Tuyển tập đề thi HKI

Chia sẻ bởi Huỳnh Tấn Tâm | Ngày 26/04/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Tuyển tập đề thi HKI thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2014-2015
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN MÔN: VẬT LÝ 11 NC THỜI GIAN: 60 phút


ĐỀ 1

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Dành chung cho tất cả thí sinh (6 điểm – thời gian: 35 phút)
Câu 1. Có ba quả cầu kim loại kích thước giống nhau. Quả cầu A mang điện tích 24μC, quả cầu B mang điện tích -4μC, quả cầu C không mang điện tích. Cho quả cầu A và B chạm vào nhau rồi lại tách chúng ra. Sau đó cho hai quả cầu B và C chạm vào nhau. Điện tích trên mỗi quả cầu là
A. qA = 14μC,qB = qC = 7μC B. qA=qB =6μC,qC=12μC
C. qA = qB = 10μC ,qC = 5μC D. qA=10μC,qB=qC = 5μC
Câu 2. Một quai đồng hồ được mạ Ni có diện tích S = 100cm2 với dòng điện mạ I = 0,5A trong thời gian 16 phút 5 giây. Biết khối lượng mol nguyên tử của Ni là A = 58,7g/mol, n = 2 và khối lượng riêng bằng 8,8.103 kg/m3. Độ dày của lớp mạ phủ đều trên quai đồng hồ:
A. d = 15,6 mm B. d = 16,7 μm C. d = 1,67 μm D. d =1,56 mm
Câu 3. Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:
A. Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron khi va chạm.
B. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.
C. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.
D. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.
Câu 4. Hai điện tích điểm q , q đặt cách nhau một khoảng r trong chân không thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn bằng Fo. Nếu đặt chúng trong điện môi đồng tính có hằng số điện môi bằng 2 thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là F. Biểu thức nào dưới đây xác định đúng mối quan hệ giữa F và Fo
A. F = F0/2 B. F = F0/4 C. F = 2F0. D. F = F0.
Câu 5. Hai điện tích điểm giống nhau đặt trong chân không, cách nhau một đoạn r = 9cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F= 10-5N. Độ lớn của mỗi điện tích là:
A. |q| = 3 nC; B. |q| = 3.10-8C. C. |q| = 0,3.10-8C; D. |q| = 0,3 nC;
Câu 6. Một nguồn điện có suất điện động 15 V, điện trở trong 1 Ω mắc với mạch ngoài có điện trở R1 nối tiếp R2 = 9 Ω. Để công suất trên R1 cực đại, giá trị của R1:
A. 10 Ω B. 15 Ω. C. 1,5 Ω. D. 8 Ω.
Câu 7. Đặt hai điện tích tại hai điểm A và B trong không khí. Để cường độ điện trường do hai điện tích gây ra tại trung điểm I của AB bằng 0 thì hai điện tích này có đặc điểm:
A. cùng âm. B. cùng dương. C. cùng độ lớn và cùng dấu. D. cùng độ lớn và trái dấu.
Câu 8. Một dòng điện không đổi, sau 1 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là
A. 24A. B. 12 A. C. 1/12 A. D. 0,4 A
Câu 9. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng mà khi ta hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại (hay hợp kim):
A. giảm đến một giá trí khác không. B. giảm đột ngột đến giá trị bằng không..
C. tăng đến vô cực D. không thay đổi.
Câu 10. Cần bao nhiêu nguồn điện giống nhau mắc nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động 4,5V, điện trở trong 1Ω để thắp một bóng đèn loại 12V-6 W sáng bình thường:
A. 3. B. 4. C. 6. D. 2.
Câu 11. Bản chất dòng điện trong chất khí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Tấn Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)