Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Vân Anh | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 8
Thơ Dương Tường
Giới thiệu vài nét về Dương Tường
Dương Tường, tên thật là Trần Dương Tường, sinh ngày 4 tháng 8 năm 1932 tại Nam Định, là một nhà văn, nhà thơ và dịch giả Việt Nam.
Dương Tường học tiểu học tại Nam Định. Ông học trung học tại Hà Nội tới khi cách mạng tháng 8 nổ ra. Ông bỏ trường, đi làm liên lạc cho Việt Minh tại Vĩnh Yên.
Sau đó ông về đi học lại tại trường Phan Chu Trinh. Được vài tháng ông quay lại theo kháng chiến, làm tuyên truyền và gia nhập bộ đội năm 1949.
Năm 1955, Dương Tường giải ngũ về Hà Nội sinh sống. Từ năm 1955 đến giữa thập niên 1960, Dương Tường là phóng viên tổ Văn xã (văn hóa xã hội) của Thông tấn xã Việt Nam. Từ năm 1967, ông làm biên dịch tại Uỷ ban Điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Ông về hưu năm 1979.
Dương Tường là một dịch giả, nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật, phóng viên,... Nhiều bài thơ của ông lấy cảm hứng từ chủ nghĩa siêu thực và phong trào tượng trưng.
Ông tự nhận bản thân "một đời ăn nằm với chữ". Về dịch thuật, ông quan niệm "một bản dịch lý tưởng phải là một tác phẩm, trong đó người dịch là đồng tác giả".
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói rằng, Dương Tường là một "chàng" thi sĩ không tuổi. Tuổi tác người thi sĩ được phác họa bằng đời thơ, và ông là hồn thơ giàu sức trẻ.
Sự đau đáu về nền thi ca nước nhà được khắc họa rõ qua quan niệm thơ của tác giả. Ông mong mỏi thơ Việt bứt phá khỏi ánh hào quang của phong trào thơ mới những năm 1939-1945 bởi thi ca còn nhiều con đường để đi, và nhiệm vụ của thi sĩ là tìm ra và phát triển chúng.
2. Tác phẩm tiêu biểu
Về dịch thuật: Ông đã dịch trên 50 tác phẩm của Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Đức, Hy Lạp, Brazil, Nhật Bản, Na Uy…
- Tập truyện ngắn Cây tường vi
Vở kịch Chim hải âu, Anton Chekhov
Cuốn theo chiều gió, Margaret Mitchell
Lolita, Vladimir Vladimirovich Nabokov
Vở kịch cơn bão, Shakespeare
Bức thư của người đàn bà không quen, Stefan Zweig
….
Về sáng tác:
Dương Tường - Thơ, NXB Nhã Nam
36 bài tình (thơ - in chung với Lê Đạt)
Đàn (thơ ngoài lời), Nhà xuất bản Trẻ
Chỉ tại con chích chòe (tạp luận), Nhà xuất bản Hải Phòng, 2003,
Thuyền trưởng (truyện ký, dưới bút danh Nguyễn Trinh)
Thơ Dương Tường - Mea culpa và những bài khác, Nhà xuất bản Hải Phòng,
Một số giải thưởng mà Dương Tường đạt được:
- Giải thưởng dịch thuật, Hội Nhà văn Việt Nam (2002)
- Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội (2003)
- Đại sứ văn học nghệ thuật (Officier des Arts et des Lettres), chính phủ Pháp (2009)
- Giải thưởng dịch thuật, Hội Nhà văn Hà Nội (2011)

3. Giới thiệu về “Dương Tường thơ”
Tuyển tập thơ là dấu mốc của Dương Tường ở tuổi 85 để rồi độc giả có dịp chiêm nghiệm ý nghĩa nhân sinh trong thơ ông theo cách riêng của mình.
Được chia làm 4 phần, Dương Tường thơ là một chuỗi tác phẩm gồm nhiều ngôn ngữ và thể loại.
Chất liệu ngôn ngữ được thể hiện là tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh trong khi thể loại là thơ chữ và thơ thị giác.
Tuyển tập là một món quà sáng tạo mà tác giả mang đến cho người đọc suy ngẫm bằng phong cách hiện đại phương Tây cũng như vương vấn sự cổ điển của phương Đông.
Một số nhận xét về tuyển tập thơ Dương Tường:
“Tôi cũng tin rằng, với hay không với ‘thi pháp âm bồi’[...] Đủ để ghi tên một Dương Tường trong số các nhà thơ đóng góp vào sự phát triển của thơ hiện đại Việt Nam.” - Hoàng Hưng
“Dương Tường là người làm chữ” (nhà văn Châu Diên). Không chỉ lời thơ có nghĩa, mà bản thân câu chữ có âm vang, chữ này kết hợp chữ kia đều cho ra ý nghĩa thanh âm độc đáo. Với Dương Tường thơ, độc giả không chỉ đọc mà còn cần quan sát bài thơ để hiểu được ẩn ức trong thi ca của ông.
“Thơ Dương Tường như đánh đàn trên chữ.” - Nguyễn Huy Thiệp
“Dương Tường là nhà thơ hiếm có mà trong thơ ông những chua chát cuộc đời hóa thân cả vào trữ tình bởi ngôn từ và mọi vẻ dịu ngọt của ngôn từ lại không thể không xót xa, lại hoàn toàn có thể cảm động như mọi xót xa ở đời.” - Trần Trọng Vũ
* Bài thơ “Tình khúc 24”
Bài thơ “tình khúc 24” được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc, sau đó trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến, đặc biệt qua sự thể hiện của ca sĩ Hồng Nhung.
Dương Tường nói rằng mình là người mê nhiều thứ, ông mê dịch thuật, mê nhạc, họa, bóng đá,… và cả đàn bà nữa, nhưng mê nhất có lẽ là thơ.
Tình khúc 24 là một bài thơ ông viết cho một người con gái, lý do cũng giống như nhiều bài khác của ông hay của bất kỳ nhà thơ nào. Ông giải thích con số 24 vì người con gái đó 24 tuổi.
Bài thơ gây ấn tượng với người đọc bở sự lặp đi lặp lại của con số 24, con số gợi mở nhiều điều. Một ngày có 24 giờ, giờ thứ 24 là giờ cuối cùng của một ngày nhưng cũng là điểm bắt đầu của một ngày mới.
ô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Vân Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)