TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI HAY VÀ KHÓ PHẦN CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Chia sẻ bởi Trần Quốc Hiệu | Ngày 25/04/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI HAY VÀ KHÓ PHẦN CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Chuyển động của con lắc đơn

Câu 1: Một con lắc đơn gồm vật khối lượng 200g, dây treo nhẹ không dãn chiều dài 1m được treo thẳng đứng. Truyền cho vật vận tốc theo phương ngang khi vật đang ở vị trí cân bằng. Con lắc chuyển động đến vị trí dây treo lệch một góc 600 so với phương thẳng đứng thì lúc này vận tốc của vật là 4m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Vận tốc ban đầu của vật là bao nhiêu?
ĐS: 5m/s.

Câu 2: Quả cầu nhỏ khối lượng 500g treo ở đầu sợi dây nhẹ không dãn dài 1m, đầu trên của dây cố định. Kéo quả cầu để dây lệch khỏi phương thẳng đứng góc 300 rồi thả nhẹ.
1) Tính vận tốc của quả cầu khi dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 80 và vận tốc cực đại của vật.
2) Tìm lực căng của dây treo tại 2 vị trí như ở ý 1.
ĐS: 1,56m/s; 1,62m/s; TMax = 0,62N.

Câu 3: hòn bi có khối lượng 200g được treo vào điểm O bằng một sợi dây nhẹ không dãn dài 1,8m. Từ vị trí cân bằng của vật, kéo vật để day treo lệch khỏi phương thẳng đứng góc 600 rồi buông nhẹ tay.
a. Tìm vận tốc của vật khi dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 300 và vận tốc cực đại của nó.
b) Khi chuyển động sang trái, dây vướng vào một cái đinh O1 ( OO1 = 60 cm ) và hòn bi tiếp tục đi lên đến điểm cao nhất B. Tìm góc (
ĐS: 75,50.


Câu 4: Một con lắc đơn có chiều dài1m dao động tại nơi có g = 10m/s2, vật nặng khối lượng 1kg. Con lắc dao động với góc lệch cực đại 450.
1) Xác định vận tốc của vật tại các li độ góc 300. Từ đó suy ra vận tốc cực đại của vật.
2) Tính lực căng của dây treo ở các vị trí đã nêu ở ý 1.
ĐS: 1) 1,78m/s; 2,41m/s; 2) 11,84N; 15,86N.

Câu 5: Vật nhỏ khối lượng 100g treo vào dây nhẹ không dãn dài 100cm gắn cố định tại điểm O. Kéo vật tới vị trí A, dây treo lệch góc = 50 và buông nhẹ. Khi qua vị trí cân bằng dây treo vướng vào đinh O’ ở dưới O trên đường thẳng đứng cách O 40cm. Vật chuyển động tới B ứng với góc lệch cực đại .
a) Tính .
b) Tính lực căng của dây treo tại 2 vị trí A và B.
ĐS 6027’; TA = mg.0,996N; TB = mg.= 0,994N.

Câu 6: Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng 200g, dây dài 1,2m. Khi vật ở vị trí cân bằng người ta truyền cho nó vận tốc 3m/s theo phương nằm ngang.
a) Xác định góc lệch lớn nhất của dây treo.
b) Biết rằng dây chịu được lực căng tối đa là 4N. Hỏi dây có bị đứt không.
ĐS: 51,30; Không.

Câu 7: Một con lắc đơn có chiều dài 1m. Kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng góc 450 rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của vật khi con lắc qua vị trí mà dây treo làm với phướng thắng đứng góc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Hiệu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)