Tuyến ngoại tiết

Chia sẻ bởi Lý Minh Tuấn | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: tuyến ngoại tiết thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

1
Trường ĐH SÀI GÒN
KHOA SP.KHTN
LỚP DSI 1081
BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG
CÁC TUYẾN NGOẠI TIẾT Ở NGƯỜI
GV HƯỚNG DẪN: THẦY HOÀNG MINH TÂM
TRÌNH BÀY: TỔ 1
ĐỖ NGUYỄN HỒNG HẠNH CAO THỊ THUỲ TRANG
HUỲNH THỊ DIỄM THUÝ LÊ KIM YẾN
NGUYỄN VĂN TÚ TÔ HOÀNG YẾN
MAI THỊ TRÀ GIANG PHẠM THỊ MỸ HẠNH
2
Tuyến ngoại tiết là gì?
Tuyến ngoại tiết ( exocrine gland) là tuyến tiết có ống tiết và các sản phẩm tiết theo ống tiết để tiết ra ngoài như tuyến mồ hôi, tuyến sữa, tuyến lệ…
3

CÁC TUYẾN NGOẠI TIẾT:

TUYẾN MỒ HÔI
TUYẾN BÃ NHỜN
TUYẾN LỆ
TUYẾN NƯỚC BỌT
TUYẾN GAN
TUYẾN TỤY
TUYẾN SINH DỤC
TUYẾN SỮA
4
TUYẾN MỒ HÔI
Tuyến mồ hôi có dạng hình cuộn nằm trong lớp chân bì và có ống dẫn đổ ra các lỗ trên mặt da. Bề mặt da người có gần 3 triệu tuyến mồ hôi.

Tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi chứa một ít ion (Na+, K+, Cl-), các chất thải nitơ, axit lactic, axit ascorbic, các kháng thể và một lượng rất ít chất đường.

5
Các tuyến mồ hôi được hệ thần kinh điều khiển và được kích thích để tiết ra do cảm xúc hoặc do nhu cầu giảm nhiệt của cơ thể.

Trong cơ thể có 2 loại tuyến mồ hôi: tuyến apocrine, tuyến eccrine.

Các tuyến mồ hôi đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà thân nhiệt.
6
Cấu tạo tuyến mồ hôi
7
TUYẾN BÃ NHỜN
Tuyến nằm ở phía trên của nang lông gần mặt da.
Gồm một khối đặc tế bào, chia ra nhiều thuỳ, có chung một ống bài xuất mở vào nang lông hoặc mở thẳng ra mặt da.
TBN tiết ra dịch nhờn vào nang lông giữ cho tóc, lông và da luôn mềm mại, chống nhiễm khuẩn. Trong một ngày, mỗi người tiết ra khoảng 20 g chất bã nhờn.
8
TUYẾN LỆ
Tuyến lệ nằm trong hố tuyến lệ ở góc trước- ngoài của thành trên ổ mắt.
Khi bị kích thích nước mắt tiết ra từ tuyến lệ được các ống ngoại tiết dẫn đến vòm kết mạc trên.
Nước mắt sẽ qua điểm lệ vào các tiểu quản lệ rồi đổ vào túi lệ. Sau đó nước mắt được ống dẫn lệ - mũi dẫn tới ngách mũi dưới.
9
CẤU TẠO TUYẾN LỆ
Tuyến lệ
Ống ngoại tiết
Tiểu quản lệ trên
Tiểu quản lệ dưới
Điểm lệ
Khoang mũi
Ống lệ - mũi
Ổ mũi
10
TUYẾN NƯỚC BỌT

Là một tuyến ngoại tiết, gồm 3 đôi tuyến hình chùm: đôi tuyến mang tai (nằm dưới lớp da má); đôi tuyến dưới hàm (nằm ở bờ dưới xương hàm) và đôi tuyến dưới lưỡi (nằm dưới lớp niêm mạc miệng), có nhiệm vụ tiết nước bọt, theo ống dẫn đổ vào khoang miệng.  
Trong nước bọt có Muxin giúp làm mềm, dẻo thức ăn, có Amilaza giúp phân giải 1 phần tinh bột chín, có Lizozim giúp tiêu diệt và kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
11
Nước bọt đi vào miệng theo các ống dẫn từ các tuyến. Các ống này đỗ vào phần trên của má và sàn miệng tại 1 số vị trí. Nước bọt giúp cho miệng ẩm ướt và còn làm ướt thức ăn khô. Enzim Ptyalin có trong nước bọt và tại đây bắt đầu quá trình tiêu hóa bằng sự phân hủy thức ăn có tinh bột.
12
CƠ CHẾ TIẾT NƯỚC BỌT
Nước bọt được sản xuất liên tục suốt ngày đêm với một tốc độ chậm: số lượng được kiểm soát bởi hệ thần kinh tự trị - hệ thần kinh kiểm soát tất cả hoạt động không ý thức của chúng ta.

Nhưng tại những thời điểm khác nhau, tốc độ tiết nước bọt bị thay đổi do sự kích thích thần kinh. Sự kích thích của hệ thần kinh giao cảm làm giảm lưu lượng nước bọt.

Mặt khác, sự tiết nước bọt tăng lên là một hoạt động phản xạ được hệ thần kinh phó giao cảm truyền đến: Các dây thần kinh mang cảm giác đến não, kích thích sự chảy nước bọt khi thức ăn đang ở trong miệng.
Nhưng nước bọt gia tăng cũng có thể được tạo ra khi nghĩ về thức ăn.(phản xạ có điều kiện).
13
TUYẾN GAN
Tuyến gan là tuyến ngoại tiết lớn nhất cơ thể.
Gan có nhiệm vụ tiết ra dich mật, giữ lại trong túi mật và chỉ khi tiêu hóa thức ăn, dịch mật mới được chảy vào tá tràng theo cơ chế phản xạ.
SỰ ĐIỀU HÒA TIẾT DICH MẬT:
Thực hiện nhờ 2 cơ chế : thần kinh và thể dich.
Khi thức ăn chạm vào miệng hay dạ dày qua dây thần kinh phế vị => dây tk phế vị bị kích thích làm tăng tiết dịch mật.
Mật được gan tiết ra liên tục, trung bình 30ml/h, trong 24h có khoảng 500-1000 ml.
14
15
TUYẾN TỤY ( NGOẠI TIẾT)

Phần ngoại tiết gồm các tế bào nang và tế bào ống.
Tế bào nang tiết  ra enzym tiêu hóa thức ăn ở ruột non.
Tế bào ống tiết nước và các chất vô cơ, quan trọng nhất là NaHCO3.
Các nang được các mô liên kết bao bọc, bên trong có các mạch máu, sợi thần kinh và các ống tiết.
Các ống tiết nhỏ của nang tụy dẫn dịch tụy đổ vào một ống lớn hơn gọi là ống tụy. Ống tụy nối với ống mật chủ rồi đổ vào đoạn đầu tá tràng.
16
TẾ BÀO NANG
17
TUYẾN SINH DỤC (NGOẠI TIẾT)
A. Cơ quan sinh dục nam
Cơ quan sinh dục trong: tinh hòan, mào tinh hòan, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến Cowper.
Cơ quan sinh dục ngoài: duơng vật, niệu đạo và bìu.
TUYẾN SINH DỤC NAM: TINH HOÀN
TINH HOÀN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG NGOẠI TIẾT TẠO RA TINH TRÙNG.
Sự sản sinh ra tinh trùng nhờ sự hỗ trợ của các tuyến phụ: tuyến tiền liệt, tuyến Cowper, túi tinh.
18


19
TÚI TINH

Là các cấu trúc hình túi, chúng nằm sau và ở dưới đáy bàng quang. Chúng tiết ra một chất lỏng làm trung hòa axít, giàu fructuza giúp tinh trùng khi chúng di chuyển. Chất tiết ra này chiếm khoảng 60% khối lượng tinh dịch.
Các ống sinh tinh
20
TUYẾN TIỀN LIỆT
Trong ống phóng tinh dịch có tinh trùng và chất lỏng từ túi tinh trộn lẫn với chất lỏng tiết ra từ tuyến tiền liệt - một tuyến đơn, có hình cái bánh rán, có kích cỡ bằng hạt dẻ nằm dưới bàng quang.

Chất lỏng do tuyến tiền liệt tiết ra chiếm khoảng 30% khối lượng tinh dịch, chất lỏng này cũng làm tăng khả năng di chuyển của tinh trùng, trung hòa axít ở niệu đạo và âm đạo.
21
TUYẾN COWPER (TUYẾN NIỆU ĐẠO)
Nằm ở dưới và phía trước tuyến tiền liệt, nằm phía bên này hoặc bên kia niệu đạo, là cặp tuyến Cowper.

Trước khi xuất tinh, tuyến sinh dục phụ có hình hạt đậu này tiết ra một lượng nhỏ chất lỏng làm trung hòa nước tiểu còn sót lại trong niệu đạo. Chất lỏng tiết ra từ tuyến Cowper đôi khi xuất hiện dưới dạng một vài giọt trong, dính ở đầu dương vật trước khi xuất tinh.
22
TUYẾN COWPER
Những giọt này không phải tinh dịch, tuy nhiên chất lỏng Cowper này có thể chứa tinh trùng sống.
23
CƠ CHẾ TẠO TINH TRÙNG
Tế bào tinh trùng được tạo ra do tế bào mầm phân chia nhiều lần.
Tế bào mầm di chuyển khỏi lớp tế bào sinh sản (nằm sát ở ống sinh tinh) phát triển to ra thành tinh bào bật 1, tiếp theo phân bào giảm nhiễm (2 lần liên tiếp).
Lần đầu tạo ra 1 cặp tế bào (tinh bào bậc 2).
Lần 2 tạo ra 4 tinh tử (tiền tinh trùng).
24
Con đường đi của tinh trùng từ tinh hoàn ra bên ngoài
Trong quá trình giao phối, khi dương vật cọ xát với niêm mạc của âm đạo sẽ kích thích các thụ quan ở quy đầu làm xuất hiện các hưng phấn thần kinh.
Các xung thần kinh xuất hiện tại vùng này sẽ được truyền về các trung khu của phản xạ xuất tinh trong tủy sống. Từ đây sẽ xuất hiện các mệnh lệnh dưới dạng xung thần kinh tới các tuyến sinh dục phụ.
25
Con đường đi của tinh trùng từ tinh hoàn ra bên ngoài
Khi nhận được mệnh lệnh, các cơ của đường niệu- sinh dục co bóp mạnh để xuất tinh ra ngoài. Toàn bộ quá trinh xuất tinh gồm 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thời kỳ chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện phản xạ xuất tinh.
- Giai đoạn này, sau khi dương vật cương lên , tuyến niệu đạo và cầu niệu đạo sẽ thải ra 1 chất dịch trong suốt, không có tinh trùng.
- Vai trò của chất dịch này là rửa sạch niệu đạo.
26
Con đường đi của tinh trùng từ tinh hoàn ra bên ngoài
Giai đoạn 2:
- Tất cả các tuyến đều hoạt động để tiết ra 1 chất dịch- là một hỗn hợp của tinh hoàn, tinh hoàn phụ, tuyến tiền liệt và tuyến cầu niệu đạo.
- Quá trình thải dịch do các cơ bulbo và ischiocavernosi co bóp. Vào cuối giai đoạn này xuất hiện phản xạ xuất tinh.
27
Con đường đi của tinh trùng từ tinh hoàn ra bên ngoài
Giai đoạn 3:
- Các túi chứa tinh tiếp tục tạo ra các chất dịch để đẩy số tinh trùng còn sót lại ra ngoài.
- Đồng thời với nó, xảy ra hiện tượng rửa sạch niệu đạo.


28
B. Cơ quan sinh dục nữ:
Cơ quan sinh dục trong: âm đạo, tử cung, 2 vòi tử cung và 2 buồng trứng.
Cơ quan sinh dục ngoài: âm hộ, âm vật.
TUYẾN SINH DỤC NỮ: BUỒNG TRỨNG.
BUỒNG TRỨNG: là 1 cơ quan đôi có chức năng vừa nội tiết và ngoại tiết.
BUỒNG TRỨNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG NGOẠI TIẾT LÀ TẠO RA TB TRỨNG.
TUYẾN SINH DỤC (NGOẠI TIẾT)
29
CƠ CHẾ TẠO TB TRỨNG:

Tế bào trứng non gồm 1 lớp tế bào bao noãn (nang trứng nguyên thủy) lúc đầu ở màng liên kết của buồng trứng.
Trong quá trình trứng lớn bao noãn tiêu biến=> xuất hiện xoang chứ đầy dịch nang, biến thành nang trứng truởng thành (chứa tb trứng).
Trứng phân chia giảm nhiễm lần 1:noãn bào bậc 1 thành 2 noãn bào bậc 2, mỗi tb có 23NST (đơn bội kép) => 1 trong 2 noãn bào sẽ thành trứng.
30
31
Ở nữ 28 ngày có 1 trứng chín. Nang trứng chín nằm ở màng bọc thành ngoài của buồng trứng, màng này tách ra tb trứng, dịch trứng, dịch nang, 1 số tb bao noãn bị rơi vào khoang lót => lọt vào vòi tử cung.
Hoạt động này chịu sự kiểm soát của thùy truớc tuyến yên.
32
TUYẾN SỮA
a/ CẤU TẠO TUYẾN VÚ:

Tuyến vú là sự biệt hóa đặc biệt của tuyến mồ hôi. Ở nữ có hai tuyến vú. Mỗi tuyến vú có khoảng 15-20 thùy nhỏ, đó là các tuyến sữa giữa các số mỡ làm chất đệm.
Mỗi tuyến sữa có ống dẫn thông ra núm vú. Một số ống của các tuyến nằm quanh núm vú được chập lại thành ống chung nên số lỗ trên núm vú ít hơn số tuyến.
Tuyến sữa có chức năng ngoại tiết: tiết ra sữa và sữa theo ống dẫn đổ ra ngoài.
33
Cấu tạo tuyến vú:
Mô mỡ
Ống dẫn sữa
Núm vú
Mô tuyến sữa
Trong tuyến vú có Prolactin, khi sinh con với sự có mặt của hoocmon tăng trưởng (GH), Insulin và Cortisol sẽ chuyển các tb biểu mô tuyến vú từ trạng thái không tiết sữa sang tiết sữa.
b) QUÁ TRÌNH TIẾT SỮA: là 1 quá trình phản xạ gồm nhiều phản ứng dây chuyền khác nhau.
Khi bị kích thích cơ trơn quanh bể sữa giản ra 1 cách phản xạ => áp lực giảm xuống.
Sự thay đổi này làm cho các thụ quan áp lực của bể sữa bị hưng phấn=> tb biểu mô co bóp=> sữa được đẩy vào hệ thống ống dẫn, ống dẫn co bóp đẩy sữa ra ngoài.
Cơ ngực lớn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Minh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)