Tuần 9. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thu Hương | Ngày 10/05/2019 | 105

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 33, 34
Khái quát văn học Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX
đến cách mạng tháng tám 1945
GV: Phạm Thị Thu Hương
Lớp 11D1
Tìm hiểu tổng thể bài khái quát
Bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 được tác giả sách giáo khoa triển khai thành mấy mục chính? Anh (chị) hãy nêu tên các đề mục đó.
Khái quát văn học Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945
I. Tìm hiểu từng phần nội dung bài học
Hãy hoàn thành phiếu học tập theo mẫu
Tổ 1: Hoàn thành phiếu học tập số 1
Tổ 2: Hoàn thành phiếu học tập số 2
Tổ 3: Hoàn thành phiếu học tập số 3
Tổ 4: Hoàn thành phiếu học tập số 4

Phiếu học tập số 1
Phiếu học Tập số 2
Phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 4
1. Nền văn học được hiện đại hoá
Anh (chị) hiểu thế nào là hiện đại hóa văn học?




Anh chị thử lí giải tại sao hiện đại hóa văn học là một đòi hỏi tất yếu của thời đại?


Quá trình phát triển thoát ra khỏi thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây



- Vậy những đặc điểm thi pháp của văn học trung đại là gì?

Hiện đại hóa vn học
I.Nền văn học được hiện đại hóa
1.1. Những điều kiện để hiện đại hóa văn học:
-Thực dân Pháp bình định xong đất nước và tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa-> Xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc theo hướng hiện đại hóa.
- Công chúng văn học mới
-Nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa là tầng lớp trí thức Tây học (chịu ảnh hưởng chủ yếu của văn hoá phương Tây).
Hoạt động kinh doanh văn hóa phát triển
Phê bình văn học ra đời và phát triển trên báo chí
Quá trình hiện đại hoá văn học đã diễn ra như thế nào?
1.2. Các giai đoạn hiện đại hóa

a.Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ đến khoảng 1920)
Chuẩn bị cho quá trình hiện đại hoá : chữ quốc ngữ, báo chí, dịch thuật,.
Xuất hiện một số sáng tác văn xuôi bằng chữ quốc ngữ : Thầy La-za-rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản), Hoàng Tố Anh hàm oan (Thiên Trung),...
-Thành tựu chủ yếu là thơ văn của các chí sĩ cách mạng : Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng,...-> Tư tưởng chính trị, xã hội đổi mới, nhưng quan điểm thẩm mĩ vẫn thuộc phạm trù thi pháp trung đại

b.Giai đoạn thứ hai (khoảng từ 1920- 1930)
- Là giai đoạn giao thời

- Một số tác giả tiêu biểu : Hồ Biểu Chánh (tiểu thuyết), Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học (truyện ngắn), Trần Tuấn Khải, Tản Đà (thơ), Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nam Xương (kịch)

- Các tác phẩm của Nguyễn ái Quốc viết bằng tiếng Pháp tại Pa- ri có sức chiến đấu cao và bút pháp điêu luyện (Vi hành, Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu,...)
c.Giai đoạn thứ ba (khoảng từ 1930- 1945)
-Nền văn học Việt Nam đã thực sự trở thành hiện đại
-Nở rộ truyện ngắn và tiểu thuyết viết theo lối mới : tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nam Cao,...
- Cuộc cách mạng trong thơ ca cả về nội dung và hình thức của phong trào Thơ mới : Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử,...
- Các thể loại khác cũng đạt được thành tựu lớn : kịch nói (Nguyễn Huy Tưởng), phóng sự (Vũ Trọng Phụng), phê bình văn học (Hoài Thanh),...
2. Nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết:
"Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì vĩ như Chế Lan Viên và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu"
Vũ Ngọc Phan cũng cho đây là thời kì một năm có thể kể như 30 năm của người
Những lời tổng kết trên cho anh (chị) hiểu gì về tốc độ phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn này?
Căn cứ vào phiếu học tập, ạnh (chị) hãy nêu những biểu hiện và lí giải nguyên nhân tạo nên nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ của văn học giai đoạn này?
2. Nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ
a.Biểu hiện:
Nhịp điệu phát triển về số lượng

Nhịp độ cách tân

- Nhịp độ trưởng thành, kết tinh ở những cây bút có tài năng
b. Nguyên nhân:
Yêu cầu tất yếu của thời đại
-Sức sống của nền văn học dân tộc được khơi dậy mãnh liệt trong bối cảnh mới
-Vai trò của tầng lớp trí thức Tây học : Sự thức tỉnh ý thức cá nhân ở họ, Sự biểu hiện một cách kín đáo, tha thiết tình cảm với đất nước
-Văn chương đã trở thành hàng hóa, viết văn thành một nghề để kiếm sống

3 Sự phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học
Bộ phận văn học phát triển hợp pháp
+ Xu hướng văn học lãng mạn
+ Xu hướng văn học hiện thực
Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp
Dựa trên căn cứ nào để chỉ ra sự phân hóa thành các bộ phận và xu hướng như trên của văn học? Nhân tố nào thúc đẩy sự phân hoá này?
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi- Hồ Chí Minh)
-Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể (Cây đàn muôn điệu- Thế Lữ)
Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia toát ra từ những kiếp lầm than. (Trăng sáng- Nam Cao)
3.1.cơ sở , nhân tố thúc đẩy sự phân hoá
thành các bộ phận, xu hướng văn học
Cơ sở:
Quan điểm nghệ thuật (thái độ chính trị đối với chủ nghĩa thực dân, quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và chính trị)
Khuynh hướng thẩm mĩ
Nhân tố thúc đẩy:
- Sự ra đời, phát triển của phê bình văn học tạo điều kiện cho việc bộc lộ và cọ xát các quan điểm, chính kiến.
Dựa vào phiếu học tập số 3, anh (chị) hãy trình bày sự phân hóa phức tạp của văn học giai đoạn này?
3.2. Bộ phận văn học phát triển hợp pháp

Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa:
Thể hiện trực tiếp, sâu sắc cái tôi trữ tình
Phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả khát vọng, ước mơ.
Thể hiện thái độ bất hòa và bất lực của người cầm bút trước hoàn cảnh xã hội
Thể loại thích hợp : thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình
Xu hướng hiện thực chủ nghĩa
Diễn tả, phân tích, lí giải chân thực hiện thực xã hội
Xây dựng hình tượng điển hình
Thái độ phê phán của người cầm bút trên tinh thần dân chủ, nhân đạo
Thể loại thích hợp: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.
3.3.Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp
và nửa hợp pháp
Quan điểm sáng tác: coi văn học là vũ khí chiến đấu, là phương tiện tuyên truyền vận động cách mạng
Thể hiện hình tượng người chiến sĩ :
+ Căm thù sôi sục bọn cướp nước và bán nước
+Yêu thương vô hạn với đất nước và nhân dân
+ Hiên ngang, bất khuất trong bất cứ thử thách nào
+ Ngợi ca lí tưởng cộng sản
II. Thành tựu văn học
từ đầu thế kỉ XX đến CMT8- 1945
Những truyền thống tư tưởng lớn của lịch sử văn học Việt Nam là gì? Giai đoạn văn học này đã có đóng góp như thế nào vào truyền thống đó? Hãy lấy một dẫn chứng để minh họa
II. Thành tựu
1. Về nội dung tư tưởng
-đem đến cho những truyền thống lớn của văn học dân tộc một tình thần mới :Tinh thần dân chủ:

+ Yêu nước gắn liền với yêu dân, lí tưởng XHCN, tinh thần quốc tế vô sản; chủ nghĩa anh hùng mới của thời đại
+ Yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng Việt

+ Quan tâm tới những con người bình thường nhỏ bé trong xã hội, thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của mỗi cá nhân, đòi hỏi phát huy cao độ tài năng của mỗi con người thấm thía xót thương những cuộc sống mờ nhạt, vô nghĩa,.
Anh (chị) hãy kể tên các thể loại mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
- Dựa vào các tác phẩm đã được học trong chương trình THCS, anh (chị) hãy chỉ ra sự cách tân, hiện đại hoá của một thể loại văn học thuộc giai đoạn này.
2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học
2.1.Tiểu thuyết
+ Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách
+ Tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn
+ Tiểu thuyết hiện thực
2.2. Truyện ngắn:
+ Truyện ngắn buổi đầu của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học
+ Truyện trào phúng của Nguyễn Công Hoan
+ Truyện trữ tình của Thạch Lam,Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh
+ Truyện phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân,..
+ Truyện ngắn hiện thực của Nam Cao

2.3. Phóng sự: Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Lê Văn Hiến.

2.4. Bút kí, tùy bút : Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Xuân Diệu,.

2.5. Kịch nói : Nam Xương, Vi Huyền đắc, Nguyễn Huy Tưởng.
2.6. Thơ ca

Bộ phận văn học hợp pháp : Trần Tuấn Khải, Tản đà, Thế Lữ, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,.


Bộ phận văn học bất hợp pháp và nửa hợp pháp : Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Ngô đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Sóng Hồng, Xuân Thủy, Tố Hữu,.
Từ việc tìm hiểu toàn bộ bài Khái quát trên đây, anh (chị) đánh giá như thế nào về vị trí của thời kì văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945?
Tổng kết

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã khép lại 10 thế kỉ văn học trung đại để mở ra một thời kì mới với những thành tựu và kinh nghiệm còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai : thời kì văn học hiện đại trong quan hệ rộng rãi với nhiều nền văn hóa trên thế giới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thu Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)