái cao cả lại có thể chung sống với cái ác ,cái xấu , người yêu cái đẹp , trân trọng thiên lương tương lai vẫn có thể đi làm điều ác, điều xấu.
2. Xây dựng hình tượng HC trên cơ sở nguyên mẫu Cao Bá Quát , NT không chỉ bày tỏ thái độ trân trọng tài hoa và nhân cách mà còn gián tiếp đề cao , những anh hùng nghĩa liệt dám bỏ mình vào nghĩa lớn . Đặt trong những điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại NT , ta thấy đây chính là cách ông gián tiếp bày tỏ tâm sự yêu nước thầm kín của mình ,.
V. Qua câu chuyện và cảnh cho chữ , NT đã thể hioện một tài năng , một phong cách truyện ngắn bậc thầy độc đáo .
1. NT đã xây dựng được một tình thương truyện hết sức hấp dẫn độc đáo " Xưa nay chưa từng có " (tình thương xin chữ và cho chữ giữa một tử tù và một QN ngay trong một buồng giam đúng vào đêm cuối cùng trước khi kẻ tử tù bị giải về kinh chịu tội chặt đầu ).
2. NT đã tạo dựng được một không khí cổ kính , thiêng liêng xúc động khác thường với những tình tiết chọn lọc , nghệ thuật đối lập độc đáo (Căn buồng giam chật hẹp , hôi hám ẩm thấp , tường đầy mạng nhện, tường đầy phân gián, phân chuột , tiếng mõ vọng canh quạnh quẽ , ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu , làn khói toả mù mịt như đám cháy nha, tấm lụa bạch trắng tinh còn nguyên vẹn lớp hồ , mùi mực thơm , ba cái đầu chăm chú trên tấm lụa bạch , tư thế đeo gông , vướng xiềng mà ung dung đàng hoàng đâm to nét chữ chậm rãi khuyên nhủ của HC, tư thế khúm núm run run , cái dáng chắp tay hết sức thành kính hồi hộp của QN và TL...).
KẾT LUẬN :
Tóm lại qua câu chuyện và cảnh cho chữ có thể nhận thấy ngoài việc phản ánh một thực trạng đau lòng của xã hội thực dân phong kiến đương thời , NT còn chủ yếu đề cao , ngợi ca một nét đẹp văn hoá truyền thống khẳng định sự chiến thắng của tài hoa và nhân cách trước cái xấu và cái ác , cường quyền và bạo lực bày tỏ một quan niệm nhân sinh tiến bộ và tâm sự yêu nước thầm kín của ông .
Với truyện ngắn "CNTT"NT đã thể hiện được một tài năng truyện ngắn bậc thầy và một phong cách một cá tính nghệ thuật hết sức độc đáo
3. Câu chữ , hình ảnh nào cũng đậm đặc nét cá tính thể hiện rất rõ đặc điểm phong cách của một NT cầu kỳ mà tinh tế, am hiểu rất sâu sắc vốn văn hoá cổ truyền của dân tộc ...Tất cả đã góp phần tạo dựng và bất tử hoá một hình tượng tử tù nghệ sĩ như là hiện thân của cái đẹp , cái cao cả rất NT
NAM CAO - CON NGƯỜI CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Thời đại NC sống là thời đại thực dân phong kiến buổi suy tàn. Nông thôn trở thành cái rốn trũng của xã hội, tích đọng mọi thối nát và mâu thuẫn mà làng Đại Hoàng của NC chính là một làng điển hình, một hình ảnh thu nhỏ của toàn xã hội . Ở thời kỳ này phong trào yêu nước cuỹng ngày càng phát triển . Đảng cộng sản Đông Dương ra đời,cách mạng thành công , kháng chiến bùng nổ . Trên lĩnh vực tư tưởng , văn hoá nghệ thuật , các xu hướng dân chủ cải lương , phản động ...cứ vừa đan xen vừa đấu ttanh với nhau quyết liệt .
Nằm gọn trong một giai đoạn lịch sử đầy những biến động và những biến cố như vậy, cuộc đời Nc không mấy sự kiện phi thường nhưng cũng đầy những biến động và biến cố. NC sinh năm 1915trong một gia đình trung nông nghèo ở làng Đại Hoàng ,học hết thành chung NC vào Sài Gòn phụ việc cho một hiệu may , sau đó đi dạy tư làm gia sư viết văn tại Hà Nội . Năm 1943tham, gia " Hội văn hoá cứu quốc", 1945tham gia cướp chính quyền ở địa phương và làm chủ tịch xã , năm 1946tham gia Nam tiến . 1947lên chiến khu VB , viết báo " Cứu quốc " , 1950 tham gia chiến dịch Biên giới , 1951 hy sinh .
Khát khao một cuộc sống giàu ý nghĩa bằng một sự nghiệp văn chương hữu ích nhưng lại bị cuộc sống áo cơm ghì xuống sát đất , cùng với những điều mắt thấy tai nghe hàng ngày NC sớm bất đắc chí , mang tâm sự u uất , bi phẫn sâu xa như phần lớn tri thức tâm huyết cùng thời . Bất mãn sâu sắc với xã hội nhưng bế tắc , những năm đầu sự nghiệp NC đã chịu ảnh hưởng của khuynh hướng thoát ly . Tuy nhiên, về bản chất NC bao giờ cũng là một nhà văn trung thực , luôn trăn trở với vấn đề sống và viết luôn biết đấu tranh để tự vượt mình , sống gắn bó với nông thôn nghèo khổ nên ông sớm nhận ra sai lầm , từ bỏ khuynh hướng lãng mạn để đến với khuynh hướng hiện thực vị nhân sinh . Con đườg này của NC cũng là một con đường tất yếu của một tri thức yêu nước , trung thực, luôn khao khát một cuộc sống hữu ích , công bằng , tự do và nhân đạo . Cái chết của NC cũng là sự hy sinh vẻ vang của một nhà văn chiến sỹ chân chính .
Trong suốt cuộc đời cầm bút , NC là một nhà văn rất có trách nhiệm với ngòi bút luôn trăn trở trước vấn đề sống và viết . Ông từng nhiều lần trình bày một cách hàm súc và sâu sắc quan điểm nghệ thuật của mình . Trong "Trăng sáng ", NC đòi hỏi người cầm bút không được trốn tránh hiện thực , phải biết mở hồn ra để đón lấy tất cả những vang động của đời . Ông quan niệm :"Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối ,NT không nên là ánh trăng lừa dối , NT có thể chỉ là những tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than ". Trong " Đời Thừa " , NC cũng phê phán mạnh mẽ lối tả chân hời hợt và đòi hỏi một tác phẩm văn chương chân chính " Phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ , vừa đau đớn lại vừa phấn khởi ... Ca tụng lòng thương , tình bác ái , sự công bằng ..., làm cho người gần người hơn " , đòi hỏi nhà văn phải biết đào sâu , tìm tòi , biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có .Những quan niệm văn chương tiến bộ và tích cực này của NC đã thực sự trở thành tuyên ngôn NT của các nhà văn hiện thực vì nhân sinh đương thời .
NC bắt đầu sáng tác từ 1936 nhưng sụ nghiệp văn học của ông chhỉ thực sự bắt đầu từ 1941 với tác phẩm bất hủ "Chí Phèo ". Trước cách mạng, NC là cây bút tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn cuối . Ông thành công xúât sắc ở cả hai mảng đề tài :đề tài nông thôn - nông dân và đề tài trí thức tiểu tư sản . Ở mảng đề tài nông thôn - nông dân , ngòi bút của NC thường xoáy sâu vào tình trạng tăm tối ,bi đát , bất công sừng sững ở nông thôn . Ông thường viết về số phận của những con người cố cùng , lép vế , nhẫn nhục , cam chịu, bị hắt hủi , bị xúc phạm , bị huỷ hoại và tước đoạt nhân phẩm tới mức cằn cỗi , xấu xí , u mê , thậm chs tàn bạo , đầy thú tính , trở thành nạn nhân của đủ mọi thứ thối nát , hủ lậu , bất công , càng ở hiền càng không bao giờ gặp lành càng bị đạp dúi xuống không bao giờ có thể ngóc đầu lên được . Thái độ của NC là thái độ lên án cái xã hội đã chà đạp con người đồng thời cũng là cảmthông , bênh vực những con người bị xã hội nhục mạ, phát hiện , khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở họ .
Ở mảng đề tài trí thức tiểu tư sản , NC phần lớn viết dưới dạng tự truyện , phản ánh rất chân thật tình cảnh nghèo khổ buồn thảm , bế tắc đầy tủi cực của người trí thức tiểu tư sản nghèo trong một xã hội ngột ngạt .NC đặc biệt xoáy sâu vào bi kịch tinh thần của những con người rất có ý thức về cuộc sống , sống bằng lòng yêu nước , luôn khát khao được hoàn thiện nhân cách , được sống một cuộc sống có ý nghĩa nhưng lại luôn bị cuộc sống áo cơm ghì xuống sát đất huỷ hoại tâm hồn , tước đoạt mọi ước mơ, khát vọng và quyền được làm một con người chân chính . Ở mảng đề tài này NC cũng đặc biệt phản ánh trung thực cuộc đấu tranh tự vượt mình để vươn tới một lẽ sống thanh cao , nhân đạo , xứng đáng với con người trí thức tiểu tư sản có tâm huyết, nhân cách .
Sau cách mạng , NC không có những tác phẩm viết riêng về người nông dân hoặc người tri thức TTS nhưng hình tượng những người nông dân đi theo cách mạng , kháng chiến , những người trí thức dứt khoát từ bỏ lối sóng cũ , quyết tâm lột xác để trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá , văn nghệ vẫn thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của ông . NC vẫn tiếp tục phanh phui và phê phán những hạn chế của những người trí thức TTS cũ, có lối sống ích kỷ , cái nhìn méo mó , bi quan về kháng chiến và con người kháng chiến .
NC là một nhà văn luôn khẳng định được một phong cách riêng , độc đáo . Văn NC tỉnh táo , sắc lạnh mà đằm thắm yêu thương , thâm trầm sâu lắng , nặng trĩu suy tư tới mức trăn trở, nhức nhối . Chất trữ tình và chất triết lý xuyên thấm trong tác phẩm rất nhuần nhuyễn . Thế giới nhân vật của NC rất chân thật, sống động, nhiều nhân vật đạt tới mức xuất sắc, độc đáo , vừa bộc lộ được mọi ngõ ngách sâu kín trong thế giới nội tâm, của con người lại vừa có sức khái quát rất to lớn , khiến cho ý nghĩa khách quan của tác phẩm thường rộng hơn phạm vi hiện thực được phản ánh r
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Lạp
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)