Tuần 9. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Chia sẻ bởi Ngô Nữ Ngọc Thùy | Ngày 09/05/2019 | 217

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP!
HỎI BÀI CŨ:
Đọc thuộc một bài ca dao trong chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa?
Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao đó?
Đọc 2 câu ca dao có mở đầu bằng công thức giống nhau? VD: Thân em… ; Chiều chiều… ; Buồn trông, …

GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Thuở ban đầu, loài người trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau bằng ngôn ngữ nói. Sau này khi sáng tạo ra chữ viết, người ta dùng chữ viết cùng với tiếng nói để thông tin với nhau. Chữ viết ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử văn minh nhân loại, và từ đó hình thành hai dạng ngôn ngữ: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
TIẾT 28
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI
VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
CẤU TRÚC BÀI HỌC:
I/ KHÁI NIỆM
II/ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
III/ LUYỆN TẬP
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
HỌC SINH LẬP BẢNG SO SÁNH SAU:
Xem đoạn phim và đoạn văn bản sau:
Vua An Dương Vương nuớc Âu Lạc, họ Thục tên Phán [...] xây thành Việt Thường hễ đắp tới đâu lại lỡ tới đấy.Vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Ngày mồng bảy tháng ba bỗng thấy một cụ già từ phương đông d?ng trước cửa thành mà than rằng: "Xây thành này biết bao giờ cho xong được!". Vua mừng rỡ ra đón vào trong điện thi lễ, hỏi rằng: "Ta đắp thành này đã nhiều lần, tốn nhiều công sức mà không thành, thế là cớ làm sao?". Cụ già đáp: "Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công". Nói rồi từ biệt ra về.
Câu hỏi thảo luận nhóm:
- Nhóm 1: Nêu khái niệm và so sánh phương tiện ngôn ngữ chủ yếu của hai loại ngôn ngữ? Lấy VD minh hoạ?
Nhóm 2: So sánh tình huống giao tiếp của hai loại ngôn ngữ? Lấy VD minh hoạ?
Nhóm 3: So sánh phương tiện phụ trợ của hai loại ngôn ngữ? Lấy VD minh hoạ.
- Nhóm 4: So Sánh hệ thống các yếu tố ngôn ngữ (từ ngữ, câu, văn bản) của hai loại ngôn ngữ? Lấy VD minh hoạ?
I. KHÁI NIỆM:
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
Từ ngữ :
+ Khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ
+ Trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen.
Câu : Kết cấu linh hoạt (câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa…)
Văn bản : không chặt chẽ, mạch lạc.
- Từ ngữ :
+ Được chọn lọc, gọt giũa
+ Sử dụng từ ngữ phổ thông.


- Câu : Câu chặt chẽ, mạch lạc: câu dài nhiều thành phần.

- Văn bản : có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao.
* Lưu ý: 1/ Phân biệt nói và đọc:
Nói
Đọc
Nói và đọc thành tiếng một văn bản giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
Giống nhau: đều phát ra âm thanh để mọi người nghe.
- Khác nhau:
Nói: không lệ thuộc vào văn bản
Đọc: lệ thuộc vào văn bản, hành động phát âm một văn bản viết, người đọc cố gắng tận dụng ưu thế của ngôn ngữ nói.
* Lưu ý: 2/ Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ có hai trường hợp:
Khi xử kiện thầy lí nói:
Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn,phạt một chục roi.
Cải vội xoè năm ngón ta,ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:
Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt,nói:
Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!
(Trích truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” )
Ngôn ngữ viết được trình bày bằng lời nói miệng:
Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết:

* Ng�n ng? vi?t trong van b?n du?c tr�nh băy l?i b?ng l?i n�i mi?ng: L?i n�i t?n d?ng uu th? ng�n ng? vi?t, d?ng th?i c� s? h? tr? c?a ng�n ng? n�i. VD: thuy?t tr�nh tru?c h?i ngh? b?ng bâo câo dê vi?t s?n, .
* Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản: Văn bản viết nhằm thể hiện văn bản nói, khai thác ưu thế của nó. VD: Văn bản truyện có lời nói nhân vật, bài báo ghi lại cuộc phỏng vấn, …


Khi xử kiện thầy lí nói:
Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn,phạt một chục roi.
Cải vội xoè năm ngón ta,ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:
Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt,nói:
Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!
(Trích truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” )

* Lưu ý:
3/ Cần tránh sự lẫn lộn giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói: Tránh dùng yếu tố đặc thù của ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại.
Bài tập 1:
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết:
Ở đây phải chú ý 3 khâu:
Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta (tôi không muốn dùng chữ “ từ vựng”).
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”).
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kỹ thuật…)
- Dùng thuật ngữ :
vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, …
- Thay thế :
+ Vốn chữ = Từ vựng
+ Phép tắc của tiếng ta = Ngữ pháp
- Tách dòng để trình bày rõ từng luận điểm.
- Dùng từ ngữ chỉ thứ tự: Một là, Hai là, Ba là
- Dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 2:
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói:
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy.
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, lon ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. -Thị liếc mắt, cười tít.
Từ hô gọi
Từ tình thái
Khẩu ngữ
Phối hợp giữa lời nói và cử chỉ
Hai nhân vật thay vai nhau (nói – nghe: giữa Tràng và cô gái)
Bài tập 2:
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói:
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy.
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, lon ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. -Thị liếc mắt, cười tít.
-Từ hô gọi: kìa, này, ơi
- Từ tình thái: đấy, thật đấy, nhỉ
- Khẩu ngữ: chòng ghẹo, mấy, có khối nói khoác, sợ gì, đằng ấy
- Phối hợp lời nói- cử chỉ: cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt, cười tít.
BÀI TẬP 3: Phân tích lỗi - Chữa lại câu cho phù hợp với ngôn ngữ viết:
a). Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
Thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp
- NhầmTN với CN
- Dùng từ thừa
- Dùng khẩu ngữ
- NhầmTN với CN :“trong…
- Dùng từ thừa : thì đã
- Dùng khẩu ngữ : hết ý
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
CỦNG CỐ:
Phân biệt đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết qua bảng so sánh ở trên.
Khi nói hay viết cần theo đúng đặc trưng mỗi loại ngôn ngữ, đặc biệt là không dùng “văn nói” trong khi viết văn.
2. DẶN DÒ:
Bài tập:
+ Làm tiếp bài tập còn lại trong SGK.
+ Viết lại đoạn hội thoại ở BT 2 SGK (dạng ngôn ngữ nói) thành một đoạn văn thuộc ngôn ngữ viết theo hình thức kể lại diễn biến của cuộc hội thoại.
- Chuẩn bị bài mới: Ca dao hài hước (Soạn bài 1, 2) theo các nội dung: Đối tượng và nghệ thuật gây cười ở mỗi bài?













XIN TR�N TR?NG C?M ON QU� TH?Y CƠ V� C�C EM H?C SINH!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Nữ Ngọc Thùy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)