Tuyên truyền về trẻ mồ côi

Chia sẻ bởi Dương Thị Kiều Tiên | Ngày 05/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: tuyên truyền về trẻ mồ côi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

chào mừng quý phụ huynh
Đề tài: TRẺ EM MỒ CÔI

Trường: MẦM NON LONG HƯNG A
Giáo viên: TRƯƠNG KIM PHƯƠNG
Kính thưa BGK, quý phụ huynh và bạn đồng nghiệp .Tôi tên Trương Kim Phương là GV trường MNLHA .Nay đến với quý phụ huynh và các bạn đồng nghiệp cùng tìm hiểu về đề tài“Trẻ em mồ côi”.
Ở Việt Nam, trẻ em luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Người Việt có truyền thống “kính già, yêu trẻ”, cũng tâm niệm rằng “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, do vậy luôn làm “tất cả vì con em chúng ta”. Khi kinh tế-xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, chúng ta càng có điều kiện quan tâm hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục cho trẻ. 


Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quan niệm rằng, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Thế nhưng hiện nay tình trạng trẻ em sống lang thang không nơi nương tựa vẫn còn nhiều và đang là vấn đề cần được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa .
Trẻ em là mầm xanh của đất nước là những tài năng lớn đang thực hiện một công cuộc to lớn xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, thế nhưng chúng ta vẫn gặp không ít tình trạng những đứa trẻ sống bơ vơ trên cuộc đời này mà không một người thân không một mái ấm gia đình , với những tháng ngày vất vả thật lạnh lẽo và côi cút
Có ai hay chăng những đứa bé thơ nhỏ bé này đang sống cuộc sống tạm bợ giữa dòng đời trôi nỗi nghiệt ngã? Và có ai hay chăng từng đêm khi chúng ta khi những bạn bè cùng trang lứa khác đang sống yên ấm bên gia đình bên cha mẹ, được yêu thương quan tâm chăm sóc, được cấp sách đến trường với bao niềm vui hạnh phúc, vang những tiếng cười đùa hạnh phúc, thì đâu đó những đứa trẻ bơ vơ hiu quạnh, thật lạnh lẽo phải sống bấp bênh tự nuôi sống mình tự tìm miếng cơm manh áo lang thang ngày này qua tháng khác…
Có ai hay biết rằng chúng rất cần được sự yêu thương sự chăm sóc cần một vòng tay ấm áp chở che , cần một mái ấm gia đình giấc mơ được cấp sách đến trường với bao bạn bè và những tiếng cười vui, có ai hay từng đêm giọt nước mắt của bọn trẻ cứ rơi rơi mãi trên đường phố.

. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm triệu trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt này. hiện nước ta có khoảng 160.000 trẻ em mồ côi, trong đó có 88.000 em không còn nơi nương tựa, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn.
.Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm, chăm sóc và có nhiều chủ trương, chính sách dành cho các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong đó có trẻ em mồ côi và nhiều mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi đã hình thành đê giúp các em có một gia đình thay thế như: Các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà tình thương….

Mỗi con người sinh ra là một thực thể tự nhiên- xã hội và con người chịu sự chi phối của các qui luật tự nhiên- xã hội phức tạp. Con người phải chịu nhiều tác động chi phối của những yếu tố chủ quan, khách quan; theo qui luật tự nhiên và xã hội. Và việc chuẩn bị cho trẻ em nói chung, trẻ mồ côi nói riêng bước vào cuộc sống thực chất là quá trình giáo dục đào tạo để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Có rất nhiều vấn đề cần giáo dục để giúp trẻ mồ côi sau này trưởng thành, tự lập một cách tự tin đó là:

Thứ nhất
Cần giáo dục tư tưởng đạo đức cho các em, giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình. Giáo dục các em có ý thức về mục đích cuộc sống của bản thân; giáo dục ý thức về lối sống cá nhân đó là tự chủ, tích cực, năng động… giáo dục đạo đức giúp cho các em nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ của xã hội và phồn vinh của đất nước.
TT Bảo trợ Xã hội
nuôi dưỡng trẻ
mồ côi
Lễ khai giảng cho trẻ mồ côi

Thứ hai: Cần giáo dục tri thức phổ thông cho các em. Cần giáo dục cho trẻ một hệ thống kiến thức khoa học toàn diện về tự nhiên, xã hội, tư duy, về tri thức đời thường, như tri thức ứng xử trong cuộc sống gia đình, cách đối nhân xử thế, cũng như giáo dục kỹ năng sống cho các em… giúp cho các em sau này trở thành người lao động, người công dân có trí thức và có kỹ năng hoạt động sáng tạo.
Thứ ba: Cần giáo dục những định hướng giá trị đúng đắn cho trẻ thông qua nề nếp, thói quen hàng ngày cho trẻ, hình thành cho trẻ những thói quen tốt, xóa bỏ các thói quen xấu đã hình thành trong những hoàn cảnh thiếu người thân chăm sóc dạy dỗ là điều hết sức cần thiết để trẻ có thể hòa nhập được với cuộc sống sau này tốt hơn. Ví dụ giáo dục trẻ có tính kỷ luật, ngăn nắp, làm việc có kế hoạch, trung thực, biết hợp tác với bạn bè….giúp trẻ thích ứng nhanh với hoàn cảnh biến đổi.
Thứ tư: Cần chú trọng giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề cho trẻ.. Giáo dục lao động chủ yếu nhằm xây dựng cho các em có quan điểm và tư tưởng đúng đắn, có tình cảm và thái độ tích cực, có nhu cầu và thói quen tốt đối với lao động, lao động chân tay cũng như lao động trí óc, lao động công ích cũng như lao động học tập.
Trẻ em mồ côi là những trẻ phải chịu nhiều thiệt thòi so với những trẻ bình thường có bố mẹ, gia đình chăm sóc. Trẻ em mồ côi có quyền sống, học tập, lao động và phát triển như tất cả các em khác trong xã hội. Chính vì thế, các em cần được ưu tiên quan tâm chăm sóc đặc biệt và được trang bị kỹ năng sống, tạo điều kiện cho các em bước vào cuộc sống trưởng thành, tự lập sau này. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các em là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội chứ không chỉ là vấn đề nhân đạo, từ thiện. Do đó, chúng ta hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho các em vì một tương lai tươi sáng hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Kiều Tiên
Dung lượng: 1,76MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)