Tuần 9. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Khánh | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

HÂN HOAN CHÀO ĐÓN
CÁC EM HỌC SINH LỚP 10C1
ÔN KIẾN THỨC

Xem hai đoạn phim hài sau đây, cố gắng nêu lên những truyện cười được đưa vào các đoạn phim
ĐẶC ĐIỂM CỦA
NGÔN NGỮ NÓI

NGÔN NGỮ VIẾT
Tiếng Việt
CHÀO CÁC BẠN
10C1

Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, lời nói trong giao tiếp hàng ngày
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI
Tiếp xúc trực tiếp, luân phiên đổi vai
Người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi
Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ
Người nghe phải lĩnh hội kịp thời, ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích
Người nói- Người nghe

Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu- Kết hợp với nhiều phương tiện hỗ trợ
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI
Giọng nói có thể có nhiều sắc thái khác nhau (trầm bổng, nhanh chậm, lớn nhỏ…)
Ngữ điệu là yếu tố quan trọng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn; hài lòng, thất vọng…) và bổ sung thông tin (quan trọng, không quan trọng…)
Kết hợp ngữ điệu với lời nói, cử chỉ, nét mặt…
Người nghe- Người nói

Ngôn ngữ nói sử dụng từ ngữ đa dạng
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI
Có những lớp từ mang tính khẩu ngữ , kết hợp thành ngữ- VD: ẻm, ảnh, ổng, bả, quá sức, đen thủi đen thui…
Có từ ngữ địa phương-VD: rứa, mô, chừ, tê. Chu choa! Mèn đét ơi!…
Có tiếng lóng- VD: cớm, chai, xị…
Có các biệt ngữ- VD: Vạn tuế!
Có các trợ từ, thán từ, từ đưa đẩy, chêm xen: VD: Chao ôi! Ối dào! À, ư, nhỉ, nhé, cơ mà…
Người nghe- Người nói

Ngôn ngữ nói thường sử dụng các kiểu câu ngắn, tỉnh lược thành phần, hoặc kiểu câu có yếu tố dư thừa trùng lặp để nhấn mạnh ý muốn nói
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI

Phân biệt giữa nói và đọc
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI
Tự nhiên, linh hoạt
Nói
Đọc
Theo văn bản, có diễn cảm
Cần chuẩn bị kỹ trước khi nói!
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ thể hiện bằng chữ viết trong văn bản
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VIẾT
Người viết và người đọc phải nắm vững các ký hiệu chữ viết, quy tắc chính tả, quy cách tổ chức văn bản
Người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ
Người đọc có điều kiện đọc lại, nghiền ngẫm, phân tích để lĩnh hội thấu đáo
Văn bản viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài

Ngôn ngữ viết được hỗ trợ bằng hệ thống dấu câu, các ký hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VIẾT
Bản đồ tư duy "Việt Nam”, với hình hoa sen hồng 6 cánh tương ứng với 6 nội dung liên quan đến địa lý, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam. Đài sen là trung tâm bản đồ có kích cỡ 22 x 30m (660m2) với 551.232 mảnh ghép. BĐTD này gấp đôi kỉ lục cũ của Singapore là 212.323 mảnh được thiết lập năm 2002 và vượt qua kỷ lục của Trung Quốc về BĐTD lớn nhất.

Ngôn ngữ viết đòi hỏi sử dụng từ ngữ chính xác, hợp phong cách
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VIẾT
Tránh dùng khẩu ngữ trong VB viết.
Tránh dùng từ địa phương
Tránh dùng các tiếng lóng, tiếng tục
(trừ trường hợp dùng trong văn chương)
Mẹ mong gả thiếp về giồng
Ăn bông bí luộc dưa hồng nấu canh
(Ca dao)
Giồng là những dãy đất cao, có nhiều cát chen lẫn giữa các cù lao, cồn bãi trên sông Cửu Long.

Ngôn ngữ viết thường sử dụng câu dài, nhiều thành phần, mạch lạc, chặt chẽ
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VIẾT
Tiếng Việt, hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu người Việt hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết.

Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết (có thể dùng dạng câu nói trực tiếp hay câu tường thuật)
HAI TRƯỜNG HỢP CẦN CHÚ Ý
Trong truyện, có lời nói của nhân vật
Trong bài báo, ghi lại cuộc phỏng vấn
Bài ghi lại cuộc nói chuyện


Ngôn ngữ viết được trình bày bằng lời nói miệng
HAI TRƯỜNG HỢP CẦN CHÚ Ý
Thuyết trình trước Hội nghị
Nói theo một văn bản soạn sẵn

Mời các em xem một đoạn phim minh họa
Nhớ lập dàn ý trước khi viết!
Bút sa, gà chết!
Sai một ly, đi một dặm!
Bài tập 1: Đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích
LUYỆN TẬP
Dùng thuật ngữ khoa học của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc...
Tách dòng sau mỗi câu để làm rõ từng luận điểm.
Dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày (một, hai, ba ...) để đánh dấu luận điểm
Dùng các dấu câu để hỗ trợ thêm ( ), “ “, ...
Bài tập 2: Đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích
LUYỆN TẬP
Dùng các từ hô gọi: Kìa, này, ơi, nhỉ
Dùng khẩu ngữ: cười như nắc nẻ, cong cớn, ton ton, cười tít, đã đẩy thì đẩy, sợ gì, đằng ấy
Dùng từ ngữ địa phương: có khối, mấy (giò)
Câu ngắn gọn, tỉnh lược: Kìa anh ấy gọi! Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Mô tả dáng điệu, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt của nhân vật: cong cớn, vuốt mồ hôi trên mặt, cười, vùng đứng dậy, ton ton, liếc mắt, cười tít

Bài tập 3
LUYỆN TẬP
Trong thơ ca Việt Nam thì đã có những bức tranh mùa thu đẹp hết ý
Trong thơ ca Việt Nam, đã có những bức tranh mùa thu tuyệt đẹp
Lỗi: dùng khẩu ngữ trong văn viết

Bài tập 3
LUYỆN TẬP
Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ
Lỗi: dùng từ địa phương, khẩu ngữ trong văn viết
Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai nhiều lên gấp nhiều lần.

Bài tập 3
LUYỆN TẬP
Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng…thì cả ốc, tôm, cua…chúng chẳng chừa ai sất.
Lỗi: dùng từ lộn xộn, câu thiếu mạch lạc, ý nghĩa không rõ ràng
Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, ốc, tôm, cua… và cả những loài chim ở gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng… cũng đều bị tàn hại.
So sánh ng ngữ nói và ng ngữ viết
Nói
Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh
Tình huống giao tiếp: trực tiếp
Phương tiện phụ trợ: ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ
Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, câu tỉnh lược…
Viết
Phương tiện ngôn ngữ: chữ viết
Tình huống giao tiếp: gián tiếp
Phương tiện phụ trợ: kiểu chữ, hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu
Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: từ ngữ hợp phong cách, câu đủ thành phần
Hướng dẫn ôn tập
Các em thêm 2 đề Văn sau đây vào Đề cương ôn thi giữa HKI:
Từ truyện cổ tích “Tấm Cám”, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
Từ những kỉ niệm của tuổi học trò, anh (chị) hãy viết một câu chuyện :Một học sinh phạm phải một số sai lầm, nhưng nhờ được bạn bè và thầy, cô giúp đỡ, đã kịp sửa chữa và vươn lên trở thành học sinh học tập tốt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)