Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lệ Thuy | Ngày 09/05/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÂN CHÂU

MÔN NGỮ VĂN
KHỐI 10
HỒ THỊ NGỌC NỮ
CA DAO THAN THÂN
Bài giảng
I. ĐỌC-HIỂU TIỂU DẪN
_Ca dao than thân có số lượng lớn.
_Nội dung:
+ Lời than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.
+ Tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất con người.
+Phản kháng xã hội, phản kháng những điều ngang trái trong xã hội phong kiến.
1.Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
2. Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
3. Bướm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm, lời ru càng buồn.
Bài 1-2-3
THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN
?Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ được nói đến ở 3 bài ca dao này có đặc điểm gì chung?
@Đều nói đến sự phụ thuộc của người phụ nữ vào: _hoàn cảnh
_người khác

@Người phụ nữ phải chịu cảnh bị gả bán, hôn nhân không có tình yêu.
?Phân tích giá trị biểu cảm của những so sánh nghệ thuật ở bài 1 và 2.
1. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
2. Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Bài 1-2:
Dùng hình thức so sánh quen thuộc: "Thân em như."
+Vật so sánh là những vật đẹp, mềm mại(tấm lụa đào);cho dòng nước trong lành (giếng) ..
+Nhưng đây là những vật nhỏ bé, yếu ớt.
*Ẩn dụ về thân phận người phụ nữ: nhỏ bé, yếu ớt, sống cam chịu.
?Hãy tìm những bài ca dao được bắt đầu bằng hình thức: "Thân em như.".
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.
Thân em như miếng cau khô
Người khôn tham mỏng, người thô tham dày.
Thân em như tấm lụa điều
Đã đông kẻ chuộng lại nhiều người ưa.

?Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình ở bài ca dao thứ 3.
Bướm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn.
Bài 3: Tâm sự buồn của người phụ nữ phải lấy chồng sớm, chịu phận tảo hôn.
_Cuộc đời làm vợ, làm dâu, làm mẹ trong gia đình gia trưởng của xã hội phong kiến vô cùng đau khổ. Làm vợ càng sớm càng khổ.
_Tiếng ru buồn là tâm sự riêng, họ không biết chia sẻ cùng ai ngoài đứa con thơ bé nhỏ.
*Cảnh bế tắc, buồn tủi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bài 4
Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa...
Bài 4
NỖI BĂN KHOĂN CỦA NGƯỜI CON GÁI ĐANG YÊU
? Hai câu đầu có ý nghĩa gì?
_Hai câu đầu:
+Sự biến đổi của thiên nhiên trước thời gian, hoàn cảnh: đóng rong, bạc đầu.
+Tuổi xuân của người con gái cũng sẽ trôi đi.
?Bốn câu sau thể hiện điều gì?
_Bốn câu sau:
+Khát vọng sống hạnh phúc và nỗi lo sợ của cô gái.
?Khát vọng của cô gái được biểu hiện như thế nào?
+Mong muốn gắn bó với người yêu, khát vọng được tự do yêu đương, và có hạnh phúc bền vững.
?Nhưng cô gái sợ điều gì?
+Sợ: cha mẹ
chàng trai thay đổi(nỗi sợ lớn nhất)
?Trong lòng cô gái xuất hiện mâu thuẫn gì?
_Mâu thuẫn giữa: Khát khao hạnh phúc lứa đôi và Thân phận người phụ nữ .

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Bài 5
TÂM SỰ CỦA CON CÒ
?Tình cảnh con cò được tác giả dân gian miêu tả như thế nào?
_ Tình cảnh con cò đặc biệt: Kiếm ăn: ban đêm, gặp rủi ro,
lâm nạn "lộn cổ xuống ao"
?Cụm từ "tôi có lòng nào" mang ý nghiã gì?
_"Tôi có lòng nào": khẳng định cò không có ý xấu.
?Nếu chết cò lựa chon cái chết như thế nào?
_Chết trong
?Hình ảnh ẩn dụ nước trong, nước đục có ý nghĩa gì?
_Dù có chết cũng phải chết trong danh dự chứ không muốn để lại tiếng xấu.
?Tâm sự con cò được thể hiện như thế nào?
*Tâm sự con cò:
+Cò lương thiện, chăm chỉ nhưng gặp rủi ro.
+Dù chết, cò cũng muốn chết trong danh dự, không làm con cái xấu hổ, tai tiếng.
?Trong ca dao, con cò là biểu tượng của ai? Vì sao?
_Là biểu tượng của người nông dân nghèo.
_Vì: +Thân cò gầy guộc = sự khổ cực , vất vả của người nông dân.
+Cò có nhiều đặc điểm giống với người nông dân: chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó.
III. LUYỆN TẬP

? Trong ca dao than thân, thường gặp nhất là lời than của ai?
Chàng trai
B.Ngườiphụ nữ
C.Cả A, B đều đúng
D.Cả A, B đều sai

? Thân phận người phụ nữ trong 3 bài ca dao đầu có đặc điểm gì chung?
A. Đều khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B. Đều ca ngợi vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ.
C. Đều nói đến sự phụ thuộc vào hoàn cảnh, vào người khác của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
D. Đều nói đến sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân

? Trong bài ca dao số 4, nhân vật trữ tình lo sợ điều gì?
C. Sợ cha mẹ.
A. Sợ người yêu thay lòng
D. Sợ xã hội ngăn cấm tình yêu đôi lưa
B. Sợ cha mẹ ngăn cấm và sợ chàng trai thay đổi.
? Trong bài ca dao số 5, con cò là biểu tượng của ai?
A. Người đàn ông trong gia đình phong kiến.
B. Người vợ trong xã hội xưa.
D. Người nông dân.
C. Quan lại.

? Hoàn cảnh mà con cò gặp phải là:
C. May mắn kiếm được nhiều thức ăn.
B. Rủi ro, lâm nạn.
A. Bình thường, chẳng có gì đáng nói
D. Tất cả đều sai.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lệ Thuy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)