Tượng Phật Bà Quan Âm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhung | Ngày 27/04/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Tượng Phật Bà Quan Âm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

tượng Phật Bà Quan Âm
nghìn mắt nghìn tay
+ Do nghệ nhân Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm Bính Thân, thời hậu Lê
(trên bệ tượng có khắc: "Nam Đông Giao, Thọ Nam Trương tiên sinh phụng khắc")
+ Pho tượng bằng gỗ, sơn son thếp vàng; cao 3,7m; bệ tượng dày 1,5m; vành hào quang rộng 2,1m.

+ Thờ Đức Thiên Thư Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát
+ Đặt ở chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Tượng Quan Âm được làm theo thế tam tài giả (tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân)
+ Trên có trời, hình tròn, động, thuộc dương
+ Dưới có đất, hình vuông, tĩnh, thuộc âm
+ Nối giữa trời và đất là người
=> Ba thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo không ngừng
Mặt Trời là mặt Quan Âm được đặt vào trung tâm pho tượng với ba cái đầu chụm lại gợi về cõi tam thế: quá khứ, hiện tại và tương lai


Thế tay:

+ Hai bàn tay chắp trước ngực thể hiện ý chí con người, tâm niệm làm việc thiện
+ Hai mươi bốn cánh tay gắn hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ý muốn thắng cái ác phải sử dụng cả văn lẫn võ
+ Thế tay Quan Âm nâng niu mặt trăng trước tâm mình là sự soi xét tự kiểm
+ Hai cánh tay để trên đùi biểu tượng cho ý chí kiên định tạo nên thành quả
Với tâm ý: "Trí tuệ Đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối", nghệ nhân đã khắc con mắt trong lòng bàn tay biểu tượng cho hàng ngàn vì sao trong thiên hà đang quan sát trần gian
+ Dưới địa ngục được biểu hiện ở bốn góc, đó là bốn nhân vật to béo đang chịu cảnh thụ hình nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác
+ Trên mũ Quan Âm có ba tầng đầu, mỗi tầng có ba đầu, đầu thứ chín là Phật A-di-đà tượng trưng cho cõi niết bàn cùng con chim Thiên Đường
+ Con Rồng bên dưới tòa sen là Hắc Long dưới biển Đông, tượng trưng cho cái ác

+ Cả vòng tròn lớn đằng sau được gắn kết với con chim Thiên Đường, tạo thành hình tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống lá
Tác giả Trương Thọ Nam đã tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng lên đỉnh cao bởi sự giao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc ấn Độ, điêu khắc Chăm, nhất là những cánh tay của Phật như những cánh tay của các vũ nữ thanh khiết Chăm.
Trang phục của Quan Âm được tác giả chuyển sang hình khối, bố cục đường nét rất lãng mạn theo phong cách Việt Nam, mà ông đã tiếp thu được từ nền nghệ thuật Lý - Trần
Tác phẩm do nhà điêu khắc thiên tài Trương Thọ Nam sáng tác có nội dung hoàn chỉnh bậc nhất về thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo truyền thống, có hình thức nghệ thuật đạt tới sự hoàn mĩ tuyệt vời.
Pho tượng đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại ấn Độ năm 1958
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe !

Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)