TUYỂN SINH 10

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: TUYỂN SINH 10 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Sở gd&đt Vĩnh phúc
———————
đề dự phòng
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên Năm học 2010 – 2011
Môn thi : Ngữ văn
Dành cho lớp chuyên Văn
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề bài có 01 trang)

 ………..………………………………………….
đề bài

Câu 1 ( 2 điểm )
Trong “Truyện Kiều” có một cảnh dòng suối và cây cầu, trong buổi chiều thanh minh được tả đến hai lần:
a/ Lúc Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên:
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
b/ Khi Thúy Kiều và Kim Trọng tạm biệt sau cuộc gặp gỡ tình cờ:
“ Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Vẻ đẹp của hai câu thơ sau có gì khác với hai câu thơ trước?

Câu 2 ( 2 điểm )
Xưa các cụ đã dạy “Lời chào cao hơn mâm cỗ” vậy mà nay dường như việc chào hỏi ít được quan tâm. Hãy viết một đoạn văn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 3 ( 6 điểm)
Suy nghĩ của em về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.




…………………….Hết…………………..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh……………………………………Số báo danh……………












Sở gd&đt Vĩnh phúc
———————
đề chính thức

Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên
Năm học 2010 - 2011
Môn thi: Ngữ văn
Dành cho lớp chuyên văn
( Đáp án có 03trang)

Câu 1: 2, 0 điểm ( Mỗi ý đúng cho 1,0 điểm)
a/ Khi Thúy Kiều cùng hai em đi tảo mộ, trên đường trở về thì gặp cảnh đó:
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Thiên nhiên mùa xuân vẫn đẹp: Hình dáng dòng suối “dòng nước uốn quanh”, nhịp cầu “nho nhỏ” nơi cuối ghềnh, nhưng khi chuẩn bị đến ngôi mộ không hương khói của Đạm Tiên “Sè sè nấm đất bên đường/ Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” thì cảnh thiên nhiên gợi buồn. Thiên nhiên vắng lặng, phong cảnh lúc chiều tà u ẩn, báo trước điều không vui. “Nao nao”: gián tiếp gợi tả tâm trạng của Kiều: Lưu luyến, tiếc nuối và đồng cảm sâu sắc với người quá cố. Lời thơ dự cảm điều chắc ẩn sẽ xảy ra.
b/ Cũng chính tại đó một lúc sau Kiều gặp Kim Trọng lần đầu:
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Cảnh thiên nhiên vẫn đẹp: dòng nước “trong veo”, hình ảnh “tơ liễu” (không phải là cây liễu) trong bóng chiều “thướt tha” gợi vẻ đẹp mềm mại, hài hòa, duyên dáng. Thúy Kiều, Kim Trọng chưa nói gì với nhau mà “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Trong buổi hoàng hôn Kiều và Kim Trọng đành lòng phải chia tay nhau sau giây phút gặp gỡ ngắn ngủi. Vì vậy thiên nhiên đẹp song phảng phất nỗi buồn man mác.
* Đánh giá chung:
Khẳng định nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Câu 2: 2,0 điểm
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, viết được đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 300 từ. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau:
+ Trong xã hội từ xưa đến nay việc chào hỏi luôn phản ánh nét đẹp trong văn hóa giao tiếp và ứng xử. Việc chào hỏi thể hiện nhân cách của con người.
+ Chào hỏi cũng phản ánh trình độ văn minh của xã hội, chúng ta càng quan tâm tới việc chào hỏi hơn khi đất nước hội nhập với văn hóa toàn cầu.
+ Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay dường như việc chào hỏi ít được quan tâm:
- Những biểu hiện thiếu lịch sự trong chào hỏi: Con cái đi không thưa, về không chào, học sinh ngại chào thầy cô; đồng nghiệp, hàng xóm gặp nhau nhiều khi như người xa lạ…
- Một số cách chào hỏi thể hiện nét đẹp văn hóa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)