Tuan2-t3

Chia sẻ bởi Đào Trọng Tính | Ngày 27/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: tuan2-t3 thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Tuần: 2
Tiết : 3


Bài 2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Cách biểu diễn thông tin trong máy tính: số và phi số.
Hệ đếm dùng trong máy tính.
Cách chuyển đổi giữa các hệ cơ số.
2. Kỹ năng:
Nắm được hệ đếm được dùng trong máy tính.
Biết cách chuyển đổi giữa các hệ cơ số.
II/ Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.
2. Chuẩn bị của HS: SGK.
III/ Hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức – Kiểm tra vệ sinh, sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: - Nêu khái niệm thông tin, đơn vị đo thông tin?
- Kể tên các dạng thông tin?
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV và HS

5. Biểu diễn thông tin trên máy tính.
Dữ liệu là thông tin đã được mã hóa thành dãy các bit. Ta tìm hiểu cách biểu diễn thông tin loại số và phi số trong máy tính.
Thông tin loại số:
Hệ đếm và chuyển đổi giữa các hệ đếm:
C/Thức tổng quát:
Trong hệ đếm cơ số b, giả sử số N có biểu diễn:
dndn-1dn-2…d1d0,d-1d-2…d-m
0diN= dnbn + dn-1bn-1 + … +d0b0 +d-1b-1 +… +d-mb-m
Chú ý: khi cần phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó.

+ Hệ đếm La mã: là hệ đếm không phụ thuộc vị trí. Các kí hiệu trong hệ đếm bao gồm: I, V, X, L, C, D, M tương ứng 1, 5, 10, 50, 100, 500, 1000.
+ Trong cuộc sồng người ta thường dùng các hệ đếm : thập phân để biểu diến.
+ Trong tin học người ta thường dùng các hệ đếm : nhị phân, hexa.
* Hệ thập phân: sử dụng tập ký hiệu gồm 10 chữ số 0, 1, 2, …9. Giá trị của nó phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn. Giá trị số trong hệ thập phân được xác định theo qui tắc: mỗi đơn vị ở một hàng bất kì có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên phải.
Cách biểu diễn số:
Mọi số N có thể biểu diễn dưới dạng:
N= an 10n + an-110n-1 + …+ a1101+a0100 + … + a-m10-m, 0<= ai <=9
* Hệ nhị phân (hệ cơ số 2): dùng 2 kí hiệu : chữ số 0 và 1.
Biểu diễn số:
N= an2n + an-12n-1 + …+ a121+a020 + … + a-m2-m, ai = 0,1
* Hệ hexa (hệ cơ số 16): sử dụng các kí hiệu: 0, 1, 2…, 9, A, B, C, D, E, F. trong đó A, B, C, D, E, F tương ứng với 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.
Biểu diễn số:
N= an2n + an-12n-1 + …+ a121+a020 + … + a-m2-m
- Biểu diễn số nguyên:
+ Một byte có thể biểu diễn được số nguyên không dấu có giá trị từ 0 đến 255.
+ Để biểu diễn số nguyên có dấu người ta có thể dùng bit cao nhất để thể hiện dấu âm hay dấu dương với quy ước 1 ứng với dấu âm, 0 ứng với dấu dương. Một byte có thể biểu diễn được các số nguyên từ -127 đến +127.
- Biểu diễn số thực:
+ Mọi số thực đều có thể biểu diễn dưới dạng M 10K (được gọi là dạng dấu phẩy động, trong đó 0,1M<1, M được gọi là phần định trị và K là một số nguyên không âm gọi là phần bậc.
+ Máy tính sẽ lưu những thông tin gồm dấu của số, phần định trị, dấu của phần bậc và phần bậc.

GV: Giới thiệu về các hệ đếm và cách biểu diễn trong máy tính.
GV: Cho ví dụ minh họa.














HS: Theo dõi bài giảng, tìm thêm ví dụ.
GV: Con người thường dùng hệ đếm nào?
HS trả lời: hệ thập phân
Trong tin học dùng hệ đếm nào?
HS trả lời:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Trọng Tính
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)