Tuyển chọn 20 câu phần cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị từ đề thi THPT Quốc Gia 2018

Chia sẻ bởi Quang Van Hai | Ngày 26/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: Tuyển chọn 20 câu phần cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị từ đề thi THPT Quốc Gia 2018 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TUYỂN CHỌN 20 CÂU
CƠ SỞ VẬT CHẤT, CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
(Từ 4 đề gốc kỳ thi THPT Quốc Gia 2018)
www.SINHHOC.org
Câu 1:
Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo ribôxôm?
A. rARN.
B. mARN.
C. tARN.
D. ADN.
Câu 2:
Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5`AXX3`.
B. 5`UGA3`.
C. 5`AGX3`.
D. 5`AGG3`.
Câu 3 :
Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5`AUA3`.
B. 5`AUG3`.
C. 5`AAG3`.
D. 5`UAA3`.
Câu 04:
Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
B. Tổng hợp phân tử ARN.
C. Nhân đôi ADN.
D. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
Câu 05:
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nucleotit loại A của phân tử này là
A. 25%.
B. 10%.
C. 20%.
D. 40%.
Câu 06:
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là
A. 40%.
B. 20%.
C. 30%.
D. 10%.
Câu 07:
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là
A. 40%.
B. 25%.
C. 10%.
D. 20%.
Câu 08:
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là
A. 15%.
B. 20%.
C. 60%.
D. 30%.
Câu 09:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
II. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
III. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 10:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 11:
Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thanh do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội?
A. Thể ba.
B. Thể tứ bội.
C. Thể Tam bội.
D. Thể một.
Câu 12:
Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội?
A. Thể tứ bội.
B. Thể ba.
C. Thể một.
D. Thể tam bội.
Câu 13:
Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quang Van Hai
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)