TUẤN 9 - SỬ 8 - TIẾT 17 (2013 - 2014)

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: TUẤN 9 - SỬ 8 - TIẾT 17 (2013 - 2014) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:



BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

I. Mục tiêu
1. Kiến thức : HS nắm được :
- Những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
- Biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối XIX đầu XX.
2. Tư tưởng : Giáo dục HS :
- Về công lao Thiên hoàng Minh Trị.
- Giải thích được vì sao chiến tranh gắn liền với CNĐQ
3. Kĩ năng : - Biết sử dụng lược đồ, so sánh, phân tích sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Giáo án, phiếu học tập, lược đồ Đế quốc Nhật Bản
2. Học sinh : dụng cụ học tập, học bài củ, đọc SGK trước ở nhà.
III. Tiến trình Dạy và Học
1.Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra vở bài tập của 5 HS
2. Giới thiệu bài mới :
Cuối TK XIX – đầu TK XX, trong khi các nước Châu Á trở thành thuộc địa và phụ thuộc của các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản (NB) vẫn giữ được độc lập và còn phát triển kinh tế nhanh chóng và trở thành CNĐQ ?…
3. Nội dung bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc duy tân Minh Trị
GV: giới thiệu vị trí nước NB qua lược đồ
Là một quốc gia quần đảo gồm 4 đảo lớn…
GV: NB cuối TK XIX có gì giống với các nước Châu Á?
HS : suy nghĩ trả lời.
GVmở rộng : Chế độ PK Su-gun đứng đầu khủng hoảng bế tắc-“ Bế quan toả cảng” ( TB phương Tây (Mĩ) dùng vũ lực buộc Su-gun mở cửa để chiếm lĩnh thị trường ( chiếm TQ, Triều Tiên
? : đứng trước nguy cơ xâm lược, NB đã làm gì để bảo vệ đất nước ?


GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm trong 4’,
* Nhóm 1 : nêu những cải cách của Minh Trị về kinh tế ?

* Nhóm 2 : về chính trị ?


* Nhóm 3 : về giáo dục ?


* Nhóm 4 : về quân sự ?
GV : tổng hợp, nhận xét đối chiếu kết quả bảng phụ.
HS : quan sát hình 47 SGK và nêu nhận xét về cải cách của ông.
? : Kết quả, ý nghĩa của cuộc Duy Tân ?
HS : Suy nghĩ trả lời.
GV: Kết luận và chuyển ý
Hoạt động 2: Tìm hiểu Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
GV: Gợi nhớ HS đặc điểm chung của CNĐQ

GV: Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNĐQ trong điều kiện nào ? Biểu hiện ra sao ?
HS : dựa vào SGK trả lời

GV: Minh hoạ bằng lược đồ sự mở rộng thuộc địa của CNĐQ Nhật Bản.

GV mở rộng : Hướng dẫn HS liên hệ Việt Nam, Trung Quốc, vì sao những nước này cải cách không thành công.


I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ
1. Hoàn cảnh :


- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng
- Các nước tư bản phương Tây ra sức tìm cách xâm nhập vào NB




→ Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách tiến bộ
2. Nội dung :
a. Kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ,phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá cầu cống.
b. Chính trị : Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành hiến pháp, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
c. Giáo dục : Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kỉ thuật, cử học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
d. Quân sự : tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.


3. Kết quả, ý nghĩa :
Đưa NB từ nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản công nghiệp.
II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN CNĐQ
- Cuối TK XIX – XX, NB chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
- Biểu hiện :
+ Phát triển : Công nghiệp, thương nghệp, ngân hàng.
+ Xuất hiện các công ti độc quyền.
+ Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, vơ vét tài nguyên của cải, tiền bồi thường chiến tranh.
( nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ
( NB được mệnh danh là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến




4. Củng cố :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)