Tuyên ngôn TG về giáo dục đại học

Chia sẻ bởi Lê Đê Phê | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuyên ngôn TG về giáo dục đại học thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:


TUYÊN NGÔN THẾ GIỚI VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Hội nghị Thế giới về Giáo dục Đại học: "GDĐH vào thế kỷ 21- Tầm nhìn và Hành động" UNESCO, Paris, 5-9 tháng 10 1998
(bản tóm tắt của UNESCO Paris)

1. Giáo dục đại học (GDĐH) cần được nhập học bình đẳng đối với tất cả mọi người trên cơ sở sự xứng đáng, phù hợp với Điều 26.1 của Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân quyền. Do đó, không thể chấp nhận một sự phân biệt đối xử nào trong việc tiếp nhận vào GDĐH dựa trên chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tín ngưỡng hoặc kinh tế, những khác biệt về văn hoá xã hội, hoặc những khiếm khuyết về thân thể.
2. Sứ mạng cốt lõi của các hệ thống GDĐH (giáo dục, đào tạo, tiến hành nghiên cứu, và đặc biệt, đóng góp vào việc phát triển và tiến bộ bền vững của toàn xã hội) sẽ được giữ gìn, củng cố và tiếp tục phát triển, cụ thể là giáo dục những người tốt nghiệp có chất lượng cao và những công dân có trách nhiệm, và cung cấp cơ hội (espaces ouverts) cho học tập đại học và cho học tập suốt đời. Hơn nữa, GDĐH đã giành được một vai trò chưa từng có trong xã hội ngày nay, như một thành phần sinh động của sự phát triển văn hoá, xã hội, kinh tế và chính trị và như là một trụ cột của việc xây dựng tiềm lực nội sinh, sự củng cố quyền con người, sự phát triển bền vững, nền dân chủ và hoà bình, trong một khung cảnh pháp luật. Nhiệm vụ của GDĐH là đảm bảo cho các giá trị và các lý tưởng của một nền văn hoá hoà bình sẽ thắng thế.
3. Các trường đại học, đội ngũ giáo chức viên chức nhà trường và sinh viên cần giữ gìn và phát triển các chức năng cơ bản của nó, thông qua việc rèn luyện đạo đức và tính nghiêm túc về khoa học và trí năng trong các hoạt động khác nhau. Họ còn cần tăng cường chức năng phê phán và nhìn về tương lai, thông qua sự phân tích hiện trạng của của các xu thế xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị nổi bậc, chỉ ra các vấn đề trọng tâm để dự kiến, cảnh báo và phòng ngừa. Muốn vậy, họ cần được hoàn toàn tự chủ và tự do về học thuật, đồng thời cần có đầy đủ trách nhiệm và giải trình đối với xã hội.
4. Sự phù hợp của GDĐH được đánh giá qua sự ăn khớp giữa những gì mà xã hội kỳ vọng và những gì mà nó đang làm. Để có sự phù hợp đó, các nhà trường và các hệ thống, đặc biệt trong các mối quan hệ chặt chẽ giữa nó với thế giới việc làm, cần dựa trên sự định hướng lâu dài về mục tiêu và nhu cầu của xã hội, bao gồm những mối quan tâm về văn hoá và bảo vệ môi trường. Phát triển các kỹ năng và sáng kiến tạo nghiệp cần phải trở thành mối quan tâm chính của GDĐH. Cần phải lưu ý đặc biệt đến vai trò phục vụ của GDĐH đối với xã hội, đặc biệt là các hoạt động hướng tới việc làm giảm sự nghèo khó, thiếu khoan dung, bạo lực, ngu dốt, đói kém, huỷ hoại môi trường, bệnh tật, và những hoạt động hướng tới việc củng cố hoà bình, thông qua cách tiếp cận liên ngành và xuyên ngành.
5. GDĐH là một phần của hệ thống liên tục bắt đầu từ giáo dục mẫu giáo tiểu học và giáo dục thường xuyên suốt đời. Sự đóng góp của GDĐH vào sự phát triển toàn bộ hệ thống giáo dục và tổ chức lại mối liên kết của nó với mọi cấp bậc của hệ thống giáo dục, đặc biệt là với giáo dục trung học, cần phải được ưu tiên. Giáo dục trung học cần phải chuẩn bị và tạo điều kiện để nhập học vào GDĐH đồng thời cung cấp một nền đào tạo rộng để chuẩn bị cho học sinh một cuộc sống tự lập.
6. Sự đa dạng hoá các mô hình GDĐH, đa dạng hoá các phương pháp và tiêu chuẩn tuyển chọn là rất quan trọng đối với cả việc đáp ứng nhu cầu và việc cung cấp cho sinh viên một nền tảng và một sự đào tạo nghiêm chỉnh mà thế kỷ 21 đòi hỏi. Người học phải có một hành lang tối ưu để lựa chọn và sự chiếm lĩnh kiến thức và bí quyết cần phải được lưu ý trong một khung cảnh suốt đời, dựa trên đầu vào và đầu ra linh động của hệ thống.
7. Chất lượng trong GDĐH là một khái niệm đa chiều, khái niệm này bao trùm mọi chức năng và hoạt động của nó: giảng dạy và các chương trình đào tạo, nghiên cứu và học thuật, đội ngũ, sinh viên, cấu trúc hạ tầng và môi trường học thuật. Cần đặc biệt chú ý việc nâng cao kiến thức thông qua nghiên cứu. Các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đê Phê
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)