Tuần 9. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chia sẻ bởi Lê Thị Mỹ Thiện | Ngày 10/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 32
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945


GV: Trương Nhựt Lê Tâm
I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1 Văn học đổi mới theo hưóng hiện đại hoá :
a. Khái niệm hiện đại hoá: là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.
b.Những nhân tố tạo điều kiện để hiện đại hoá văn học:
- Sự thay đổi ý thức hệ đời sống.
- Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Sự “ Âu hóa” xã hội thành thị Việt Nam.
- Đảng Cộng sản có Đề cương văn hoá năm 1943.
c. Các giai đoạn hiện đại hoá: 3 giai đoạn

* Giai đoạn 1 ( Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920)
- Chữ quốc ngữ được phổ biến ngày càng rộng rãi
- Phong trào dịch thuật phát triển.
- Xuất hiện một số sáng tác văn xuôi bằng chữ quốc ngữ
- Thành tựu chủ yếu là thơ văn của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…

=> Đây là giai đoạn chuẩn bị điều kiện vật chất cho văn học phát triển. Thơ văn của chí sĩ cách mạng, nho sĩ đã có sự tiến bộ về tư tưởng nhưng về hình thức cơ bản vẫn là của văn học trung đại.
* Giai đoạn 2 ( khoảng từ năm 1920 đến năm 1930 )

- Nhiều tác phẩm có giá trị xuất hiện ở Nam Bộ:
+ Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, kịch Ông Tây An Nam (Nam Xương)….
+ Tác tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp có sức chiến đấu cao và bút pháp điêu luyện.


=>Quá trình hiện đại hoá đã đạt được những thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và sự hiện đại hóa của thể loại truyền thống. Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí đều phát triển.
* Giai đoạn 3 ( khoảng từ 1930 đến 1945)
- Nở rộ truyện ngắn và tiểu thuyết viết theo lối mới: tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…
- Cuộc cách mạng trong thơ ca cả về nội dung và hình thức của phong trào Thơ mới:Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…
- Các thể loại khác cũng đạt được thành tựu lớn: kịch nói, phóng sự, phê bình văn học..

=> Đây là giai đoạn có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt được nhiều thành tựu.

=>Hoàn tất quá trình hiện đại hoá dân tộc.
.











2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng , vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

a. Văn học công khai:

- Gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân. Ngay trong bộ phận này cũng có nhiều xu hướng khác nhau: hiện thực, lãng mạn, tự nhiên, siêu thực…

* Văn học lãng mạn:
- Khẳng định cái tôi cá nhân
- Đề tài: Thường tìm đến đề tài về tình yêu, về thiên nhiên và quá khứ, thể hiện khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung tục, tầm thướng.
- Thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ, tương phản gay gắt, biến thái tinh vi trong tâm hồn con người.
- Thành tựu chủ yếu: phong trào thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Hồ Dzếnh…
=> Văn học lãng mạn góp phần quan trọng vào việc thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến cổ hủ để giải phóng cá nhân, giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực tình yêu, hôn nhân và gia đình.

* Văn học hiện thực:
- Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội, phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với thái độ cảm thông sâu sắc.
- Thái độ phê phán xã hội trên tinh thần dân chủ và nhân đạo, chú trọng miêu tả và phân tích, lí giải hiện thực thông qua hình tượng điển hình.
-Thành tựu chủ yếu ở các thể loại văn xuôi: truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…phóng sự của Tam Lang , Vũ Trọng Phụng. Ngoài ra còn có thơ trào phúng.
=> Nhìn chung, văn học hiện thực có tính chân thật cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo.
b. Văn học không công khai
- Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp là sản phẩm của các nhà văn – chiến sĩ. Đây là bộ phận văn học cách mạng. Nó sẽ trở thành dòng chủ của văn học Việt Nam sau này.
- Quan niệm thơ văn là vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ thù.
- Nội dung: Tấn công kẻ thù và bọn tay sai, thể hiện khát vọng độc lập, đấu tranh để giải phóng dân tộc, tinh thần yêu nước nồng nàn vàniềm tin vào tương lai chiến thắng tất yếu của cách mạng.
- Tác giả tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu …
=>Quá trình hiện đại hoá đi liền với quá trình cách mạng hoá.
*Nhận định chung:
Nhìn bao quát, giữa các bộ phận văn học (công khai và không công khai), giữa các xu hướng văn học có sự khác biệt và đấu tranh với nhau về mặt khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật. Nhưng trong thực tế, chúng ít nhiều vẫn tác động, thậm chí có khi chuyển hóa lẫn nhau để cùng phát triển. Điều đó đã tạo nên tính đa dạng, phong phú, phức tạp của văn học thời kì này, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Mỹ Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)