Tuyen tap tho Ho xuan huong ST Hoang Ha

Chia sẻ bởi Lưu Văn Lam | Ngày 17/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuyen tap tho Ho xuan huong ST Hoang Ha thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Chơi Tây Hồ nhớ bạn
Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa Người đồng châu trước biết bao giờ Nhật Tân đê lở nhưng còn lối Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thơ Nọ vực Trâu Vàng trăng lạt bóng Kìa non Phượng Ðất khói tuôn mờ Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy So dạ hoài nhân chửa dễ vừa.

Sư bị ong châm
Nào nón tu lờ, nào mũ thâm, Ði đâu chẳng đội để ong châm? Ðầu sư há phải gì... bà cốt,(1) Bá ngọ con ong bé cái nhầm. (2)
(1)-(2) Vận dụng câu ca dao tiếu lâm đã nhắc đến trong câu thứ 4 bài Quan thị.

Sư hổ mang
Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta, Ðầu thì trọc lốc, áo không tà. Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm, Vải núp sau lưng sáu bảy bà. Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ, Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha. Tu lâu có lẽ lên Sư cụ,(1) Ngất nghểu toà sen nọ đó mà.
(1) Sư cụ: Chủ nhân một ngôi chùa, người có uy tín và cao tuổi hơn cả chỉ có mặt trong các buổi lễ trọng của nhà chùa.

Dệt cửi
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau, Con cò(1) mấp máy suốt đêm thâu. Hai chân đạp xuống năng năng nhắc, Một suốt(2) đâm ngang thích thích mau. Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả, Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau. Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ(3) Chờ đến ba thu mới dãi màu.(4)
(1) Con cò: Con cò đặt ở trên và chính giữa khung dệt để thắng sợi, làm chuẩn mực cho cái go khỏi lệch theo. (2) Suốt: ống suốt cuốn chỉ, nằm trong ruột con thoi để nhả sợi. (3) Ngâm cho kỹ: Sợi vải hồ bằng nước cơm đem ngâm lâu cho bền và óng màu hồ. (4) Chờ đến nắng hanh của ba tháng thu, nhấn nâu đem dãi nhiều lượt thì vải nhuộm mới lên màu và sẫm dần lại.

Vô âm nữ (1)
Mười hai bà mụ ghét chi nhau, Ðem cái xuân tình(2) vứt bỏ đâu. Rúc rích thây cha con chuột nhắt,(3) Vo ve mặc mẹ cái ong bầu(4) Ðố ai biết đó vông hay trốc(5) Còn kẻ nào hay cuống với đầu(6) Thôi thế thì thôi, thôi cũng được, Nghìn năm càng khỏi tiếng nương dâu(7)
(1) Nhiều sách in sau này lầm bài này với bài Quan thị. Quan thị là viên hoạn quan khi xưa. Bài Quan thị được gán cho Hồ Xuân Hương. (2) Cái xuân tình: Bộ phận không thể thiếu của người phụ nữ. (3) ý ca dao: "Con gái mười bảy mười ba Ðêm nằm với mẹ chuột tha mất..." (4) ý ca dao: "Bà già đánh trống long bong Vừa đi vừa nhảy con ong đốt..." (5) Tục ngữ: "Ngồi: lá vông; chổng mông: lá trốc"... (6) Tục ngữ: "Ðầu trỏ xuống, cuống trở lên" (7) Tiếng nương dâu: nương dâu là bãi trồng dâu. "Tiếng nương dâu" là tiếng (xấu) ở bãi trồng dâu - Do thành ngữ chữ Hán là "Tang gian bộc thượng". Sách Hậu Hán thư, Ðịa lí chí nói rằng đất Vệ xưa có chỗ kín trong bãi trồng dâu (tang gian) ở trên sông Bộc (Bộc thượng), là nơi trai gái thường tụ hội làm những chuyện dâm ô. Nguyễn Du đã dịch thành ngữ này: "Ra tuồng trên Bộc trong dâu - Thì con người ấy cầu làm chi" (Kiều).

Mắng học trò dốt
Dắt díu nhau lên đến cửa chiền, Cũng đòi học nói nói không nên. Ai về nhắn bảo phường lòi tói, Muốn sống đem vôi quét trả đền!

Hỏi Trăng (II)
Một trái trăng thu chín mõm mòm, Nảy vừng quế đỏ(1) đỏ lòm lom! Giữa in chiếc bích(2) khuôn còn méo, Ngoài khép đôi cung(3) cánh vẫn khòm. Ghét mặt kẻ trần đua xói móc, Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.(4) Hỡi người bẻ quế(5) rằng ai đó, Ðó có Hằng Nga(6) ghé mắt dòm.
(1) Quế đỏ: Huyền thoại nói trong mặt trăng có cây quế đỏ. (2) Chiếc bích: Chiếc ngọc bích hình tròn dẹt, giữa có lỗ, người ta gọi mặt trăng là bích nguyệt. (3) Người ta thường ví đường cong của mặt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Văn Lam
Dung lượng: 292,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)