Tương tác thuốc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Phương | Ngày 23/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: tương tác thuốc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tương tác thuốc và ứng dụng lâm sàng
Bác sĩ: Nguyễn Thị Thu Phương
Tên môn học : Dược học
Tên tài liệu học tập : Tương tác thuốc
Bài giảng : Lý thuyết
Đối tượng : sinh viên Y khoa năm thứ 3
Thời gian : 1 tiết
Địa điểm giảng : Giảng đường
Người biên soạn : Nguyễn Thị Thu Phương
Mục tiêu
Trình bày được khái niệm tương tác thuốc
Trình bày đuợc hai loại tương tác thuốc bất lợi và có lợi
Ứng dụng tương tác thuốc có lợi trên lâm sang

I.Khái niệm tương tác thuốc:
Tương tác thuốc ( Drug interactions ) là hiện tượng xảy ra khi sử dụng đồng thời hai hay nhiều thuốc , thuốc này làm thay đổi tác dụng hoặc độc tính của thuốc kia đưa đến hậu quả có lợi, bất lợi đối với cơ thể người dung thuốc.
Quá trình tương tác thuốc có thể tóm tắt theo sơ đồ dưới đây :
II.Tương tác thuốc bất lợi
A. Tương tác thuốc dược động học
Giai đoạn hấp thu:
Cản trở sự hấp thu : Các loại thuốc kháng acid chứa Al,Mg ( nên uống thuốc khác cách xa ít nhất 2 giờ ) than hoạt , kaolin
Thay đổi nhu động ruột :Thuốc tẩy nhuận làm các thuốc khác vận chuyển nhanh quá, không hấp thu vào máu được.
Thay đổi hệ tạp khuẩn ruột: Erythromycin làm tăng độc tính của digoxin vì bình thường digoxin bị chuyển hoá bởi hệ vi khuẩn đường ruột 40% không còn hoạt tính, vi khuẩn đường ruột bị erythromycin tiêu diệt sẽ làm cho digoxin hoạt tính hấp thu vào máu nhiều hơn.
Giai đoạn phân bố:
_ Khi hai thuốc cùng liên kết với Protein/huyết tương, thuốc có ái lực liên kết lớn hơn sẽ đẩy thuốc kia ra thành dạng tự do làm tăng nồng độ gây độc tính.
_Lưu ý các thuốc có phạm vi điều trị hẹp và có tỷ lệ liên kết với Protein cao ( trên 80% ) dễ bị tương tác gây độc tính: Phenitoin (90%), Wafarin (99%). Nếu dung chung phenylbutazon với wafarin sẽ làm tăng tác dụng chống đông của wafarin.
Giai đoạn chuyển hoá:

B.Tương tác dược lực học
Đây là những tương tác xảy ra tại các thụ thể (rêcptor) của thuốc (có thể trên cùng receptor hoặc trên các receptor khác nhau, dẫn đến thay đổi tác dụng điều trị hoặc độc tính của thuốc (tăng hoặc giảm)
Tương tác đối kháng:
Là tương tác xảy ra giữa hai thuốc làm giảm hoặc mất tác dụng.
Thường được sử dụng để giải độc thuốc (Naloxon giải độc morphin). Nhưng trường hợp còn lại thuộc về loại phối hợp chống chỉ định.
Đối kháng cạnh tranh: Khi có sự cạnh tranh tại thụ thể (pilocarpin _ atropine). Pilocarpin làm co đồng tử trong khi ảtopin làm giãn đồng tử.
Đối kháng không cạnh tranh : Chất đối kháng tác động vào loại thụ thể khác (caffeine_diazepam).Caffein gây kích thích trong khi diazepam gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
Tương tác hiệp lực:
_ Là tương tác xảy ra giữa hai thuốc làm tăng tác dụng.
_ Đây là tương tác được khai thác rất nhiều trong điều trị.

2.1 Hiệp lực bổ sung
Hai thuốc tác động ở hai thụ thể khác nhau khi phối hợp, hoạt tính phối hợp bằng tổng hoạt tính của mỗi thuốc khi dung riêng lẻ.
Ví dụ : Codein + Paracetamol. Paracetamol chỉ dung giảm đau bậc 1, kết hợp với Codein thành giảm đau bậc 2

Hiệp lực cộng
Hai thuốc cùng tác động trên 1 thụ thể khi phối hợp, hoạt tính phối hợp bằng tổng hoạt tính của mỗi thuốc khi dung riêng lẻ

Ví dụ: NSAID + Paracetamol = giảm đau do viêm
Hiệp lực bội tăng
Hoạt tính phối hợp của hai thuốc lớn hơn hoạt tính của mỗi thuốc khi dung riêng lẻ.

Ví dụ:
Hãm khuẩn + Hãm khuẩn = Diệt khuẩn
( Sulfamethoxazol + Trimethoprim = Co- Trimoxazol)
Diệt khuẩn + Diệt khuẩn = Diệt khuẩn mạnh hơn
( Penicillin + Aminosid = Nhiễm khuẩn nặng )


III. Các tương tác thuốc có lợi
Tận dụng các tương tác thuốc có lợi bằng các dược phẩm có sự phối hợp sẵn : để đạt tương tác hiệp lực
Các thuốc cùng loại:
BACTRIM : Sulfamethoxazole + Trimethoprim.
RODOGYL : Spriramycin + Mefronidazol
Các thuốc khác loại:
ECAZIDE : captopril + hydroclothiazid
ARTHROTEC : diclofenac + misoprostol
GASTROSTAT : hợp chất lismuth + tetracyclin + metronidazol.
Phối hợp trong điều trị
Nhằm giảm bớt tác dụng phụ:
Hadoperidol + Trihexyphenidyl ( Trihexyphenidyl trị hội chứng ngoại tháp do haloperidol gây ra )
Isoniazid + Vitamin B6( Vitamin B6 cải thiện tình trạng viêm dây TK ngoại biên do INH )
Nhằm gia tăng hiệu quả điều trị:
Kháng sinh + men kháng viêm ( serratiopeptidase, lysozim )
Men kháng viêm giúp chống viêm, loãng đờm, giúp kháng sinh xâm nhập tốt vào mô
Cám ơn sự theo dõi của các bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)