Tuyển tập trắc nghiệm Địa 12_P4

Chia sẻ bởi Nguyễn Hải Dương | Ngày 26/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Tuyển tập trắc nghiệm Địa 12_P4 thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Câu 1. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
B. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 2. Vùng chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3. Sản xuất thủy điện là chuyên môn hóa sản xuất của cụm công nghiệp
A. Đáp Cầu - Bắc Giang. B. Đông Anh – Thái Nguyên
C. Hòa Bình- Sơn La. D. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa
Câu 4. Ba vùng có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 80% sản lượng của cả nước là
A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 5. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
A. Dệt –  may. ` B. Luyện kim.
C. Chế biến lương thực thực phẩm. D. Năng lượng.
Câu 6. Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở
A. các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
B. mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
C. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
D. thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn b ộ hệ thống các ngành công nghiệp.
Câu 7. Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả là
A. vật liệu xây dựng, khai thác than và cơ khí.   
B. cơ khí, điện tử và vật liệu xây dựng.
C. cơ khí, chế biến thực phẩm và luyện kim.     
D. dệt- may, xi măng và hoá chất.
Câu 8. Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có
A. 2 nhóm với 28 ngành. B. 3 nhóm với 29 ngành.
C. 3 nhóm với 30 ngành. D. 5 nhóm với 31 ngành.
Câu 9. Phân hoá học là sản phẩm của ngành công nghiệp
A. năng lượng.    B. vật liệu xây dựng.
C. công nghiệp hóa chất. D. chế biến và hàng tiêu dùng.
Câu 10. Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước được thể hiện ở
A. là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.
B. là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước.
C. là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất cả nước.
D. là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau.
Câu 11. Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay
A. có thế mạnh lâu dài để phát triển.
B. đem lại hiệu quả kinh tế cao.
C. có tác động đến sự phát triển các ngành khác.
D. chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
Câu 12. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ
A. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
B. giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. khai thác một cách có hiệu quả các thế  mạnh vốn có.
D. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
Câu 13.  Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung là
A. Thanh Hoá.    B. Vinh.  C. Đà Nẵng.    D. Quy Nhơn.
Câu 14. Năm 2005, khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta là
A. quốc doanh.     B. tập thể. C. tư nhân và cá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hải Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)