Tviethoche

Chia sẻ bởi Quách Thị Lan | Ngày 06/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: tviethoche thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:

DẠY TIẾNG VIỆT
CHO HS TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Hà Nội tháng 8/2016
Mục tiêu
Kết thúc khóa tập huấn HV hiểu rõ một số vấn đề cơ bản sau:
1. Một số vấn đề chung về dạy học nhằm hình thành năng lực:
+ Bối cảnh của giáo dục thế giới và Việt Nam;
+ CT GDPT tổng thể- Những thuật ngữ mới
+QĐ XD CT; MT CT cấp TH và yêu cầu cần đạt;
2. Dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học:
-Dạy đọc hiểu
- Dạy viết sáng tạo
- Dạy LT&C
3. Một số phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt







I. Một số vấn đề chung về dạy học
nhằm hình thành năng lực
Bối cảnh của giáo dục thế giới và Việt Nam
CTGDPT tổng thể:
Một số thuật ngữ mới liên quan đến CT:
Năng lực: là khả năng thực hiện thành công HĐ trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các KT, KN và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...
Năng lực chung: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng cần có để sống, học tập và làm việc.
 Năng lực đặc thù môn học: Là NL mà 1 môn học cụ thể nào đó có ưu thế hình thành và phát triển.
 Yêu cầu cần đạt: là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực, kiến thức, kỹ năng, thái độ,...sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học.
 Dạy học phân hoá là định hướng dạy học phù hợp các đối tượng HS khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi HS dựa vào đặc điểm tâm - sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của HS.
 Dạy học tích hợp: là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân.
Tự học có hướng dẫn
Đối với các trường tiểu học thực hiện dạy học hai buổi/ngày, ngoài các môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ở tất cả các lớp đều có hoạt động tự học có hướng dẫn. Giáo viên giúp đỡ, hướng dẫn HS tự học ở trường, giảm tối đa việc học ở nhà; góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS.

Quan điểm xây dựng Chương trình GDPT nói chung và Giáo dục Tiểu học nói riêng
Khi xây dựng CT GDPT theo định hướng phát triển năng lực, mục tiêu giáo dục cần được cụ thể hoá thành phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh, được thể hiện dưới dạng yêu cầu cần đạt cụ thể cho từng cấp học
Nội dung giáo dục phổ thông bảo đảm tinh giản, hiện đại, thiết thực, thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh; giáo dục nhân cách, đạo đức, văn hoá pháp luật và ý thức công dân
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực;
Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách học và cách dạy.
Mục tiêu Chương trình giáo dục cấp Tiểu họcmới
Mục tiêu của CT GDPT mới nhấn mạnh yêu cầu phát triển năng lực, chú ý phát huy tiềm năng vốn có của mỗi HS, chú ý phát triển cả con người xã hội và con người cá nhân. Đó chính là đổi mới căn bản trong CT GDPT.
Ngoài ra CT mới còn cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành hệ thống phẩm chất và năng lực cần đạt với những biểu hiện cụ thể theo từng cấp học. Đây là điểm mới mà các CTGD lần trước chưa có.















































Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung của học sinh Tiểu học

1. Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau:
- Sống yêu thương; - Sống tự chủ; - Sống trách nhiệm.
2. Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu sau:
- Năng lực tự học; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; - Năng lực thẩm mỹ; - Năng lực thể chất; - Năng lực giao tiếp; - Năng lực hợp tác; - Năng lực tính toán; - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Năng lực tự học
là năng lực biểu hiện thông qua việc xác định đúng đắn mục tiêu học tập; lập kế hoạch và thực hiện cách học; và đánh giá, điều chỉnh cách học nhằm tự học và tự nghiên cứu một cách hiệu quả và có chất lượng.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Là năng lực biểu hiện thông qua việc phát hiện và làm rõ được vấn đề; đề xuất, lựa chọn, thực hiện và đánh giá được các giải pháp giải quyết vấn đề; nhận ra, hình thành và triển khai được các ý tưởng mới; và có tư duy độc lập.
(3) Năng lực thẩm mỹ
Là năng lực biểu hiện thông qua các hành vi nhận ra cái đẹp; diễn tả, giao lưu thẩm mỹ; và tạo ra cái đẹp.
(4) Năng lực thể chất
Là năng lực biểu hiện thông qua cuộc sống thích ứng và hài hòa với môi trường; rèn luyện sức khỏe thể lực; và nâng cao sức khỏe tinh thần.
(5) Năng lực giao tiếp
Là năng lực biểu hiện thông qua việc xác định mục đích giao tiếp; kỹ năng thể hiện thái độ giao tiếp; lựa chọn và sử dụng phương thức giao tiếp dựa trên nền tảng kỹ năng sử dụng tiếng Việt và ngoại ngữ.
(6) Năng lực hợp tác
Là năng lực biểu hiện thông qua việc xác định mục đích và phương thức hợp tác, trách nhiệm và hoạt động của bản thân trong quá trình hợp tác, nhu cầu và khả năng của người hợp tác; tổ chức và thuyết phục người khác; đánh giá hoạt động hợp tác.
(7) Năng lựctính toán
Là năng lực biểu hiện thông qua khả năng sử dụng các phép tính và đo lường cơ bản; sử dụng ngôn ngữ toán; và sử dụng các công cụ tính toán.
(8) Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
Là năng lực biểu hiện thông qua khả năng sử dụng và quản lí các phương tiện, công cụ của công nghệ kĩ thuật số; nhận biết, ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức trong xã hội số hóa; phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức; học tập, tự học với sự hỗ trợ của ICT; và giao tiếp, hòa nhập và hợp tác trong môi trường ICT.
Các môn học/hoạt động giáo dục được phân bổ ở cấp Tiểu học:
Các môn BB gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta (lớp1,2,3), Tìm hiểu tự nhiên (lớp 4,5), Tìm hiểu xã hội
(lớp 4,5).
Các môn học tự chọn:
+ Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm: Ngoại ngữ 2, TDT.
+ Tự chọn trong môn học (TC3) gồm: Kỹ thuật - Tin học, Thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
 
II. Dạy học Tiếng Việt ở TH theo định hướng hình thành và phát triển NL người học

1.1. Vai trò của môn Tiếng Việt với việc phát triển các năng lực chung của học sinh tiểu học
Tiếng Việt là môn học bắt buộc từ lớp 1 -5. Nội dung cốt lõi bao gồm các mạch KT & KN cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS ở cấp học.
Môn Tiếng Việt có thể chia thành các phân môn (như CT hiện tại), hoặc theo các kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết.
Môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong phát triển các NL chung cho HS tiểu học:
+ Tự học: A; GQVĐ và sáng tạo: A; Giao tiếp: A; Thẩm mĩ: A;
+ Hợp tác: B;
+ Thể chất: C; Tính toán: C; CNTT và Truyền thông: C.


1.2. Thế nào là dạy Tiếng Việt theo hướng hình thành và phát triển NL
Dạy học nhằm hình thành năng lực là dạy học hướng đến mục tiêu phát triển những năng lực chung và những năng lực chuyên biệt của môn Tiếng Việt để HS trở thành con người có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời.
1.3. Các năng lực cần được hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt
Nhóm năng lực chuyên biệt: (Quan điểm của PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh):
Năng lực làm chủ tiếng Việt: Kiến thức tiếng Việt; Kĩ năng đọc và xem; Kĩ năng viết và trình bày; Kĩ năng nghe và nói; Thái độ với tiếng Việt;
Vận dụng kiến thức kĩ năng vào giao tiếp xã hội và học tập.
Năng lực văn học:
+ Kĩ năng đọc hiểu và cảm thụ văn học
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng vào sáng tạo tác phẩm (viết 1 bài thơ, viết 1 câu chuyện,…), vào cuộc sống

Các biểu hiện chủ yếu của năng lực làm chủ tiếng Việt của học sinh tiểu học:
- kỹ năng đọc lưu loát thành tiếng, kĩ năng đọc hiểu; kĩ năng nghe chính xác; kĩ năng nói; kĩ năng viết chính xác; viết sáng tạo.
- Về kiến thức tiếng Việt: Các MĐ nhận thức theo Bloom:
- Biết là nhớ khái niệm, quy tắc và nhắc lại ; là nhớ lại các thông tin thu thập được và nhắc lại.
- Hiểu là diễn đạt lại các khái niệm, quy tắc bằng ngôn ngữ của bản thân, có khả năng áp dụng khái niệm, quy tắc vào tình huống đơn giản theo mẫu , hoặc có khả năng đưa ra ví dụ theo mẫu.
- Vận dụng thấp là kết nối các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống giả định gần giống tình huống mẫu.
- Vận dụng cao là dùng kiến thức để giải quyết một tình huống mới.
Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, nội dung được đánh giá nhận thức bao gồm : kiến thức về quy tắc chính tả, kiến thức về từ và câu, kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng nghe hiểu.
Quan trọng nhất là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể trong đời sống
Ví dụ: viết bài văn với các kiểu VB và phương thức biểu đạt khác nhau, trình bày một VB nói, hoặc tạo lập VB có sự kết hợp giữa văn học và hội họa, âm nhạc,...
2. Dạy đọc hiểu cho HS lớp 4,5 theo định hướng phát triển năng lực

2.1. Yêu cầu cần đạt của dạy đọc hiểu:
- Đọc được các chữ cái, phân biệt âm đầu, vần, tiếng; chú ý việc đọc đúng;
- Đọc thành tiếng, từ và câu rõ ràng, chính xác, hiểu nghĩa của từ và câu trong khi đọc;
- Đọc thành tiếng đoạn văn, ngắt nghỉ đúng, thể hiện việc hiểu nội dung đoạn;
- Đọc (diễn cảm) với sự hứng thú, thể hiện việc hiểu nội dung đoạn, bài (về tính cách nhân vật, về các tình tiết sự kiện, thông tin thú vị,…);
- Liên hệ với những trải nghiệm của bản thân từ nội dung bài đọc;
- Nhận xét được cảm xúc, tâm trạng, tính cách nhân vật,… trong bài đọc;
- Phán đoán cảm xúc tâm trạng của tác giả được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Nắm được nội dung thông tin chính của bài; tóm tắt được nội dung bài;
2. Dạy đọc hiểu cho HS lớp 4,5 theo định hướng phát triển năng lực

2.1. Yêu cầu cần đạt của dạy đọc hiểu:
- Nắm được nội dung thông tin chính của bài; tóm tắt được nội dung bài;
- Xác định được ý trọng tâm và ý nghĩa của bài đọc đối với bản thân;
- Đánh giá nội dung ý nghĩa hoặc những thông tin quan trọng của bài dựa trên suy nghĩ và ý kiến của bản thân;
- Đánh giá nội dung ý nghĩa hoặc những thông tin quan trọng của bài dựa trên suy nghĩ và ý kiến cúa bản thân;
- Chia sẻ với người khác những cảm nhận về bài đọc hoặc những điều học tập được từ bài đọc. (…)
Những năng lực được hình thành và phát triển:
Năng lực tiếp nhận; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực thẩm mĩ (cảm xúc, thẩm mĩ)
2.2. Các mức độ dạy đọc hiểu cho HS L 4, 5

(i) Nhóm KN nhận diện ngôn ngữ trong văn bản:
MĐ: định hướng sự chú ý của HS vào nội dung VB, nhận ra các phần của VB, các đơn vị ngôn ngữ trong văn bản;
(ii) Nhóm KN làm rõ nội dung văn bản và đích tác động của người viết gửi vào văn bản:
Đây là nhóm kĩ năng có vị trí then chốt trong số các nhóm kĩ năng đọc hiểu. Khi học sinh thực hiện các kĩ năng của nhóm này cũng là lúc các em thực hiện quá trình phân tích văn bản để làm rõ ý của người viết. Một số kĩ năng trong nhóm này cũng đã được dạy ở các lớp dưới, ví dụ: kĩ năng làm rõ nghĩa của từ, của câu; phát biểu ý của đoạn,… Tuy nhiên, mức độ của các kĩ năng này ở các lớp dưới còn đơn giản.
Làm rõ đích tác động của người viết trong văn bản nghệ thuật cần tập trong vào những vấn đề sau:
Tìm hiểu một vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của VB để xác định mục đích của người viết.
Xác định sự kiện hoặc nhân vật, hình ảnh, chi tiết mà tác giả gửi gắm mục đích tác động nhằm làm cho người đọc yêu thích hoặc học tập nhân vật, sự kiện đó.
Tìm hiểu cách cấu tạo, cách diễn đạt làm cho văn bản có tính biểu cảm.
(iii) Nhóm kĩ năng hồi đáp văn bản:
Đây là nhóm KN giữ vai trò hoàn thiện quá trình đọc hiểu. Mục đích của nhóm KN này là tạo cho người đọc khả năng chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội văn bản, từ đó dần dần hình thành cho HS thói quen và NL tư duy phê phán và tư duy sáng tạo.
Hồi đáp nội dung văn bản thực chất là hành động đánh giá VB
. HS cần phải có những hiểu biết về hiện thực được VB đề cập tới;
Một vốn kinh nghiệm sống nhất định đủ để các em có thể tự trải nghiệm bản thân, đối chiếu điều bản thân đã có, đã biết để đánh giá hiện thực trong văn bản.
Thường thì học sinh lớp 4,5 chưa quen với các thao tác của kĩ năng này vì các em có xu hướng tin vào những điều tác giả nói trong văn bản là đúng.
Hồi đáp đích tác động của người viết cũng là hành động đánh giá.
Thông qua hành động đánh giá này, học sinh bộc lộ sự tiếp nhận văn bản của mình.
Thường thì học sinh lớp 4,5 không thực hiện kĩ năng này khi đọc hiểu. Để HS quen dần, cần cho các em làm quen với những thao tác sau:
+ Đối chiếu hiện thực được nêu trong văn bản với hiểu biết của bản thân để tìm ra những hiểu biết, tình cảm, mong muốn mà văn bản đem lại cho mình.
+ Đối chiếu những điều bản thân đã thu hoạch được từ văn bản với đích tác động của người viết để tiếp nhận, hoặc bổ sung, hay bác bỏ đích này.
Nhóm kĩ năng hồi đáp văn bản rất mới nhưng lại là nhóm kĩ năng có tác dụng tích cực trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy cho HS.
Thông qua việc làm quen với các thao tác của mỗi kĩ năng trong nhóm, học sinh đồng thời được làm quen với lối tiếp nhận ý kiến của người khác một cách có phê phán, có sự năng động chủ quan, đó là phẩm chất cần được hình thành ở những lớp người sống trong hiện tại và tương lai.
Hồi đáp đích tác động của người viết:
Đối chiếu nội dung văn bản với hiểu biết của bản thân để tìm ra những hiểu biết, tình cảm, mong muốn mà văn bản đem lại cho mình
Đối chiếu những điều bản thân đã thu hoạch được từ văn bản với đích tác động của người viết để tiếp nhận hoặc bổ sung, hoặc bác bỏ đích này.
Nêu một vài dự kiến thực hiện điều mà văn bản yêu cầu hoặc đặt ra với người đọc (dự kiến các việc làm của cá nhân).
Với loại bài tập hồi đáp văn bản, HS thể hiện được các năng lực của mình, bao gồm các kĩ năng so sánh, đối chiếu, phân tích các dữ kiện có trong bài ở mức độ thấp để đưa ra các suy luận, phán đoán sau đó đưa đến một quyết định cho hành động của mình.
Thể hiện các kĩ năng xử lí tình huống một cách linh hoạt dựa trên cơ sở những hiểu biết của bản thân, vốn sống tích lũy được, HS có thể đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề được đề cập trong bài đọc,…
Ví dụ bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai (SGK TV 5, tập 1, trang 54), câu hỏi: Hiện nay trên thế giới có quốc gia nào vẫn còn chế độ phân biệt chủng tộc không? Nếu em là người điều hành xã hội/quản lí xã hội,… em sẽ làm gì để xã hội công bằng, nhân dân ấm no, hạnh phúc?

Một vụ đắm tàu (TV 5 tập 1, tr 108, tuần 29). CH 3. Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé? Trong nhóm thảo luận Có ý kiến của 1 HS nam cho rằng đó là hành động điên rồ. Theo em chẳng ai đi đánh đổi sự sống của mình cho người khác,…
Bài Những con sếu bằng giấy GV có thể đặt câu hỏi như sau: Em có ủng hộ việc sản xuất bom nguyên tử không? Vì sao?
Bài Bài ca về trái đất (SGK TV 5, tập 1, trang 41): Giữ hòa bình cho trái đất là nhiệm vụ của ai? Em cần làm gì để giữ hòa bình cho trái đất?

2.3. Các hoạt động dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4,5:
 Trước khi đọc:
Thao tác: Đọc tiêu đề, xem tranh minh họa và đoán nội dung bài đọc
 Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản
Kĩ năng đọc hiểu được hình thành và phát triển qua việc thực hiện một hệ thống bài tập đọc hiểu. Những bài tập này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là những phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của trẻ.
3 mức độ đánh giá kĩ năng đọc hiểu cho HS lớp 5 hiện nay:
Mức 1: Biết và hiểu:
Mức 2: Vận dụng:
Mức 3: Phản hồi và đánh giá


2.3. Các hoạt động dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4,5:
 Trước khi đọc:
Thao tác: Đọc tiêu đề, xem tranh minh họa và đoán nội dung bài đọc
 Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản
Kĩ năng đọc hiểu được hình thành và phát triển qua việc thực hiện một hệ thống bài tập đọc hiểu. Những bài tập này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là những phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của trẻ.
3 mức độ đánh giá kĩ năng đọc hiểu cho HS lớp 5 hiện nay:
Mức 1: Biết và hiểu:
Mức 2: Vận dụng:
Mức 3: Phản hồi và đánh giá


Những kĩ năng sau khi đọc nhằm phát triển NL cho HS:
(1) Những hoạt động phản hồi, đánh giá:
+ Kể lại toàn bộ hoặc một phần nếu bài đọc là 1 câu câu chuyện;
+ Thảo luận về những phần hoặc những chi tiết thú vị trong bài đọc;
+ Tạo ra/viết một kết thúc khác cho câu chuyện;
+ Vẽ tranh về bài đọc/câu chuyện;
+ Thảo luận về bài đọc/câu chuyện;
+ Viết lời bình luận về bài đọc/câu chuyện, đánh giá bài đọc/câu chuyện với người khác;
+ Viết một bức thư cho tác giả,…
(2) Những câu hỏi và hoạt động cho thảo luận đọc:
+ Em thích/không thích điều gì về bài đọc/câu chuyện? Tại sao?
+ Đánh giá bài đọc/câu chuyện bằng các biểu tượng: buồn, chán, được, tuyệt vời,…
+ Em yêu thích phần nào trong bài đọc/câu chuyện? Tại sao?
+ Bài đọc/câu chuyện đã làm em cảm thấy như thế nào? Vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận,…
+ Bài đọc/câu chuyện làm em suy nghĩ về điều gì?
+ Phần nào làm em ngạc nhiên?
+ Em sẽ nói để bạn khác đọc bài đọc/câu chuyện này không? Tại sao?

(3) Câu hỏi và hoạt động về các nhân vật trong câu chuyện:
+ Vẽ bức tranh về nhân vật chính trong câu chuyện?
+ Em thích/ không thích nhân vật nào? Tại sao?
+ Hãy kể về 1 nhân vật?
+ Nhân vật có gợi cho em về một người nào em biết không? Bằng cách nào?
+ Nếu em……………..., em sẽ làm gì?
+ Em sẽ cảm thấy thế nào nếu………?
-(4) Những câu hỏi và hoạt động về cốt truyện:
+ Vấn đề trong câu chuyện là gì?
+ Vấn đề có được giải quyết không? Bằng cách nào?
+ Câu chuyện có kết thúc như em muốn không?
+ Em sẽ kết thúc câu chuyện như thế nào? Hãy viết/đóng vai 1 kết thúc khác cho câu chuyện
+ Có phần nào trong câu chuyện em không hiểu hay không? Là những phần nào?
(5) Những câu hỏi và hoạt động cho nội dung:
+ Bài đọc/câu chuyện nói về điều gì?
+ Em học được điều gì từ việc đọc bài đọc/câu chuyện này?
(6) Những câu hỏi và hoạt động cho tác giả
+ Em nhận thấy bài đọc/câu chuyện dễ/khó đọc? Điều gì làm cho bài đọc/câu chuyện dễ/khó đọc?
+ Nếu em có thể nói với tác giả về bài đọc/câu chuyện, em sẽ nói gì?
Một số ví dụ minh họa:
Thư gửi các học sinh (TV 5 Tuần 1)
CH trong SGK:
1. Ngày khai trường tháng 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
2. Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
3. Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?
4. Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ… đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
CH bổ sung mức 3:
1. Bác Hồ đánh giá rất cao vai trò học tập của học sinh: đưa đất nước Việt nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu. Em có đồng ý với đánh giá của Bác không? Vì sao?
2. Theo em, các thế hệ học sinh Việt Nam đã làm được theo lời dặn của Bác chưa?
3. Hãy xác định trách nhiệm của bản thân: Em cần phải làm gì và có thể làm gì để góp sức xây dựng đất nước ?
Bài: 2. Quang cảnh làng mạc ngày mùa TV 5 Tập 1:
1. Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và các từ chỉ màu vàng đó.
2. Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
3. Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
4. Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
CH bổ sung mức 3:
1. Em hãy nói về quang cảnh ở một làng quê mà em được biết?
2. Nếu được quyết định làm một việc gì đó để xây dựng quê hương em hoặc xây dựng nông thôn thêm đẹp em sẽ làm gì?



Bài Nghìn năm văn hiến (VB KHTT) (Tuần 2)
CH SGK
1. Đến thăm văn miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
2. Hãy đọc và phân tích bảng số liệu thống kê theo các mục sau:
a) Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
b) Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
3. Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hóa Việt Nam?
CH bổ sung mức 3:
1. Có cách nào khác để trình bày các số liệu trong bài đọc?
2. Có một người thân của gia đình em sống ở nước ngoài về Việt Nam muốn đi thăm Văn Miếu Hà Nội. Em hãy làm Hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về Văn Miếu.
3. Em biết gì về truyền thống văn hiến ở quê hương em? Em có thể kể tên một số tấm gương tiêu biểu cho truyền thống hiếu học ở nơi em sống?
 

 
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt cha ông của mình.
(Truyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Em hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ: Chỉ còn truyện cổ thiết tha-Cho tôi nhận mặt cha ông của mình?
Gợi ý
Qua hai dòng thơ Chỉ còn truyện cổ thiết tha – Cho tôi nhận mặt cha ông của mình tác giả muốn diễn tả ý: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một kkhoảng cách thời gian dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các cha ông ngày xưa.
Trong bài Sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đình Minh có viết:
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.
Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã tuổi ấu thơ:
Gợi ý
Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con: khi lớn lênvà từ giã thời thơ ấu, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách nhưng cũng đáng tự hào. Để có được hạnh phúc, con phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng đôi tay và khối óc của chính bản thân mình (không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện đời xưa, nhờ sự giúp đỡ của Ông Bụt, Bà Tiên…). Nhưng hạnh phúc mà con tìm được trong đời thực sẽ thật sự là của con (do chính bàn tay và khối óc của con làm ra), sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh.
Đề:
Kết bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết:
Bầy ong giữ hộ cho người
Những loài hoa đã tàn phai tháng ngày.
Qua hai dòng thơ trên, em hiểu công việc của bầy ong có ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Gợi ý
Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những màu hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quách Thị Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)